Tình hình biến động giá mua gạo nguyên liệu qua 3 năm

Một phần của tài liệu luận văn thiết lập mô hình quản lý hàng tồn kho tại xn chế biến lương thực (Trang 33 - 36)

- Khuyết điểm:

4.4. Tình hình biến động giá mua gạo nguyên liệu qua 3 năm

Tại Xí nghiệp, mặt hàng được mua vào nhiều nhất là gạo nguyên liệu, chiếm khoảng 88% trong tổng số gạo mua vào (năm 2006). Do đó sự biến động giá mua của loại gạo này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Xí nghiêp. Vì vậy việc tìm hiểu xu hướng biến động giá mua của mặt hàng này qua các năm là cần thiết để từ đó có thể biết được mua hàng vào khoảng thời gian nào sẽ đem lại hiệu quả cao

hơn nhờ chênh lệch giá cũng như đưa ra được quyết định có nên dự trữ hàng trong khoảng thời gian nào không?

Sau đây là tình hình biến động giá mua gạo nguyên liệu của Xí nghiệp qua 3 năm:

Bảng 4.1: Bảng tổng hợp giá mua gạo nguyên liệu qua 3 năm

ĐVT: đồng

Nguồn: Phòng kế toán Công ty Angimex

Đồ thị 4.1: Biến động giá mua gạo nguyên liệu qua các năm

Tháng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

1 2.471 3.212 3.301 2 2.471 3.178 3.222 3 2.621 3.016 3.072 4 2.935 3.029 2.986 5 2.935 3.152 3.160 6 2.716 2.966 3.186 7 2.199 2.878 3.188 8 2.866 3.102 3.277 9 2.718 3.050 3.366 10 2.833 3.099 3.539 11 2.925 3.218 3.895 12 2.775 3.258 3.895

Qua biểu đồ trên dễ dàng nhận thấy một điều rằng giá mua gạo nguyên liệu đã không ngừng tăng qua 3 năm. Bởi thời gian qua các loại nguyên liệu đầu vào như: phân bón, thuốc trừ sâu, nhiên liệu… liên tục tăng đã đẩy giá thành sản xuất của các sản phẩm tăng theo. Đây cũng là tình trạng tăng giá chung của thị trường không có gì đáng nói. Điều chúng ta cần xem xét ở đây là giá mua gạo nguyên liệu biến động như thế nào qua các tháng trong năm.

Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy rằng, năm 2004 giá thu mua đã tăng liên tục từ tháng 1 đến tháng 5. Đến tháng 6 – 7 giá mua đã sụt giảm rõ rệt (đặc biệt giá mua tháng 7 là thấp nhất). Sau đó nhìn chung giá đã tăng trở lại.

Trái ngược với năm 2004. Năm 2005 và 2006 giá mua đã có xu hướng giảm dần trong bốn tháng đầu năm. Và nhìn chung giá cả của nó thấp hơn các tháng còn lại.

- Đối với năm 2005, từ tháng 5 giá đã tăng lên rồi lại giảm vào tháng 6, 7. Sau đó lại tiếp tục tăng trở lại. Cũng như năm 2004, năm 2005 giá mua thấp nhất lại rơi vào tháng 7.

- Năm 2006 khác hẳn với hai năm còn lại, giá mua thấp nhất lại rơi vào tháng 4 và sau mốc thời gian này giá đã tăng lên liên tục.

Tuy sự biến động giá mua gạo nguyên liệu qua 3 năm là không giống nhau, không theo một xu hướng nào cả. Nhưng có thể thấy những điểm chung sau:

- Năm 2004 và 2005: giá mua thấp nhất rơi vào tháng 7 (năm 2006 giá mua thấp nhất lại rơi vào tháng 4).

- Năm 2005 và 2006 từ tháng 1 – 4 giá mua có xu hướng giảm dần, và sau khoảng thời gian này nhìn chung giá đã tăng lên.

Điều này cho ta thấy phần nào chiều hướng của sự biến động giá: giá mua gạo nguyên liệu có khuynh hướng giảm dần vào 4 tháng đầu năm, thấp nhất vào tháng 4 và tháng 7. Sau khoảng thời gian này giả cả bắt đầu tăng. Giá thường thấp vào tháng 4 và tháng 7 do đây là hai tháng cao điểm của vụ đông xuân và hè thu. Khoảng thời

gian này nguồn cung trong dân rất nhiều nên giá cả thấp hơn các tháng còn lại. Tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng là do chất lượng của gạo thu mua. Nhưng đây chưa hẳn là yếu tố chính bởi vì Xí nghiệp sẽ không thu mua loại gạo mà phẩm chất quá kém.

Vì vậy theo xu hướng trên Xí nghiệp nên có kế hoạch thu mua nhiều hơn để trữ lại vào thời gian này. Hay nói khác hơn vào lúc cao điểm của vụ mùa nên mua nhiều vào. Bên cạnh đó cũng nên tập trung thu mua vào bốn tháng đầu năm. Khoảng thời gian này giá thường thấp hơn các tháng cuối năm. Đến các tháng sau giá tăng trở lại, Xí nghiệp có thể tăng được lợi nhuận do chênh lệch về giá.

Một phần của tài liệu luận văn thiết lập mô hình quản lý hàng tồn kho tại xn chế biến lương thực (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w