Phần IV: BẢO HIỂM HÀNG HẢ

Một phần của tài liệu HÀNG HẢI NGHIỆP VỤ FULL (Trang 31 - 42)

Câu 1: Những nguyên tắc cơ bản trong bảo hiểm hàng hải

Hoạt động bảo hiểm được tiến hành dựa trên các nguyên tắc sau:

- Bảo hiểm mọi rủi ro: Người bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm mọi rủi ro, nghĩa là nhận bảo hiểm một sự cố tai nạn xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên ngoài ý muốn chứ không bảo hiểm những tổn hại chắc chắn xảy ra.

- Trung thực tuyệt đối: Người bảo hiểm và người được bảo hiểm phải thành thật, tin tưởng lẫn nhau, không lừa dối, lợi dụng lẫn nhau. Nếu một bên vi phạm thì hợp đồng bảo hiểm không có hiệu lực.

- Lợi ích bảo hiểm: Người được bảo hiểm mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm. Đó là quyền lợi đã hoặc sẽ có trong đối tượng bảo hiểm. Nó có liên quan tới gắn bó với hay phụ thuộc vào sự an toàn của đối tượng bảo hiểm.

- Bồi thường: Người được bảo hiểm phải bồi thường khi xảy ra tổn thất để sao cho người được bảo hiểm có vị trí tài chính như trước khi xảy ra tổn thất. Các bên không được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi.

- Thế quyền: người bảo hiểm sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm thì có quyền thay mặt người được bảo hiểm đòi người thứ 3 có trách nhiệm bồi thường cho mình.

Câu 2: Những rủi ro thông thường trong hàng hải được bảo hiểm

Những rủi ro được bảo hiểm là những tổn thất được bồi thường theo đơn bảo hiểm khi mà những tổn thất đó được gây ra một cách trực tiếp do một hiểm họa được bảo hiểm. Các hiểm họa được bảo hiểm chia làm 2 nhóm:

1- Hiểm họa được bảo hiểm không bị chi phối bởi những quy định mẫn cảm hợp lý:

- Hiểm họa của biển, sông hồ, các vùng nước hàng hải (trừ hiểm họa do tác động của sóng gió thông thường) bao gồm cả đắm, lật, khí hậu khắc nghiệt, mắc cạn; nằm cạn, đâm va với mọi vật thể trừ băng.

- Cháy nổ là nguyên nhân trực tiếp của tổn hại. Tổn hại nếu do hầm nóng mà không có hỏa hoạn thì không được bồi thường. Cháy nổ gây ra bởi thảm họa, chiến tranh, đình công, hành động ác ý…

- Cướp biển, cướp có vũ khí của những người không phải thành viên của tàu. - Hành vi cố ý vứt bỏ xuống biển một bộ phận của tàu để ngăn ngừa tổn thất toàn bộ trong lúc nguy hiểm và hành vi này là hợp lý và thuộc tráchnhiệm của người bảo hiểm. Nếu vứt bỏ ngăn ngừa tổn thất không thuộc trách nhiệm bảo hiểm thì không được bồi thường.

- Hư hỏng của các thiết bị, động cơ phản lực, nguyên tử là thành phần của động cơ vận hành.

- Va chạm với máy bay, mảnh vũ trụ, phương tiện vận tải bộ, các trang thiết bị của cảng, cầu, đập chắn sóng…

- Động đất, núi lở, sét đánh mà không phải là hiểm họa của biển (khi tàu hành trình) tức là xảy ra khi tàu nằm ở ụ đá, bến.

2- Hiểm họa được bảo hiểm bị chi phối bởi “mẫn cán hợp lý”:

- Tai nạn gây ra cho tàu trong khi bốc dỡ hàng hóa (không bảo hiểm trách nhiệm với chủ hàng).

- Nổ nồi hơi, gãy trục hoặc ẩn tỳ trong máy móc, thân tàu và chỉ bồi thường tổn thất do ẩn tỳ gây ra chứ không bồi thường việc sửa chữa, thay thế bộ phận có ẩn tỳ.

- Bất cẩn của Cap; sỹ quan, thủy thủ, hoa tiêu trong quá trình làm việc mẫn cán hợp lý.

- Manh động của Cap, sỹ quan hay thủy thủ, bao gồm các hành vi sai trái của thuyền viên làm thiệt hại cho chủ tàu, mặc dù chủ tàu đã hết sức mẫn cán hợp lý trong việc điều hành mà các tổn thất vẫn xảy ra.

Câu 3: Phân loại tổn thất trong bảo hiểm hàng hải

Có 2 cách phân loại tổn thất trong bảo hiểm hàng hải: * Theo mức độ tổn thất:

+ Tổn thất toàn bộ: gồm 2 loại:

- Tổn thất toàn bộ thực tế: là trường hợp đối tượng bảo hiểm bị mất mát, hư hỏng hoàn toàn.

 Hàng hóa bị phá hủy hoàn toàn như cháy, nổ, hàng trên tàu bị đắm.

 Hàng hóa không còn khả năng lấy lại được như bị rơi xuống biển, bị chiếm giữ.

 Hàng hóa bị mất hết giá trị sử dụng

 Hàng chở trên tàu bị mất tích

- Tổn thất toàn bộ ước tính: là tổn thất xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm mà việc xảy ra tổn thất toàn bộ thực tế là khó tránh khỏi hay vì chi phí cứu hàng, tu bổ lại, gửi hàng đến nơi nhận có thể sẽ vượt qua giá trị thực tế của hàng hóa tại nơi đó.

+ Tổn thất bộ phận: là trường hợp tổn thất chỉ xảy ra ở một phần của đối tượng bảo hiểm, nghĩa là chưa ở mức độ thiệt hại hoàn toàn.

* Theo tính chất tổn thất và quyền lợi các bên:

+ Tổn thất chung: là tổn thất có liên quan đến tất cả quyền lợi của tất cả các bên có liên quan đến đối tượng bảo hiểm tại thời điểm xảy ra tổn thất, là thiệt hại xảy ra do sự hy sinh và chi phí bất thường thực hiện một cách có ý thức và hợp lý nhằm mục đích cứu tàu và hàng thoát khỏi một nguy hiểm thật sự.

Tổn thất chung gồm hy sinh về tài sản và các chi phí bỏ ra. Các đặc trưng của tổn thất chung:

- Có tính bất thường, nguy cơ đe dọa thực tế tồn tại - Sự hy sinh là động cố ý tự nguyện

- Hy sinh và chi phí phải hợp lý

+ Tổn thất riêng: Là tổn thất xảy ra chỉ liên quan đến quyền lợi của chủ hàng hoặc chủ tàu bị tổn thất. Tức là tổn thất thiếu 1 trong 4 đặc trưng của tổn thất chung.

Bảo hiểm không chỉ bồi thường giá trị thiệt hại vật chất của tổn thất riêng mà còn trả những chi phí liên quan nhằm hạn chế những thiệt hại do tổn thất đó gây ra.

Tổn thất riêng có thể là tổn thất toàn bộ hoặc tổn thất bộ phận. Để phân biệt tổn thất riêng với các dạng tổn thất khác, ta căn cứ vào 2 điều kiện:

- Quyền lợi bảo hiểm tổn thất riêng là quyền lợi bảo hiểm riêng biệt.

- Nguyên nhân gây ra tổn thất là do thiên tai, tai nạn bất ngờ thuộc rủi ro được bảo hiểm (chú ý mức khấu trừ trong tổn thất).

Câu 4: Thế nào là tổn thất chung, phương pháp tính toán phân chia tổn thất chung

* Tổn thất chung là tổn thất có liên quan đến tất cả quyền lợi của tất cả các bên có liên quan đến đối tượng bảo hiểm tại thời điểm xảy ra tổn thất, là thiệt hại xảy ra do sự hy sinh và chi phí bất thường được thực hiện một cách có ý thức và hợp lý nhằm mục đích cứu tàu và hàng hoát khỏi một nguy hiểm thật sự.

Tổn thất chung gồm hy sinh về tài sản và các chi phí bỏ ra. Tổn thất chung có 4 đặc trưng:

- Có tính bất thường, nguy cơ đe dọa thật sự tồn tại - Sự hy sinh là hành động cố ý tự nguyện, có ý thức - Hy sinh và chi phí phải hợp lý

- Vì sự an toàn chung của các bên có tài sản liên quan * Phương pháp tính toán phân chia tổn thất chung:

+Bước 1: Xác định giá trị tổn thất chung (A) bao gồm giá trị tài sản và chi phí hi sinh do hành động tổn thất chung và tổn thất riêng

+ Bước 2: Xác định giá trị chịu phân bổ tổn thất (B)

Là giá trị tài sản có trên tàu của tất cả các quyền lợi trước khi có tổn thất chung. Những tài sản mất mát, hư hại thuộc tổn thất riêng xảy ra trước tổn thất chung không được tính vào (B) nhưng nếu xảy ra sau thì vẫn tính.

+ Bước 3: Tính tỷ lệ phân bổ tổn thất chung (C)

(C) = Giá trị tổn thất chung

.100% = (A) .100% Giá trị chịu phân bổ tổn thất chung (B) Giá trị chịu phân bổ tổn thất chung (B)

+ Bước 4: Tính số tiền đóng góp tổn thất chung các bên (D)

Số tiền đóng góp = Giá trị chịu phân bổ tổn thất chung của từng quyền lợi x Tỷ lệ phân bổ tổn thất chung = (B) x (C)

+ Bước 5: Cân bằng kết quả thanh toán

Số tiền thu về hay phải bỏ ra sau khi đóng góp tổn thất chung

= Số tiền đóng góp tổn thất chung – Giá trị tài sản hay chi phí bỏ ra trong tổn thất chung = (A) – (D)

Câu 5: Những rủi ro được và không được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm thân tàu:

* Những rủi ro được bảo hiểm: là những tổn thất được bồi thường theo đơn bảo hiểm khi mà những tổn thất đó được gây ra một cách trực tiếp bởi một hiểm họa được bảo hiểm. Các hiểm họa được bảo hiểm gồm 2 loại:

1- Hiểm họa được bảo hiểm không bị chi phối bởi những quy định mẫn cán hợp lý

- Hiểm họa của biển, sông hồ, các vùng nước hàng hải (trừ hiểm họa do tác động của sóng gió thông thường) bao gồm đắm, lật, khí hậu khắc nghiệt, mắc cạn, nằm cạn, đâm va với mọi vật thể trừ băng.

- Cháy nổ là nguyên nhân trực tiếp của tổn hại

- Cướp biển, cướp có vũ trang của những người ngoài không phải là thành viên của tàu.

- Hành động cố ý vứt bỏ xuống biển một bộ phận của tàu để ngăn ngừa tổn thất toàn bộ trong lúc nguy hiểm và hành vi này là hợp lý, thuộc trách nhiệm người bảo hiểm. Nếu vứt bỏ để ngăn ngừa tổn thất không thuộc trách nhiệm bảo hiểm thì không được bồi thường.

- Hư hỏng của các thiết bị, động cơ phản lực, nguyên tử là thành phần của động cơ vận hành.

- Va chạm với máy bay, mảnh vũ trụ, phương tiện vận tải trên bộ, các thiết bị cảng như cầu, đập chắn sóng…

- Động đất, núi lửa phun, sét đánh mà không phải là hiểm họa của biển (khi tàu hành trình) tức là xảy ra khi tàu nằm ở ụ đá, bến.

2- Hiểm họa được bảo hiểm bị chi phối bởi “mẫn cán hợp lý”:

- Tai nạn gây ra cho tàu khi bốc dỡ hàng hóa (không bảo hiểm trách nhiệm với chủ hàng)

- Nổ nồi hơi, gãy trục hoặc ẩn tỳ trong máy móc, thân tàu. Chỉ bồi thường tổn thất do ẩn tỳ gây ra chứ không bồi thường việc sửa chữa, thay mới bộ phận có ẩn tỳ.

- Bất cẩn của Cap, sỹ quan, thủy thủ, hoa tiêu trong quá trình làm việc mẫn cán hợp lý.

* Những rủi ro không được bảo hiểm: là những tổn thất không trực tiếp gây ra bởi những hiểm họa ghi trong đơn bảo hiểm gồm:

- Tổn thất do sai trái cố ý của người được bảo hiểm.

- Tổn thất do sự chậm trễ ngay cả khi sự chậm trễ là do 1 hiểm họa được ghi trong đơn bảo hiểm.

- Tổn thất do cũ kỹ thông thường như hư hỏng máy móc, vỏ tàu do quá cũ kỹ. - Tàu thuyền bị mắc cạn do thủy triều hoặc con nước lên xuống trong lúc neo đậu.

- Tổn thất do hành động thù địch, rủi do chiến tranh, đình công

- Rủi ro do vũ khí chiến tranh, tàu thuyền bị trưng dụng vào mục đích quân sự xảy ra tổn thất.

- Tàu thuyền cố tình hoạt động trái với điều khoản của đơn bảo hiểm (cố tình đi lệch tuyến, chở không đúng loại hàng, neo đậu không đúng nơi quy định)

- Tổn thất về tiền cước, tiền thu tàu

- Điều khiển ITCAR: theo thông lệ đối tượng bảo hiểm thân tàu được chia ra:

 Vỏ tàu: 40% giá trị bảo hiểm

 Máy móc: 40% giá trị bảo hiểm

 Trang thiết bị: 20% giá trị bảo hiểm

Câu 6: Điều kiện tiêu chuẩn về bảo hiểm tổn thất toàn bộ thân tàu

Người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất chi phí do những rủi ro bảo hiểm quy định bao gồm:

* Tổn thất toàn bộ thực tế

Một tàu bị hư hỏng nặng, bị chìm đắm, bị phá hoại nghiêm trọng đến mức không còn hình thái ban đầu hay người được bảo hiểm bị tước quyền sở hữu vô điều kiện. Các dạng tổn thất này bao gồm tàu bị đắm, nổ tung, bị phá hủy hay tự phá hủy, bị cướp. Khi dạng tổn thất này xảy ra, người bảo hiểm sẽ bồi thường theo giá trị ghi trong hợp đồng bảo hiểm, không tính đến mức miễn thường.

* Tổn thất toàn bộ ước tính:

Tổn thất toàn bộ ước tính là dạng tổn thất chưa ở mức tổn thất toàn bộ nhưng người được bảo hiểm đã phải từ bỏ con tàu một cách hợp lý vì tổn thất toàn bộ thực tế là khó tránh khỏi hay nếu có tránh được thì chi phí khắc phục cũng vượt quá số tiền bảo hiểm.

Các dạng tổn thất ước tính gồm: Tàu bị cháy, đắm, mắc cạn, mất tích, bị cướp hư hại nghiêm trọng.

Trong trường hợp các tổn thất toàn bộ ước tính xảy ra, người được bảo hiểm phải ra thông báo từ bỏ đối tượng bảo hiểm vô điều kiện bằng văn bản thì mới có điều kiện để được bồi thường theo tổn thất toàn bộ ước tính. Khi đã ra thông báo từ bỏ đối tượng bảo hiểm thì người được bảo hiểm không được rút lại ý định. Kể từ lúc thông báo chấp nhận, người bảo hiểm sẽ là chủ sở hữu đối tượng bảo hiểm. Nếu đơn bảo hiểm không nêu rõ thì căn cứ vào luật MIA 1906 hay các điều khoản ITC 1970-1983 để xác định khi nào là tổn thất ước tính.

* Chi phí cứu nạn:

Những chi phí phát sinh để cứu tàu khi gặp nạn. Trong trường hợp khẩn cấp như kéo tàu khỏi cạn, lui dắt… Tuy nhiên, chi phí này được phân bổ tùy theo giá trị tàu, hàng hóa được cứu trên tàu đó. Chi phí cứu nạn được chấp nhận bồi thường trong điều kiện bảo hiểm này vì tàu đang gặp hiểm họa, có thể tổn thất toàn bộ và chỉ thoát nhờ cứu hộ.

Câu 7: Các trường hợp tự chấm dứt hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm thân tàu

Theo điều kiện bảo hiểm thân tàu ITC (1/11/1995) điều 5 quy định bảo hiểm thân tàu sẽ tự động chấm dứt vào lúc: (trừ khi người bảo hiểm được thỏa thuận bằng văn bản).

- Thay đổi cấp tàu: mọi thay đổi cấp tàu phải được bảo hiểm chấp thuận, nếu muốn tiếp tục bảo hiểm. Nếu thay đổi cấp tàu khi tàu đang hành trình ngoài

biển, việc bảo hiểm sẽ kết thúc khi tàu đến cảng kế tiếp dù đó là cảng ghé hay cảng lánh nạn.

- Thay đổi cơ quan đăng kiểm: Bảo hiểm sẽ chấm dứt hiệu lực nếu có sự thay đổi này.

- Thay đổi quốc tịch: Bảo hiểm chấm dứt vì lí do “thủy thủ đoàn thay đổi sẽ gia tăng rủi ro”.

- Thay đổi quyền sở hữu: Nếu tàu bị bán hay công ty chủ tàu thay đổi lãnh đạo trong thời gian bảo hiểm thì người bảo hiểm có quyền kết thúc việc bảo hiểm cho con tàu đó nếu muốn.

- Thay đổi lãnh đạo

- Cho thuê tàu trần: Bảo hiểm chấm dứt hiệu lực vì lí do “thủy thủ đoàn thay đổi sẽ làm gia tăng rủi ro”

- Người được bảo hiểm vi phạm hợp đồng bảo hiểm - Tàu không đủ khả năng đi biển

- Hợp đồng bảo hiểm hết hạn

- Không đóng phí bảo hiểm đúng hạn.

Câu 8: Giải thích về trách nhiệm đơn và trách nhiệm chéo trong bảo hiểm tàu

Trong bảo hiểm tàu biển, người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất mà chủ tàu gánh chịu do hậu quả của vụ đâm va, còn được gọi là trách nhiệm đâm va. Trách nhiệm đâm và được phân chia theo

* Trách nhiệm đơn

Điều kiện để giải quyết theo trách nhiệm đơn là: + Hai bên cùng có lỗi và cùng gây tổn thất lẫn nhau

+ Một trong 2 chủ tàu xin giới hạn trách nhiệm để được quyền bồi thường

Một phần của tài liệu HÀNG HẢI NGHIỆP VỤ FULL (Trang 31 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)