Giải pháp tổ chức thực hiện công tác xác định trị giá tại Cục Hải quan thành

Một phần của tài liệu các giải pháp về trị giá tính thuế hàng nhập khẩu thương mại tại cục hải quan thành phố hồ chí minh (Trang 48)

thành phố Hồ Chí Minh

Hình 3.2: Số thu thuế xuất nhập khẩu ĐVT: tỷ đồng

Nguồn: Cục Hải quan Tp.HCM

Qua biểu đồ về số thu thuế xuất nhập khẩu, có thể thấy Cục Hải quan TP.HCM luôn hoàn thành xuất sắc công tác thu thuế, chỉ tiêu do Nhà nước đặt ra dù có lúc, có thời điểm gặp rất nhiều khó khăn (ví dụ như sự kiện dàn khoan 981 của Trung quốc đặt hạ trái phép trong vùng thềm lục địa của Việt Nam,vụ phần từ kích động phá rối, đập phá các nhà máy tại Bình Dương, Đồng Nai và Khu chế xuất Linh Trung….). Cụ thể: Năm 2010 vượt chỉ tiêu là 11,3% tương đương 5.762 tỷ đồng. Năm 2011 vượt 0,01% tương đương 81 tỷ đồng. Năm 2012 tăng 12,7% tương đương 4.767 tỷ đồng. Năm 2013 vượt chỉ tiêu 11,9% tương đương 14.300 tỷ đồng. Riêng năm 2011, do tình hình kinh tế nước ta vẫn còn gặp một số khó khăn như: Vấn đề nợ xấu ngân hàng, hàng tồn kho của doanh nghiệp nhiều, giá cả nguyên vật liệu biến động, vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của lạm phát năm 2011 làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của

39

các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM bị thu hẹp. Mặt khác, những mặt hàng có khối lượng xuất nhập khẩu lớn, thuế suất cao cũng giảm mạnh (so với 2011) như: Xăng dầu (giảm 4,02%); Gỗ và sản phẩm gỗ (giảm 78,1%); Ô tô (giảm 20,27%); Xe máy (giảm 86,54%).... bên cạnh đó, theo lộ trình cam kết với các tổ chức quốc tế, Nhà nước cam

kết cắt giảm 945 dòng thuế,giảm 15 mức thuế suất so với 2011 và mức thuế suất trung

bình chỉ còn 10,47% giảm 0,61% so với năm 2011 là 11,08%. Bên cạnh đó, chỉ tiêu pháp lệnh nhà nước đưa ra chỉ xét trên bề mặt nền kinh tế phát triển, dựa vào số thu mà năm 2011 đạt được.

Công tác xác định trị giá góp phần vào số thu ngân sách nhà nước. Trong giai

đoạn 2009-2013, Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh đã cố gắng phấn đấu hoàn

thành chỉ tiêu dự toán ngân sách hằng năm của Chính phủ, Bộ Tài Chính và Ủy ban Nhân dân thành phố. Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh luôn cải cách thủ tục hành chính, thủ tục hải quan đơn giản, hài hòa, thống nhất, công khai, minh bạch.

Căn cứ vào số thu ngân sách đạt được qua các năm 2009-2013, tỷ lệ tăng thu

ngân sach nhà nước trung bình từ 6% đến 8%/năm. Tuy nhiên, theo cam kết với WTO và các quốc gia tham gia Hiệp định thương mại tự do FTA thì tỷ lệ tăng thu ngân sách

nhà nước sẽ giảm vào thời kỳ 2015-2019 chỉ tăng khoảng 3% đến 5%/năm. Ước tính

số thu sẽ là:

Bảng 3.3: Ước tính số thu Cục Hải quan Tp.HCM

Năm Tp.HCM

(tỷ đồng)

Cả nước (tỷ đồng)

Tỷ lệ tăng so với năm trước liền kề

Chiếm tỷ trọng so với cả nước 2015 94.000 269.800 4,44% 34,85% 2016 99.000 283.300 5,32% 34,94% 2017 105.000 297.500 6,06% 35,29% 2018 108.000 306.400 2,85% 35,24% 2019 110.000 315.600 1,85% 34,85%

Nguồn: Báo cáo tổng kết 2014 và dự toán 2015-2020

2.2.3. Những kết quả đạt được trong công tác xác định trị giá

- Đã nội luật hóa các quy định về xác định trị giá hải quan theo Hiệp định trị giá GATT/WTO vào hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt nam (Luật Hải quan, Luật Quản lý thuế, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 và Thông tư số

40

39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn thực hiện khác)

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xác định trị giá là cơ sở đểViệt Nam

thực hiện các cam kết quốc tế, tạo lập nên một hệ thống các nguyên tắc quản lý trị giá hải quan thống nhất với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, từ đó tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu.

- Việc ban hành Luật Hải quan số 54/2014/QH13 và Thông tư 39/2015/TT-BTC

mới đã thể hiện rõ quyền hạn của người khai hải quan là rất lớn: Người khai hải quan tự kê khai; tự xác định trị giá theo các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá; tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính trung thực của các nội dung kê khai và kết quả tự xác định trị giá hải quan. Do đó rút ngắn được thời gian thông quan hàng hóa, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc kê khai trị giá giao dịch đối với hàng nhập khẩu, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về Hải quan, nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp trong việc chủ động hoạch toán về thuế, phí và các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

- Quy trình nghiệp vụ được hoàn thiện từng bước dần phù hợp và đầy đủ hơn

với các nguyên tắc của Hiệp định GATT/WTO. Việc áp dụng hệ thống xác định trị giá tính thuế dựa trên nguyên tắc và phương pháp của GATT/WTO chiếm 90% tổng kim

ngạch nhập khẩu vào Việt Nam. Trong đó khoảng 99% các lô hàng nhập khẩu được

xác định trị giá tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch.

- Để đảm bảo thông tin về doanh nghiệp ngày càng đầy đủ, xác thực hơn. Cục

Hải quan thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng hệ thống thông tin về doanh nghiệp như: Danh bạ doanh nghiệp, thông tin doanh nghiệp vi phạm pháp luật, doanh nghiệp bị cưỡng chế làm thủ tục, thông tin về các doanh nhiệp đối tác nước ngoài.

- Xây dựng và hiện đại hóa cơ sở vật chất cho quản lý hải quan đáp ứng yêu cầu

của thương mại quốc tế và xu thế hội nhập như: văn phòng, trụ sở làm việc, các phương tiện hỗ trợ và điều kiện làm việc của cán bộ, công chức hải quan, với số lượng máy tính, hệ thống thông tin liên lạc.

41

- Chương trình khai hải quan điện tử cho phép các doanh nghiệp có thể thực

hiện thủ tục khai báo điện tử nhằm đơn giản hóa thủ tục hải quan, loại bỏ hồ sơ giấy và nâng cao tính tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp.

- Chương trình VNACSS/VCIS giúp cho cơ quan hải quan và doanh nghiệp kết

nối dễ dàng. Hệ thống sẽ tự phân luồng bởi nguyên tắc quản lý rủi ro, giúp doanh

nghiệp thông quan nhanh chóng, cơ quan hải quan sẽ dễ dàng theo dõi và lưu tất cả hồ sơ doanh nghiệp trên hệ thống.

- Chương trình dữ liệu trị giá tính thuế (GTT02): là phần mềm chủ đạo để áp

dụng phương pháp xác định trị giá hải quan từ khâu kiểm tra trị giá khai báo đến xác định trị giá tính thuế hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Hạn chế được việc áp đặt giá tính thuế, tạo sự công bằng trong kinh doanh

thương mại, tôn trọng trị giá giao dịch giữa người mua và người bán, khuyến khích thương mại quốc tế phát triển.

- Đã từng bước nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ Hải quan, tạo tiền đề cho công

tác cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa quản lý Hải quan nước ta.

3.2.4 Những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc xác định trị giá tính thuế giá tính thuế

3.2.4.1 Những hạn chế

a. UVấn đề thứ nhất là dữ liệu hàng giống hệt, tương tự trong hệ thống thông tin

GTT-02

Đây là toàn bộ dữ liệu của những lô hàng nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh trong phạm vi toàn quốc được công chức cập nhật thông tin hằng ngày. Trong

quá trình kiểm tra, so sánh, đối chiếu, tham vấn và điều chỉnh thì trình độ của mỗi công chức hiểu khác nhau về khái niệm “trị giá giao dịch”, “hàng giống hệt”, “hàng

tương tự” nên hầu như chưa bao giờ chương trình GTT-02 có được một tập hợp “trị

giá chuẩn”. Hiện nay trong hệ thống của hàng hóa giống hệt, tương tự có quá nhiều

mức giá khập khiễng, không đánh giá đúng bản chất của hàng hóa. Có nhiều nguyên nhân gây ra những bất cập cập đó là trình độ hiểu biết và tinh thần trách nhiệm của từng công chức trong việc vận dụng lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý, kiểm

tra, tham vấn và xác định giá. Vì muốn hệ thống dữ liệu GTT-02 có một trị giá chuẩn

42

đối với các thông tin nghi vấn, để điều chỉnh về một mức giá thích hợp trong từng giai đoạn, nhưng có nhiều trường hợp công chức có nghi vấn giá nhưng không thể bác bỏ được trị giá giao dịch do không tìm được lý do thích hợp và chính đáng nên phải chấp nhận trị giá khai báo mà trước đó công chức đã nghi vấn giá khai báo thấp.

Do yếu tố kỹ thuật của phương pháp hàng giống hệt, tương tự cho phép sử dụng quy tắc chọn mức giá thấp hơn để xác định trị giá theo phương pháp hàng giống hệt,

tương tự nên khi áp dụng đã xảy ra kết quả nếu bác bỏ được trị giá khai báo thì mức

giá dự kiến điều chỉnh còn thấp hơn mức giá khai báo của doanh nghiệp vì tự lúc nào đó qua thời gian dữ liệu của hải quan trong hệ thống GTT-02 đã có mô hình “bậc thang đi xuống” vì nguyên tắc giá thấp hơn. Do đó, công chức hải quan chắc chắn vi

phạm “ quy tắc giá thấp hơn”, để chọn mức giá nào đó trong GTT-02 cao hơn giá khai

báo của doanh nghiệp một chút, nhưng không được thấp hơn mức giá kiểm tra trong danh mục rủi ro. Trong trường hợp trong danh mục chưa có giá kiểm tra thì công chức vô tư lựa chọn giá vì trong GTT-02 có quá nhiều sự lựa chọn.

Nguyên nhân nữa là do dữ liệu thông tin không được cập nhật đầy đủ, dữ liệu không phản ánh đúng bản chất của hàng hóa theo các khái niệm. Trong công tác khai báo hải quan điện tử, xảyra tình trạng doanh nghiệp khai báo tùy tiện, chỉ cần thiếu sót 1 ký tự trên sản phẩm thì trị giá của sản phẩm hàng hóa đó sẽ thay đổi và thuế nộp ngân sách cũng sẽ thay đổi theo.

b. UVấn đề thứ hai là công chức hải quan khi tham vấn không bác bỏ được trị giá giao dịchU: theo quy định khi phát hiện giá khai báo thấp công chức phải nêu được giá thấp vì không thỏa mãn điều kiện nào của phương pháp trị giá giao dịch. Đôi khi, công chức không xác định được doanh nghiệp vi phạm điều kiện nào, hoặc doanh nghiệp đồng tình với ý kiến của công chức hải quan khi nhận định giá khai báo thấp nhưng công chức lại không kết luận được vì sao thấp. Tính kỹ thuật của GATT là ở chỗ phải chứng minh được vì sao giá thấp trên cơ sở các điều kiện của phương pháp trị giao dịch và phải được người nhập khẩu công nhận bằng chữ ký trên biên bản.

Có một số công chức tham vấn chưa chuẩn bị sẵn các câu hỏi có liênquan trực

tiếp đến lô hàng để hỏi doanh nghiệp mà chủ yếu khi tiếp xúc doanh nghiệp mới đặt câu hỏi, do đó công chức bị động trong lập luận theo nguyên tắc kinh tế thị trường: giá cả được đem bán trong một kỳ kinh doanh bình thường, tính cạnh tranh không bị hạn

43

chế” vì các điều kiện của phương pháp trị giá giao dịch đề khởi xướng từ nguyên tắc này. Đối với các doanh nghiệp có kinh nghiệm và hiểu biết về trị giá hải quan thì công

chức sẽ rơi ngay vào bế tắc, không còn câu hỏi để hỏi và thường kết thúc nhanh chóng

buổi tham vấn bằng kết luận chưa đủ cơ sở để bác bỏ trị giá giao dịch. Có những biên bản ghi lại những câu hỏi không đi vào trọng tâm vấn đề. Đây là hệ quả tất yếu của việc không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng bộ hồ sơ tham vấn và không am hiểu nhiều về trị giá hải quan.

c. UVấn đề thứ ba là mối quan hệ phối hợp trong ngành Hải quan của hệ thống

kiểm tra, kiểm soát trị giá tính thuế:U Việc phối hợp giữa các cấp (Tổng cục-Cục-Chi

cục), giữa các đơn vị nghiệp vụ trong ngành (Cục Thuế- Cục Kiểm tra sau thông quan-

Cục Điều tra chống buôn lậu), giữa các bộ phận trong cùng đơn vị (bộ phận trong

thông quan- sau thông quan- điều tra chống buôn lậu) và các khâu trong quy trình nghiệp vụ còn thiếu tính chủ động, chưa kịp thời dẫn đến hạn chế trong việc trao đổi

thông tin, hướng dẫn nghiệp vụ, xây dựng cơ sở dữ liệu giá, giải quyết vướng mắc, khiếu nại về trị giá hải quan.

Việc phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xác minh các chứng từ

thanh toán của hồ sơ nhập khẩu có dấu hiệu gian lận giá chưa được thực hiện thường

xuyên, liên tục, việc xác minh cũng rất khó khăn vì cơ chế quản lý tiền tệ của Việt Nam còn quá lỏng lẻo, doanh nghiệp có thể mở một lúc nhiều tài khoản ở các Ngân hàng khác nhau mà cơ quan hải quan không thể kiểm soát được. Hơn nữa Ngân hàng được quyền bảo vệ bí mật các tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp qua Ngân hàng, khi đi xác minh, nhiều ngân hàng yêu cầu cơ quan hải quan phải cung cấp Quyết định kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp thì mới cung cấp thông tin, do đó thời gian

xác minh kéo dài. Mặt khác việc chuyển tiền mặt ngoại tệ qua hệ thống “chợ đen” diễn ra thường xuyên và chiếm tỷ trọng lớn, đây chính là những khoản tiền trả trước hoặc trả sau ngoài hóa đơn mà cơ quan hải quan không kiểm soát được. Khâu kiểm tra các khoản chi phí nội địa hầu hết là dùng tiền mặt, đặc biệt những khoản thanh toán “ngoài sổ sách” chính là khó khăn lớn trong việc kiểm tra giá bán nội địa của doanh nghiệp để xác định mức giá áp dụng phương pháp khấu trừ hay so sánh nghi vấn về giá khai báo. Ngoài ra, sự phối hợp giữa cơ quan hải quan với cơ quan bảo hiểm, vận tải, giám định cũng gặp nhiều khó khăn. Mặc dù quy định các cơ quan liên quan phải có trách nhiệm

44

cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến việc xác minh trị giá cho cơ quan hải quan nhưng thực tế thường rất chậm vì không quy định hình thức, mức độ, thời gian cung cấp cũng như chế tài xử phạt nếu những cơ quan này không cung cấp hoặc cung cấp chậm làm trì hoãn việc xác định trị giá tính thuế.

Chưa phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để tổ chức mạng lưới hải quan ở nước ngoài nhằm thu thập thông tin giá của các mặt hàng có khả năng gian lận lớn tại các nước xuất khẩu. Chưa xây dựng được quy chế phối hợp về cung cấp thông tin giữa các Bộ, ngành liên quan nhằm chống gian lận thương mại qua giá.

d. UVấn đề thứ tư là tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật hải quan

cho công đồng doanh nghiệp:UCông tác tập huấn, tuyên truyền các kỹ năng cơ bản về

trị giá hải quan cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chưa chuyên nghiệp, chưa thật sự hiệu quả, bài bản, chưa có các chương trình chuyên sâu theo yêu cầu nắm bắt rõ về nghiệp vụ Hải quan của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp tham gia các chương trình đào tạo nghiệp vụ của Hải quan phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp tổ chức còn mang tính hình thức, không tập trung vào mục tiêu nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ Hải quan để đảm bảo thực hiện thủ tục hải quan đúng quy định.

e. UVấn đề thứ năm là kiểm tra trong việc doanh nghiệp khai bổ sung:UTrong hệ thống khai báo phần mềm hải quan điện tử chưa có cách xử lý nào theo dõi được các trường hợp như: doanh nghiệp đã chấp nhận trị giá hải quan đưa ra và khai bổ sung, nhưng chưa có văn bản hay một phần mềm nào để công chức theo dõi, làm sao biết

Một phần của tài liệu các giải pháp về trị giá tính thuế hàng nhập khẩu thương mại tại cục hải quan thành phố hồ chí minh (Trang 48)