Tín hiệu thẩm mĩ “lửa” trong việc tạo nên phong cách của

Một phần của tài liệu Tín hiệu thẩm mĩ lửa trong thơ vi thuỳ linh (Trang 59 - 62)

8. Bố cục của khoá luận

2.2.4. Tín hiệu thẩm mĩ “lửa” trong việc tạo nên phong cách của

nhà thơ tình. Có ai đó đã từng nói rằng: “không có tình yêu vĩnh cửu, chỉ có những giây phút vĩnh cửu của tình yêu”, vì vậy Linh đã thể hiện những giây phút vĩnh cửu của tình yêu trong những trang thơ và người đọc sẽ mãi nhớ một Vi Thùy Linh cuồng nhiệt, say đắm, yêu hết mình trong cõi tình của loài người.

2.2.4. Tín hiệu thẩm mĩ “lửa” trong việc tạo nên phong cách của Vi Thùy Linh Linh

Hầu hết trong các bài thơ của Vi Thùy Linh đều xuất hiện tín hiệu “lửa” và các biến thể của nó. Việc xuất hiện với mức độ dày đặc như vậy đều ẩn chứa một ý nghĩa mà nhà thơ muốn gửi gắm đến bạn đọc. Đó là sự sống, là niềm tin, sự lạc quan vào tình yêu. Hơn thế nữa Linh muốn bày tỏ quan niệm sống: khi yêu con người ta có khả năng tự nhân đôi mình, khi yêu thế giới này sẽ đẹp hơn bội phần. Tất cả điều này chứng minh rằng Vi Thùy Linh là nhà thơ có tài và sẽ còn góp cho thơ ca nhiều điều mới mẻ. Sự nghiệp của Linh sáng ngời bằng những vần thơ khát khao, bỏng cháy đến cuồng nhiệt từng có thời quấy đảo trên văn đàn. Và nó cũng giống như Nguyễn Trọng Tạo đã đánh giá về thơ Vi Thùy Linh “con ngựa chữ dậy thì”.

Trong mỗi bài thơ của Thùy Linh không phải chỉ có một tín hiệu thẩm mĩ duy nhất mà thường là sự đan cài của một số tín hiệu, chúng có thể có quan hệ đẳng cấu, bổ sung hoặc tương phản cho nhau, làm nổi bật lên một tín hiệu trung tâm.

Các ý nghĩa thẩm mĩ tượng trưng cho sự phong phú của tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Vi Thùy Linh vừa là sự tiếp thu ý nghĩa nguyên khởi của mẫu gốc, vừa là sự điều chỉnh, sáng tạo của cá nhân, để tạo nên những cơn “lốc ý tưởng, lốc chữ, lốc tình cảm”. Và nói như nhà thơ Vũ Mão “Trong thơ Linh có một sức trẻ dồi dào, mạnh mẽ vươn tới cái đẹp bằng sự sáng tạo độc đáo. Đây là tác giả đáng được ghi nhận trong lớp nhà thơ trẻ hiện nay. Thơ Vi Thùy Linh khiến tôi tin yêu và hi vọng”.

KẾT LUẬN

1.Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu về thơ Vi Thùy Linh đã có nhiều tác giả thực hiện và đạt được những thành quả nhất định nhưng nghiên cứu dưới góc độ tín hiệu thẩm mĩ mà đặc biệt là tín hiệu thẩm mĩ lửa

thì chưa được quan tâm. Việc tìm hiểu tín hiệu thẩm mĩ lửa góp phần không nhỏ khám phá những thông điệp nghệ thuật đắt giá từ đó gián tiếp khẳng định phong cách, cái tôi riêng của nhà thơ.

2.Qua khảo sát, thống kê phân loại tín hiệu thẩm mĩ lửa trong thơ Vi Thùy Linh chúng tôi nhận thấy nhà thơ đã sử dụng tín hiệu thẩm mĩ lửa với tần số cao, có ý nghĩa thẩm mĩ và giá trị thẩm mĩ sâu sắc. Có thể nói lửa trong thơ Vi Thùy Linh không chỉ mang nghĩa gốc mà còn được thể hiện dưới nhiều biến thể đa dạng và phức tạp. Với hằng thể lửa nó không chỉ mang ý nghĩa gốc là sự tỏa nhiệt và phát sáng mà nó còn là tín hiệu thẩm mĩ thể hiện sự đồng nhất với anh, em và là ngọn lửa tình yêu. Mỗi biến thể mang những ý nghĩa thẩm mĩ riêng qua đó thể hiện ý đồ nghệ thuật, sự sáng tạo trong nghệ thuật của Vi Thùy Linh. Hằng thể mặt trời không chỉ thể hiện tình yêu đôi lứa mà còn là tình mẫu tử thiêng liêng cao quý, còn nắng cũng mang trong mình sự đồng nhất với anh và cả một tình yêu màu nắng tươi đẹp, trong sáng.

3.Trên cơ sở phân tích ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ lửa, chúng tôi muốn làm nổi bật những đóng góp về ngôn từ của nhà thơ. Đồng thời, giúp bạn đọc hiểu hơn phong cách của nhà thơ trong việc sáng tạo văn bản nghệ thuật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Hữu Châu (2005), Tuyển tập Đỗ Hữu Châu, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Jean Chevaliver, Alain Gheerbrant (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng.

3. Mai Ngọc Chừ (2007), Nhập môn ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Nguyễn Thái Hòa (2005), Từ điển tu từ, phong cách thi pháp học, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

5. Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa (2003), Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, Nxb Đại học Sư phạm.

6. Hoàng Phê (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng

7. F.De.Saussure (1975), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Nxb Khoa học xã hội.

8. Lưu Nhuận Thanh (2004), Các trường phái ngôn ngữ phương Tây, Nxb Lao động.

9. Bùi Minh Toán (2012), Ngôn ngữ với văn chương, Nxb Giáo dục.

10. Đoàn Tiến Lực “Lửa: Từ biểu tượng văn hóa đến biểu tượng ngôn từ”, tạp chí nghiên cứu văn hóa – số 5, trường Đại học văn hóa Hà Nội.

11. Lê Thị Thùy Vinh “Một số biểu tượng trong thơ Vi Thùy Linh”, Tạp chí khoa học trường Đại học sư phạm Hà Nội 2.

Ngữ liệu

1. Vi Thùy Linh (1999), Khát, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 2. Vi Thùy Linh (2000), Linh, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Tín hiệu thẩm mĩ lửa trong thơ vi thuỳ linh (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)