Khả năng ăn mồi của loài bọ xít nâu bắt mồi Coranusfuscipennis

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thái học loài coranus fuscipennis reuter, 1881 (heteroptera reduviidae) trên cây ngô vụ thu đông 2013 tại nam viêm, phúc yên, vĩnh phúc (Trang 43 - 45)

2. Mục đích nghiên cứu

3.3.5. Khả năng ăn mồi của loài bọ xít nâu bắt mồi Coranusfuscipennis

Trong điều kiện phòng thí nghiệm (nhiệt độ: 26,1 - 32,8 o

C; ẩm độ: 75,6 - 82,5%), chúng tôi đã thử nghiệm khả năng ăn của loài Coranus fuscipennis qua các giai đoạn phát triển khác nhau từ tuổi 2 đến tuổi 5, vật mồi thử nghiệm là sâu non của một số loài sâu hại và ngài gạo Corcyra cephalonica (nuôi trong phòng). Kết quả thử nghiệm cho thấy: khả năng ăn sâu non của các tuổi loài Coranus

fuscipennis là khác nhau và phụ thuộc vào kích thuốc của vật mồi. Thiếu trùng

tuổi 1 của Coranus fuscipennis rất nhỏ và yếu thường sống tập trung, ít di chuyển, từ thiếu trùng từ tuổi 2 trở đi, loài Coranus fuscipennis di chuyển và tìm kiếm con mồi, nhất là thiếu trùng tuổi 4 và 5.

Bảng 3.8: Khả năng ăn vật mồi của các tuổi thiếu trùng của loài Coranus fuscipennis ở phòng thí nghiệm

(Nhiệt độ: 26,1 - 32,8oC; ẩm độ: 75,6 - 82,5%)

Vật mồi

Khả năng ăn mồi trung bình (con/ngày) ở thiếu trùng

Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 Tuổi 5 Cả giai đoạn

Ấu trùng ngài gạo

Corcyra cephalonica 0,69±0,06 1,00±0,08 1,47±0,11 2,75±0,09 5,91±0,25

Sâu xanh

Helicoverpa armigera 1,68±0,05 2,45±0,09 3,63±0,26 4,34±0,34 12,1±0,61

Sâu khoang

Spodoptera litura 1,2±0,04 1,35±0,06 2,13±0,11 3,25±0,23 7,95±0,41

Sâu đục thân ngô

(Ostrinia sp.) 0,62±0,05 0,86±0,07 1,15±0,09 2,36±0,14 4,99 ±0,21

36

Trong phòng thí nghiệm loài thiếu trùng C. fuscipenniscó sức mồi khác nhau, khả năng ăn trung bình của thiếu trùng tuổi 5 là cao nhất đối với con mồi là sâu xanh và khả năng ăn thấp nhất là ngài gạo Corcyra cephalonica. Cả giai đoạn thiếu trùng từ tuổi 2 đến tuổi 5 thì thiếu trùng loài Coranus fuscipennis khả năng ăn trung bình ấu trùng ngài gạo Corcyra cephalonica là 5,91 ± 0,25 con/ngày, sâu xanh Helicoverpa armigera là 12,1 ± 0,61 con/ngày, sâu khoang

Spodoptera litura là 7,95 ± 0,41 con/ngày và sâu đục thân ngô là 4,99 ± 0,21

con/ngày (bảng 3.8).

Chúng tôi tiến hành thí nghiệm khả năng ăn mồi ở thời kỳ trước phát dục của con cái loài C. fuscipennis trong điều kiện phòng thí nghiệm (nhiệt độ: 26,1 - 32,8oC; ẩm độ: 75,6 - 82,5%) với 03 loại vật mồi. Theo dõi số lượng vật mồi mà con cái trưởng thành loài C. fuscipennis ăn từ ngày thứ 1 đến khi con cái đẻ trứng. Kết quả theo dõi được trình bày trong bảng 3.9.

Kết quả ở bảng 3.9 cho thấy sức ăn của trưởng thành cái loài bọ xít nâu C.

fuscipennis qua 5 ngày theo dõi là khá cao, càng gần đến ngày đẻ trứng thì con

cái C. fuscipennis ăn càng nhiều con mồi. Trung bình trong các ngày theo dõi thì

con mồi bị trưởng thành cái C. fuscipennis ăn dao động từ 1 - 3 con mồi/ngày cụ thể là: ăn ngài gạo Corcyra cephalonica là 1,63 ± 0,23 con/ ngày, sâu khoang

Spodoptera litura bị ăn 3,57 ± 0,58 con/ ngày và sâu đục thân ngô (Ostrinia sp.)

37

Bảng 3.9: Khả năng ăn mồi trung bình của trƣởng thành cái

Coranusfuscipennis ở phòng thí nghiệm

(Nhiệt độ: 26,1 – 32,8oC; ẩm độ: 75,6 - 82,5%)

Vật mồi

Khả năng ăn mồi trung bình (con/ngày)

Trung bình (Biên độ) Ngày thứ 1 Ngày thứ 2 Ngày thứ 3 Ngày thứ 4 Ngày thứ 5

Ấu trùng ngài gạo

Corcyra cephalonica 2,15 1,5 1,5 1,4 1,35 1.63 ± 0.23 (1 - 3) Sâu khoang Spodoptera litura 0,83 1,96 1,64 2,06 2,57 3,57 ± 0,58 (1 - 3) Sâu đục thân ngô

(Ostrinia sp.) 1,95 1,2 1,3 1,6 1,26

1,49 ± 0.26 (1 - 3)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thái học loài coranus fuscipennis reuter, 1881 (heteroptera reduviidae) trên cây ngô vụ thu đông 2013 tại nam viêm, phúc yên, vĩnh phúc (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)