Nhật ký boong:

Một phần của tài liệu HÀNG HẢI NGHIỆP VỤ FULL (Trang 47 - 60)

Được áp dụng cho tất cả các tàu có tổng dung tích từ 150 tấn trở lên. Sử dụng để ghi chép lại những số liệu, tư liệu, những hoạt động hành hải và vận tải của tàu.

- Thời gian theo từng giờ trong ngày của ca trực. Khi tàu hành trình thì ghi các nội dung như chỉ số tốc độ kế, hướng đi (thật và theo la bàn); hướng và tốc độ gió; điều kiện thời tiết, khí áp, tình trạng biển; nhiệt độ; tầm nhìn xa; dòng chảy, độ dạt; vòng tua máy chính

- Ghi chép tổng hợp lúc 12 giờ trưa: hướng đi, khoảng cách, tọa độ dự tính và quan sát, quãng đường, tốc độ trung bình

- Ghi chép các số đọc, đo các tank, két

- Phần diễn giải của các sỹ quan trực ca:

 Tình hình nhận ca: Mô tả điều kiện thời tiết, điều kiện hành trình; tình trạng hoạt động của các trang thiết bị hàng hải

 Thời điểm, toạ độ và phương pháp của các lần xác định vị trí tàu

 Những mệnh lệnh, hành động hoặc xử lý của người trực ca và tình hình hoạt động trong ca trực.

 Khi tàu neo: thời điểm, vị trí neo, số đường lỉn đã thả, hướng ngắm và khoảng cách tới các mục tiêu đặc biệt

 Khi tàu làm hàng: Diễn biến quá trình làm hàng, những sự cố, tổn thất về hàng hóa và những tình huống quan trọng khác.

 Công tác thực tập, huấn luyện: Cứu hoả, cứu sinh, cứu người rơi xuống nước, chống thủng…

 Ký xác nhận vào mỗi ca trực. Thuyền trưởng có trách nhiệm kiểm tra và ký tên sau 24 giờ.

- Nhật ký hàng hải được lưu trên tàu 3 năm.

Câu 5: Cho biết các quy định về việc thải dầu theo phụ lục I công ước Marpol 73/78?

Tóm tắt các quy định 9, 10 và 11 liên quan đến kiểm soát ô nhiễm dầu do hoạt động của các tàu được nêu dưới đây:

- Kiểm soát thải dầu từ khu vực két hàng của tàu chở dầu: Vùng biển Tiêu chuẩn thải

Trong vùng cách bờ < 50 hải lí.

Không được thải, trừ nước dằn cách ly và nước dằn sạch ( áp dụng như đối với vùng đặc biệt)

Ngoài vùng đặc biệt. Vùng cách bờ trên 50 hải lý

Không được thả trừ các trường hợp sau:

a. Nước dằn cách ly hoặc nước dằn sạch; hoặc b. Khi:

1. Tàu dầu đang hành trình và

2. Tốc độ thải dầu tức thời không quá 30 lít/hải lý, và

3. Tổng lượng dầu được thải ra không vượt quá 1/15000 (đối với tàu dầu mới) hoặc 1/30000 (đối với tàu dầu hiện có) tổng lượng dầu hàng được chở trên tàu ở chuyến đi trước đó (dầu cặn), và

4. Tàu dầu phải có hệ thống theo dõi và kiểm soát thải dầu (ODM-Oil Discharge Monitoring and control system and oil fitering equipment) và bố trí các két lắng

Trong vùng đặc biệt Không được thải, trừ nước dằn cách ly và nước sạch.

- Kiểm soát thải dầu từ khu vực buồng máy của tất cả các tàu Vùng biển Kiểu và kích cỡ Tiêu chuẩn thải

Ngoài vùng đặc biệt Tàu chở dầu mọi kích cỡ và các loại tàu khác có tổng dung tích từ 400 trở lên

Không được thải, trừ các trường hợp sau:

1. Tàu dầu đang hành trình, và

2. Hàm lượng dầu trong dòng thải không quá 15ppm, và

3. Tàu phải có hệ thống theo dõi và kiểm soát thải dầu (ODM) hoặc thiết bị lọc dầu hay thiết bị khác thoả mãn quy định 16, Phụ lục I, và

4. Đối với tàu chở dầu, nước lẫn dầu đáy tàu khơng phải là từ buồng bơm hàng hoặc được trộn lẫn với cặn hàng

Tàu không phải là tàu dầu có tổng dung tích nhỏ hơn 400

Phải trang bị thiết bị chứa cặn dầu và thiết bị để thải lên các phương tiện tiếp nhận hoặc trang bị phương tiện thải ra biển như đối với tàu có dung tích từ 400 trở lên đến mức thực tế có thể thực hiện được, thoả mãn yêu cầu của Chính quyền hành chính.

Trong vùng đặc biệt

Tàu chở dầu mọi kích cỡ và các loại tàu khác có tổng dung tích từ 400 trở lên

Không được thải, trừ các trường hợp sau:

1. Tàu dầu đang hành trình, và

2. Hàm lượng dầu trong dòng thải không quá 15ppm, và

3. Tàu phải có thiết bị lọc được trang bị bộ phận ngừng tự động khi hàm lượng dầu trong dòng thải quá 15ppm, và 4. Đối với tàu chở dầu, nước lẫn dầu đáy tàu không phải là từ buồng bơm hàng hoặc được trộn lẫn với cặn hàng.

Tàu không phải là tàu dầu có tổng dung tích nhỏ hơn 400

Không được thải trừ khi hàm lượng dầu trong dòng thải chưa được pha loãng không quá 15ppm.

Nam cực Tất cả các tàu Không được thải.

Câu 6: Cho biết các quy định về việc thải rác theo phụ lục V công ước Marpol 73/78?

Phụ lục V áp dụng cho tất cả các tàu, gồm cả thuyền buồm, tàu cá và các công trình ngoài khơi. Việc thải rác ra biển bị cấm hoặc bị hạn chế như sau:

- Cấm thải bất kỳ các loại rác, chất dẻo nào ra biển, bao gồm cả lưới đánh cá, dây thừng bằng vật liệu tổng hợp và túi đựng rác bằng nhựa.

- Các vật liệu kê, chèn lót và gói nổi chỉ được phép thải khi tàu cách bờ trên 25 hải lý

- Các thức ăn thải và các loại rác khác (gồm giấy, thuỷ tinh, kim loại, giẻ vải, chai, lọ, đồ gốm sứ… không được phép thải cách bờ dưới 12 hải lý trừ khi chúng được mài hoặc nghiền để có thể đi qua lưới có kích thước mắt lưới không quá 25mm. Tuy các loại rác đã được mài hoặc nghiền như vậy nhưng việc thải vẫn phải thực hiện cách bờ trên 3 hải lý.

- Trong các vùng đặc biệt (Địa Trung Hải, Biển Ban tích, Biển Đen, Biển Đỏ, Vùng Vịnh, Biển Bắc, Biển Nam cực, vùng biển Caribean mở rộng - là vùng Vịnh Mehico và biển Caribean), việc thải rác bị cấm, trừ thức ăn thải, thức ăn thải cũng chỉ được thải cách bờ trên 12 hải lý.

- Các hạn chế bổ sung của Phụ lục V được áp dụng cho các công trình ngoài khơi cố định hay di động và các tàu khác nằm trong vịnh bán kính 500m từ các công trình này.

Tóm tắt các yêu cầu về hạn chế thải rác được nêu trong bảng dưới đây:

Loại rác Tất cả các tàu Công trình ngoài khơi và tàu ở cách công trình trong bán kính 500m Ngoài vùng đặc biệt Trong vùng đặc biệt Chất dẻo (gồm cả dây thừng, lưới đánh cá và túi đựng rác bằng chất dẻo Cấm thải Cấm thải Cấm thải Các vật liệu kê, chèn và gói nổi được Cách bờ 25 hải lí trở lên Cấm thải Cấm thải

Giấy, giẻ, vải, thuỷ tinh, chai lọ, đồ gốm, sứ, kim loại và các chất thải tương tự Cách bờ 12 hải lý trở lên Cấm thải Cấm thải Các loại rác khác (giấy, giẻ, vải…) đã được nghiền hoặc mài

Cách bờ 3 hải lý trở lên à

Cách bờ từ 12 hải lý trở lên

Thức ăn thải không được mài hoặc nghiền

Cách bờ 12 hải lý trở lên

Cách bờ 12 hải lý trở lên

Cấm thải Thức ăn thải được mài

hoặc nghiền Cách bờ 3 hải lý trở lên Cách bờ 12 hải lý trở lên Cấm thải

Câu 7: Cho biết các loại giấy chứng nhận an tòan chủ yếu do Đăng kiểm Việt nam (VIRES) cấp cho tàu biển Việt nam khi tham gia tuyến hành trình quốc tế.

Cấp theo luật quốc gia:

1. Giấy chứng nhận phân cấp: thời hạn không quá 5 năm, được gia hạn không quá 3 tháng, hàng năm kiểm tra xác nhận.

2. Giấy chứng nhận khả năng đi biển: Thời hạn không quá 12 tháng.

3. Giấy chứng nhận an toàn thiết bị: cấp cho tàu lớn hơn 500 Gt, thời hạn không quá 5 năm, hàng năm có kiểm tra xác nhận.

4. Giấy chứng nhận ngăn ngừa ô nhiễm dầu: cấp cho tàu dầu có tổng dung tích lớn hơn 150 GT và các tàu khác có tổng dung tích lớn hơn 400 GT thời hạn 5 năm và hàng năm có kiểm tra.

Cấp theo công ước quốc tế:

1. Giấy chứng nhận dung tích quốc tế 1969: không thời hạn.

2. Giấy chứng nhận an toàn kết cấu: cấp cho tàu có tổng dung tích từ 500GT trở lên theo Solas 74 thời hạn 5 năm hàng năm có kiểm tra và xác nhận, không gia hạn.

3. Phụ bản giấy chứng nhận an toàn kết cấu tàu hàng (Suplement to safety Construction Cert.): giấy này cấp cho tàu dầu > hoặc bằng 10 tuổi, hoặc tàu dầu từ 10.000GT trở lên, hoặc từ 20.000DWT trở lên theo yêu cầu của nghị định thư 78/Solas 74.

4. Giấy chứng nhận an toàn thiết bị cấp cho tàu từ 500GT trở lên theo quy định của Solas -74, thời hạn tối đa 24 tháng, hàng năm có kiểm tra.

5. Phụ bản giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị: giấy này cấp cho tàu dầu từ 10 tuổi hay từ 10.000GT hay từ 20.000DWT theo yêu cầu của nghị định thư 78/Solas-74.

6. Danh mục thiết bị (Record of equipment to SE Cert.) giấy này không có thời hạn.

7. Giấy chứng nhận an toàn vô tuyến điện: cấp cho tàu từ 300GT trở lên theo quy định của Solas, thời hạn không quá 12 tháng.

8. Danh mục thiết bị vô tuyến điện : giấy này không có thời hạn.

9. Giấy chứng nhận mạn khô quốc tế 1966: Áp dụng cho các tàu mới có chiều dài từ 24 m trở lên hoặc tàu có dung tích từ 150GT, cấp theo công ước về mạn khô tàu biển 1966.Thời hạn không quá 5 năm, hàng năm có kiểm tra xác nhận..

10. Giấy chứng nhận ngăn ngừa ô nhiễm dầu: cấp cho tàu có dung tích từ 150GT và các tàu khác từ 400GT trở lên theo quy định của Marpol, thời hạn không quá 5 năm, hàng năm có kiểm tra xác nhận.

11.Phụ bản giấy chứng nhận ngăn ngừa ô nhiễm dầu: cấp cho tàu theo Marpol tàu không phải là tàu dầu và đi kèm giấy IOPP (không thời hạn). 12.Sổ thế vững toàn vẹn. Theo quy tắc 1/22 của Solas

13.Giấy chứng nhận định biên an toàn tối thiểu theo Solas bổ sung 1984RV/13cb.

14.Sổ nhật ký dầu theo Marpol.

15.Ngồi ra còn nhiều giấy tờ quan trọng khác như:

- Giấy chứng nhận an toàn tàu khách

- Giấy chứng nhận miễn giảm

- Sổ đăng ký thiết bị nâng hàng

- Giấy chứng nhận thử và kiểm tra tời, cần trục và dây chằng.

- Giấy chứng nhận thử và kiểm tra cần trục hoặc máy nâng.

- Giấy chứng nhận thử và kiểm tra xích, móc, cẩu, quai

- Giấy chứng nhận thử và kiểm tra cáp thép.

- Giấy chứng nhận thử và kiểm tra thang máy.

Câu 8: Việc phân chia các vùng biển được quy định như thế nào trong Công ước quốc tế về luật biển năm 1982.

Theo Công ước về luật biển năm 1982 (The United Nations Convention of Law of the Sea 1982) thì các vùng biển được quy định bao gồm:

- Vùng nội thuỷ

- Vùng lãnh hải

- Vùng tiếp giáp lãnh hải

- Vùng đặc quyền kinh tế

- Thềm lục địa

- Biển cả

- Vùng di sản chung của loài người.

Các vùng biển nói trên được phân chia đều căn cứ vào đường cơ sở.

Người ta đã sử dụng hai loại đường cơ sở: Đường cơ sở thông thường và đường cơ sở thẳng.

- Đường cơ sở thông thường là ngấn nước thuỷ triều thấp nhất dọc theo bờ biển, như được thể hiện trên các hải đồ có tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận. Đường cơ sở này thường áp dụng cho các quốc gia có đường bờ biển bằng phẳng.

- Đường cơ sở thẳng là đường cơ sở gồm các đoạn thẳng nối liền với nhau. Đường cơ sở này áp dụng cho các quốc gia có bờ biển khúc khuỷu, lồi lõm.

- Cụ thể các vùng biển được phân chia như sau:

 Vùng nội thuỷ: Là các vùng nước nằm bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải chạy dọc theo bờ biển. Vùng nước nội thuỷ bao

gồm hồ, vịnh, cửa sông, cảng biển, vũng đậu tàu thuyền. Mở rộng hơn, vùng nước nội thuỷ bao gồm vùng nước, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển, và vùng trời trên biển, các vùng vịnh và các hòn đảo lịch sử. Các quốc gia vùng đảo có thể vạch những đường khép kín để hoạch định ranh giới nội thuỷ của mình.

 Vùng lãnh hải: Là vùng biển nằm giữa vùng nước nội thuỷ và các vùng biển thuộc quyền tài phán. Lãnh hải tính từ đường cơ sở mở rộng ra hướng biển với khoảng cách được ấn định theo công ước 1982 là 12 hải lý .

 Vùng tiếp giáp lãnh hải: Là vùng nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, tại đó quốc gia ven biển thực hiện các thẩm quyền có tính riêng biệt và hạn chế đối với tàu thuyền nước ngoài. Phạm vi của vùng tiếp giáp không vượt quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở.

 Vùng đặc quyền kinh tế: là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lý riêng. Vùng đặc quyền kinh tế không mở rộng ra quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

 Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn. Trong trường hợp khi bờ ngoài của rìa lục địa của môt quốc gia ven biển kéo dài tự nhiên vượt quá khoảng cách 200 hải lý tính từ đường cơ sở, quốc gia ven biển này có thể xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa của mình tới một khoảng cách không vượt quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc cách đường đẳng sâu 2500 mét với khoảng cách không vượt quá 100 hải lý.

 Biển cả là vùng biển nằm ngoài các vùng biển thuộc phạm vi chủ quyền tài phán quốc gia của các quốc gia ven biển. Hoặc là vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế , lãnh hải hay nội thuỷ của một quốc gia.

Câu 9: Chế độ pháp lý đối với vùng lãnh hải của quốc gia ven biển được quy định như thế nào trong Công ước quốc tế về luật biển năm 1982?

- Lãnh hải là một bộ phận của lãnh thổ của quốc gia, nên nước ven biển có thẩm quyền đối với việc thực hiện phòng thủ quốc gia, về cảnh sát, thuế quan, đánh cá, khai thác tài nguyên thiên nhiên, đấu tranh chống ô nhiễm. Nước ven biển có chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ trong vùng trời bên trên lãnh hải.

- Quốc gia ven biển có thẩm quyền lập pháp trong lãnh hải, nhất là đối với lĩnh vực thuế, hải quan và đánh bắt hải sản. Có đặc quyền đối với việc quy định, cho phép tiến hành các công tác nghiên cứu khoa học.

- Quốc gia ven biển có quyền tài phán hình sự đối với tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải của mình trong các trường hợp sau đây :

 Nếu hậu quả của việc vi phạm đó mở rộng đến quốc gia ven biển .

 Nếu vụ vi phạm có tính chất phá hoại hoà bình của đất nước hoặc trật tự trong vùng nước nội thủy.

 Nếu có sự yêu cầu giúp đỡ của thuyền trưởng hay một viên chức ngoại giao, lãnh sự của nước mà tàu mang cờ đối với các nhà đương cục địa phương.

 Nếu các biện pháp này là cần thiết để trấn áp việc buôn lậu chất ma tuý hay các chất kích thích, buôn bán nô lệ.

- Khi một vụ vi phạm hình sự xảy ra trước khi tàu đi qua vào lãnh hải mà không vào nội thuỷ, thì quốc gia ven biển không được thực hiện biện pháp của mình ở trên con tàu nước ngoài đó. Tuy nhiên quốc gia ven biển có

Một phần của tài liệu HÀNG HẢI NGHIỆP VỤ FULL (Trang 47 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)