Nguyên nhân dẫn đến hạn chế, trở ngại trong việc xác định trị giá tính

Một phần của tài liệu các giải pháp về trị giá tính thuế hàng nhập khẩu thương mại tại cục hải quan thành phố hồ chí minh (Trang 54)

Chưa phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để tổ chức mạng lưới hải quan ở nước ngoài nhằm thu thập thông tin giá của các mặt hàng có khả năng gian lận lớn tại các nước xuất khẩu. Chưa xây dựng được quy chế phối hợp về cung cấp thông tin giữa các Bộ, ngành liên quan nhằm chống gian lận thương mại qua giá.

d. UVấn đề thứ tư là tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật hải quan

cho công đồng doanh nghiệp:UCông tác tập huấn, tuyên truyền các kỹ năng cơ bản về

trị giá hải quan cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chưa chuyên nghiệp, chưa thật sự hiệu quả, bài bản, chưa có các chương trình chuyên sâu theo yêu cầu nắm bắt rõ về nghiệp vụ Hải quan của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp tham gia các chương trình đào tạo nghiệp vụ của Hải quan phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp tổ chức còn mang tính hình thức, không tập trung vào mục tiêu nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ Hải quan để đảm bảo thực hiện thủ tục hải quan đúng quy định.

e. UVấn đề thứ năm là kiểm tra trong việc doanh nghiệp khai bổ sung:UTrong hệ thống khai báo phần mềm hải quan điện tử chưa có cách xử lý nào theo dõi được các trường hợp như: doanh nghiệp đã chấp nhận trị giá hải quan đưa ra và khai bổ sung, nhưng chưa có văn bản hay một phần mềm nào để công chức theo dõi, làm sao biết được doanh nghiệp đã khai bổ sung hay chưa và trách nhiệm này thuộc về công chức

nào; hoặc doanh nghiệp đã chấp nhận giá hải quan đưa ra nhưng không khai bổ sung

thì làm sao để công chức theo dõi, truy thu thuế và phạt xử lý vi phạm hành chính. Mặt khác vẫn chưa có văn bản nào đề cập đến việc xử lý doanh nghiệp khai báo mức giá thấp hơnso với thực tế mua bán.

3.2.4.2 Nguyên nhân dẫn đến hạn chế, trở ngại trong việc xác định trị giá tính thuế thuế

a. ULiên quan đến việc ban hành hệ thống văn bản pháp quy điều chỉnh về trị giá

tính thuế hàng nhập khẩu:UNhững văn bản pháp quy ban hành trong thời gian qua chưa

tiên liệu hết những tình huống phát sinh trong thực tế dẫn đến tình trạng bất cập giữa quy định hiện hành và công tác thực tiễn. Tính hệ thống và tính đồng bộ của các loại

45

văn bản này chưa cao, thậm chí còn chồng chéo lẫn nhau, rất khó khăn cho việc thực hiện.

b. ULiên quan đến công tác tổ chức cán bộ và đào tạo nguồn lực con người:UViệc bố trí cán bộ chưa đúng chuyên môn đào tạo, cán bộ là công tác giá không có trình độ kiến thức về kinh tế, tài chính, kế toán hoặc ngoại thương nên năng lực xử lý nghiệp

vụ còn bị hạn chế; Công tác tuyển dụng; luân chuyển không mang tính kế thừa, một số

công chức chuyển về chưa được đào tạo về nghiệp vụ giá hoặc đã qua đào tạo nhưng thiếu kinh nghiệm thực tiễn; Một số cán bộ làm công tác giá còn kiêm nhiệm một số

công tác khác nên không có đủ thời gian để nghiên cứu sâu về lĩnh vực trị giá. Trình tự, năng lực của một bộ phận không nhỏ cán bộ làm công tác trị giá còn nhiều hạn chế, chưa am hiểu và thực hiện đúng các quy trình nghiệp vụ xác định giá tính thuế hiện

hành.

c. ULiên quan đến quy trình nghiệp vụ và cơ chế xử lý hành chính:U Việc triển khai thực hiện các quy trình nghiệp vụ xác định trị giá chưa thật sự tốt và đầy đủ. Chưa xây dựng được mối liên kết giữa các Chi cục trong việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm tham vấn và đấu tranh bác bỏ trị giá khai báo đối với các lô hàng có nghi ngờ nên đã xuất hiện xu hướng các doanh nghiệp “chạy” từ Chi cục này sang Chi cục khác để khai báo trị giá thấp, làm thất thu cho Ngân sách Nhà nước.

Công tác tuyên truyền về trị giá hải quan đến doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, chưa có hệ thống và hiệu quả không cao dẫn đến nhiều doanh nghiệp chưa am hiểu một cách đầy đủ, chi tiết về quy trình xác định trị giá tính thuế hiện hành nên nhận thức về quyền và nghĩa vụ còn hạn chế. Doanh nghiệp chưa tự giác thực hiện các nghĩa vụ như: Khai báo trung thực trị giá, cung cấp thông tin về giá và trả lời các câu hỏi nghi vấn của cơ quan Hải quan trong quá trình tham vấn..

Hiện tượng “chào giá” giữa các Chi cục Hải quna trong khâu tham vấn. Ví dụ

mặt hàng của doanh nghiệp A có trị giá giao dịch là 8 đồng, Chi cục Hải quan khu vực

1 sẽ chào giá tham vấn là 9 đồng, Chi cục khu vực 2 là 8,5 đồng. Điều đó sẽ khiến cho doanh nghiệp tham vấn tại Chi cục có mức giá tham vấn thấp. Hiện tượng đó gây ra thất thu thuế và ảnh hưởng đến danh mục rủi ro của hàng hóa, làm giá thấp và gây thất thu thuế.

46

Chế tài về xử lý hành chính trong việc doanh nghiệp khai thiếu thuế do giá khai báo thấp hơn giá thực tế mua bán chưa được quy định rõ ràng và trên thực tế toàn

ngành Hải quan chưa xử phạt hành chính đối với doanh nhiệp nào có hành vi khai báo

giá thấp hơn thực tế mặc dù đã tiến hành bác bỏ trị giá khai báo, xác định lại trị giá tính thuế, ấn định thuế phải nộp cao hơn mức thuế khai báo và doanh nghiệp đã chấp nhận nộp phần thuế chênh lệch này. Điều đó dẫn đến doanh nghiệp mặc sức khai báo trị giá thấp hơn thực tế, nếu cơ quan hải quan kiểm tra phát hiện, có căn cứ bác bỏ mà doanh nghiệp không thể chối cãi thì chấp nhận trị giá do hải quan xác định, mà mức giá xác định này chỉ bằng hoặc thấp hơn mức giá thực tế mà doanh nghiệp đã mua bán, doanh nghiệp cũng không bị xâm hại gì đến lợi ích do không bị xử lý hành chính, còn nếu cơ quan hải quan không đủ dữ liệu, căn cứ bác bỏ, phải chấp nhận trị giá khai báo thì đương nhiên doanh nghiệp được hưởng một khoản lợi bất chính do khai báo giá thấp hơn thực tế mang lại.

d. ULiên quan đến nguồn thông tin dữ liệu giá và hệ thống hạ tầng công nghệ

thông tin

Nguồn thông tin thu thập từ nước xuất khẩu và từ các hãng sản xuất hạn chế do Việt Nam chưa có các cán bộ hải quan, tình báo hải quan tại các nước xuất khẩu, chưa có cơ chế về việc cung cấp thông tin giá và thẩm định chứng từ, thẩm định doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài từ các đại sứ quán, từ các tùy viên thương mại, từ cơ

quan tình báo khu vực, từ Ủy ban định giá hải quan của WCO,… cho Hải quan Việt Nam. Nguồn dữ liệu giá nhập khẩu hạn hẹp chủ yếu dựa vào thông tin trên các trang Web của các hãng sản xuất. Nguồn thông tin trong nước về giá hàng hóa bán ra hạn chế và không chính xác,nhất là đối với hàng hóa có thuế suất cao, trị giá lớn như ô tô, xe máy, hàng điện tử, điện lạnh,…là do: Những loại hàng hóa này thường do một vài chủ thầu kết nối, hợp tác với nhau chi phối, khống chế việc nhập khẩu và bán hàng, giá bán hàng thường được thống nhất trên thị trường cả nước; Cơ chế quản lý hóa đơn của cơ quan thuế nội địa còn lỏng lẻo, việc doanh nghiệp bán hàng viết hóa đơn thấp hơn nhiều so với giá thực tế mua bán diễn ra phổ biến trên thị trường nội địa, khiến cho cơ quan thuế nội địa không thể kiểm soát được; Nhiều doanh nghiệp đưa “giá bán ma” tức là giá bán thấp hơn thực tế chào trên các trang Web nước ngoài hoặc của chính

47

doanh nghiệp nhằm đối phó với cơ quan hải quan diễn ra rất nhiều mà chưa có chế tài

quản lý cũng như biện pháp ngănchặn.

Cơ sở hạ tầng và kỹ thuật công nghệ thông tin trong việc đầu tư hệ thống mạng cục bộ, mạng diện rộng thời gian qua đã được chú trọng nhưng chưa đồng bộ. Tình trạng nghẽn mạch, rớt mạng trong quá trình truyền, nhận thông tin về giá tính thuế

giữa cáccấp hải quan vẫn còn xảy ra khá phổ biến.

e. ULiên quan đến hệ thống kiểm tra, kiểm soát

Chưa xây dựng quy chế phối hợp giữa lực lượng làm công tác xác định trị giá Hải quan với lực lượng kiểm tra sau thông quan trong việc kiểm tra các lô hàng sau tham vấn

nhưng vẫn còn nghi ngờ về tính trung trực của trị giá khai báo; giữa lực lượng làm công tác xác định tri giá Hải quan với lực lượng điều tra chống buôn lậu để kịp thời phát hiện hình thức, phương thức thủ đoạn gian lận thương mại qua giá; giữa lực lượng làm công tác xác

định trị giá Hải quan với các cơ quan như: Thuế nội địa, công an, ngân hàng, cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài,... để xác minh trị giá khai báo đối với những trường hợp phức tạp có dấu hiệu gian lận thương mại lớn, tổ chức kiểm tra sau thông quan đối với các lô hàng sau tham vấn nhưng vẫn còn nghi ngờ về tính trung thực của trị giá khai báo.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương nàytác giá nêu lên thực trạng công tác xác định trị giá tính thuế nhập khẩu, nêu lên những hạn chế cũng như nguyên nhân những hạn chế trong công tác xác định trị giá. Từ cơ sở này tác giả sẽ đề xuất những giải pháp trong chương 4.

48

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ TẠI CỤC HẢI QUAN TP. HỒ CHÍ MINH

3.1 Định hướng phát triển trong tương lai

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đã hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, để đảm bảo tính cạnh tranh và tính hội nhập cho kinh tế nội địa thì công tác xác định trị giá tính thuế phải đòi hỏi nhiều sự cải cách, đổi mới theo định hướng vừa đáp ứng

yêu cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vừa tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho cộng đồng doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, trong khi đó công tác xác định TGTT phải đảm bảo như là một công cụ để điều tiết số thu NSNN và đôi khi cũng đóng vai trò tác động như là một hàng rào phi thuế quan. Cụ thể:

3.1.1 Đáp ứng yêu cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trong quá trình hội nhập và đặc biệt là khi gia nhập WTO, Việt Nam đã ký

nhiều hiệp định thương mại song phương hay đa phương với nhiều quốc gia trên thế

giới trong đó có nhiều điều khoản liên quan trực tiếp đến việc thực thi Hiệp định Trị giá Hải quan GATT/WTO tại Việt Nam. Cụ thể, khi tham gia WTO Việt Nam đã có cam kết: Ngành Hải quan phải thực hiện cam kết trong lĩnh vực thuế quan, cam kết giảm thuế, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế thông qua việc đơn giản hóa, thống nhất hóa thủ tục hải quan, áp dụng phương pháp xác định trị giá theo Hiệp định thực hiện điều 7 của GATT…

Như vậy, việc thực hiện các cam kết đã ký là điều bắt buộc đối với Việt Nam.

Do đó, tăng cường công tác quản lý trị giá tính thuế là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Ngành Hải quan nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập.

3.1.2 Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong động đồng doanh nghiệp

Việc quản lý giá tính thuế hàng nhập khẩu, đảm bảo việc xác định trị giá tính thuế đúng với tinh thần của Hiệp định trị giá Hải quan GATT/WTO tạo được môi trường cạnh tranh bình đẳng về giá đối với hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước. Nếu không có sự gian lận về giá, sẽ tạo ta môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Kinh tế thị trường sở dĩ năng động, phát triển nhanh là nhờ quy luật cạnh tranh. Quản lý trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo đúng tinh thần Hiệp định Trị giá hải quan GATT chính là một biện pháp quan trọng trong việc đảm bảo tính cạnh

49

tranh lành mạnh trong cộng đồng các doanh nghiệp. Quản lý tốt trị giá tính thuế cũng đảm bảo doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp là thỏa đáng, nhằm tránh gây nên tình trạng siêu lợi nhuận đồng thời tránh gây rối loạn giá trong thị trường gây ảnh hưởngkhông chỉ đến doanh nghiệp mà còn toàn bộ nền kinh tế.

3.1.3 Hỗ trợ doanh nghiệp chủ động trong hạch toán kinh doanh

Khi thực hiện xác định trị giá hải quan theo Hiệp định Trị giá hải quan GATT/WTO thì phương pháp xác định cũng như tất cả các yếu tố cấu thành trị giá hàng nhập khẩu đều do doanh nghiệp tiến hành. Việc này giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc hạch toán kinh doanh của mình, đồng thời cũng làm tăng tính năng động, tự nguyện chấp hành pháp luật, tăng sự hiểu biết pháp luật của doanh nghiệp. Hơn nữa, việc doanh nghiệp tự xác định trị giá cũng giúp rút ngắn thời gian thông quan, làm giảm chi phí cho cả doanh nghiệp và cơ quan hải quan, giúp tạo điều kiện

cho doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn, tranh thủ được cơ hội kinh doanh.

3.1.4 Đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước

Việc áp dụng Hiệp định trị giá hải quan đặt ra cho Ngành hải quan nhiều thuận lơi nhưng cũng không ít những thách thức trước sự gian lận thương mại qua giá. Điều này đặt ra yêu cầu về việc phải tìm ra những giải pháp trước mắt và lâu dài giúp các cơ quan quản lý hiệu quả hơn nữa trị giá tính thuế hàng nhập khẩu nhằm đảm bảo quản lý tốt hải quan, đồng thời đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Hơn nữa, việc cắt giảm hàng rào thuế quan theo các cam kết đã ký khi gia nhập WTO làm giảm đáng kể lượng thuế hải quan thu được cho Ngân sách. Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả quản lý để không làm thất thoát thêm lượng thuế thu được càng trở nên quan trọng hơn.

3.2 Cơ sở để đưa ra định hướng hoàn thiện công tác trị giá tính thuế

3.2.1 Xu thế phát triển của thế giới và hội nhập của Việt Nam

Hiện nay, xu thế hội nhập của Việt Nam với khu vực và quốc tế là tất yếu khách quan. Trong thời gian qua, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp định, hiệp ước với các nước trong quan hệ quốc tế; xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp để tham gia các tổ chức quốc tế; tham gia đàm phán, ký kết các hiệp định song phương và đa phương với nhiều quốc gia. HQ Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời của bộ máy Nhà nước Việt Nam. Vì vậy, việc hội nhập của ngành HQ cũng là một xu thế tất

50

yếu, khách quan.

Xu thế phát triển của HQ quốc tế ngày nay là ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý một cách có hiệu quả. Việc nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra TGTT hàng hóa thông qua tìm kiếm nguồn thông tin về giá cả hàng hóa từ các trang tin nước xuất khẩu cũng như từ nhiều nguồn thông tin khác trở nên phong phú và đây cũng là công cụ quản lý hiện đại của hầu hết các nước và là yêu cầu của HQ quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa.

Việc áp dụng Hiệp định trị giá GATT để làm phương pháp xác định TGTT tại Việt Nam là bước đột phá trong các bước chuẩn bị hội nhập nền kinh tế quốc gia với kinh tế thế giới. Từ đó mở cửa thực hiện kêu gọi nguồn vốn đầu tư nước ngoài một cách hiệu quả.

3.2.2 Điều kiện và khả năng của đơn vị, ngành HQ

Các giải pháp được xây dựng dựa trên điều kiện và khả năng của ngành HQ nói chung và đơn vị Cục HQ TPHCM nói riêng. Đó là cơ sở hạ tầng CNTT, hệ thống

Một phần của tài liệu các giải pháp về trị giá tính thuế hàng nhập khẩu thương mại tại cục hải quan thành phố hồ chí minh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)