2. Mục đích nghiên cứu
3.3.3. Thời gian phát dục của trưởng thành
Ở pha trưởng thành chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu về khả năng đẻ trứng của con cái, thời gian sống, khả năng ăn mồi của cả con cái và con đực với thức ăn như nuôi thiếu trùng bao gồm sâu non bộ cánh vảy ở tuổi nhỏ (sâu khoang, sâu đo thu thập ở ngoài cánh đồng và ấu trùng ngài gạo Corcyra
cephalonica). Tiến hành theo dõi 25 cặp trưởng thành đã được ghép đôi trong
phòng thí nghiệm ở điều kiện (nhiệt độ: 26,1 - 32,8oC; ẩm độ: 75,6 - 82,5%), kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.6. Qua quá trình nuôi chúng tôi thấy trưởng thành cái loài C. fuscipennis đẻ trứng rời rạc, không thành ổ, đẻ rải rác trong ngày. Có thể cách 1 vài ngày mới đẻ tiếp.
Bảng 3.6: Thời gian trƣớc phát dục, số lƣợng trứng đẻ và thời gian sống của trƣởng thành loài Coranus fuscipennis ở phòng thí nghiệm năm 2013
(Nhiệt độ: 26,1 - 32,8oC; ẩm độ: 75,6 - 82,5%) Thời gian trƣớc đẻ trứng (ngày) Số lƣợng trứng đẻ của con cái
Thời gian sống của trƣởng thành (ngày)
Cái Đực
Biên độ dao động 5 - 9 61 - 129 60 - 118 36 - 88 Trung bình(N=25) 7,23 ± 0,58 92,80 ± 5,72 95,67 ± 8,74 63,07 ± 5,28
33
Trong điều kiện nuôi bằng các loại thức ăn như nuôi thiếu trùng, qua bảng 3.6 ta thấy ở điều kiện phòng thí nghiệm trưởng thành cái từ khi lột xác từ thiếu trùng tuổi 5 trung bình 7,23 ± 0,58 ngày thì bắt đầu đẻ trứng, một con cái đẻ có khả năng dao động từ 61 - 129 quả trứng trong cả quả trình sống của chúng (trung bình là 92,80 ± 5,72quả). Thời gian sống của trưởng thành cái và đực cũng khác nhau, con cái sống dài hơn con đực dao động từ 60 - 118 ngày (trung bình 95,67 ± 8,74 ngày) so với đực dao động 36 - 88 ngày (trung bình 63,07 ± 5,28 ngày)