IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN
4. Kiểm soát sự chín:
Sự chín của cà chua có thể được làm chậm lại hoặc tăng cường, hoặc cải thiện. Làm chậm quá trình chín là mục đích chính của tích luỹ, bảo quản, để kéo dài tuổi thọ sau thu hoạch. Tránh quá trình chín sớm trong khi vận chuyển cũng rất quan trọng.
Một biện pháp hữu hiệu nhằm làm chậm sự chín là sử dụng 1- methylcyclopropene (1- MCP), là chất có tác dụng ức chế hoạt động của ethylene và đã được Ủy ban Môi trường và Cục kiểm định thuốc và thực phẩm Hoa kỳ (US EPA và FDA) công nhận là an toàn cho người sử dụng rau quả . Nó có thể làm cà chua chậm chín đến 2 tuần theo ‘Improved Pope’ với cà chua có thể sử dụng 250ppb 1-MCP trong 24 giờ .Nó cũng có tác dụng làm chậm chín tương tự trên cà chua bi với liều lượng sử dụng 110ppb .Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, quả cà chua đều không đạt màu đỏ mong muốn khi đạt sự chin mềm. Những xử lý đồng thời khác sau khi xử lý 1- MCP có thể cần thiết để quả cà chua chín một cách bình thường về màu sắc vỏ. Một xử lý khác đã cho thấy cần thiết sử dụng ethanol. Biện pháp xử lý tốt nhất là 1 ml ethanol cho mỗi kg cà chua trong 6 giờ bằng cách sử dụng phương pháp bay hơi và 4% ethanol trong 4 phút khi sử dụng phương pháp nhúng ngập.
1- methylcyclopropene
- Đặc tính hóa học
1-MCP là một loại cycloalkene (là một dạng của hydrocarbon alkene) có công thức phân tử là C4H6. Nó là một loại khí dễ bay hơi ở nhiệt độ tiêu chuẩn và áp suất ở nhiệt độ sôi xấp xỉ 12 °C.
- Cơ chế hoạt động
Êtylen thoát ra ở dạng khí và nó hoạt động ở các mức truy xuất trong suốt vòng đời của cây trồng bằng cách kích thích hoặc điều chỉnh các quá trình khác nhau như quá trình chín của quả ở giai đoạn cuối của quá trình sinh trưởng, quá trình nở hoa, và rụng lá. Etylen bắt đầu được nội sinh ở giai đoạn chín của rau hoa quả và ở nồng độ khác nhau tùy theo loại rau hoa quả. Sử dụng 1-MCP có tác dụng ức chế quá trình nội sinh này.
Sử dụng cà chua chuyển gen:
• Cà chua chuyển gen ức chế sinh enzyme polygalcturonase
Thông thường ta thu hoạch cà chua xanh để bảo quản và chế biến vì trái còn độ cứng nhất định dễ vận chuyển cũng như hạn chế được hư hỏng. Tuy nhiên khi thu hoạch cà chua xanh thì cà chua thường không đạt đầy đủ giá trị dinh dưỡng như cà chua chín đỏ. Các nhà khoa học đã tiến hành chuyển gen vào cà chua tạo ra giống cà chua FLAVR-SAVR. Loại cà chua mới này có đặc điểm là trong quá trình chín enzyme polygalacturonase (PG) sinh ra giảm 95% so với cà chua
thường, đây là loại enzyme thuỷ phân pectin làm mềm quả. Nhờ đó cà chua để chín đỏ đạt đầy đủ chất dinh dưỡng và độ cứng vẫn còn tốt để vận chuyển và hạn chế quá trình mất khối lượng do hô hấp sau thu hoạch( cà chua là loại quả có đỉnh hô
hấp) khi thu hoạch cà chua xanh, và không cần quá trình xử lý làm chín như khi thu hoạch cà chua xanh.
Hình 4.7. Quá trình chuyển gen vào cà chua thông qua vi khuẩn
Hình 4.8. Lượng enzyme PG sinh ra do cà chua thường và cà chua chuyển gen
Hình 4.9: Thành phần dinh dưỡng của cà chua FLAVR-SAVR với cà chua thường
• Cà chua chyển gen điều khiển tổng hợp ethylen
Quá trình chuyển gen để tạo ra giống cà chua có khả năng tạo ethylen thấp từ đó sẽ làm chậm quá trình chín của quả.
Hình 4.10. Quá trình tổng hợp ethylene ở thực vật
Hình 4.11. Cơ chế tác động ức chế quá trình tổng hợp ethylene.