Quá trình lĩnh hội và phân tích tín hiệu thẩm mĩ trong hệ

Một phần của tài liệu Tín hiệu thẩm mĩ lửa trong thơ vi thuỳ linh (Trang 28)

8. Bố cục của khoá luận

1.3.7. Quá trình lĩnh hội và phân tích tín hiệu thẩm mĩ trong hệ

1.3.7.1. Quan hệ giữa các tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên

Giữa những tín hiệu luôn tồn tại sự tương đồng và sự khác biệt. Khi xây dựng tín hiệu thẩm mĩ, tác giả phải lựa chọn trong các tín hiệu này một tín hiệu làm cơ sở. Chọn tín hiệu nào là phụ thuộc vào giá trị thẩm mĩ và tương quan với các tín hiệu khác trong ngữ cảnh. Tương ứng với quan hệ này, chúng ta có thao tác lựa chọn.

Ví dụ: Vì vậy tôi đề sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp các cụ Các-Mác, cụ Lê - Nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi khỏi cảm thấy đột ngột.

(Bút tích Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12).

muốn. Điều này không phù hợp với quan niệm của Bác, trong khi đó Bác chỉ coi cái chết một cách nhẹ nhàng, chỉ như một sự đi vắng. Hơn nữa với phong thái hài hước dí dỏm, Bác quan niệm việc Bác mất đi là một vinh hạnh để “đi gặp các cụ Các-Mác, cụ Lê-Nin và các vị cách mạng đàn anh khác…”. Đã là vinh hạnh thì không thể dùng “phải”, một từ diễn tả sự bắt buộc, nặng nề. Dùngtừ “sẽ” vừa thích hợp vừa thể hiện tư tưởng định diễn tả (vinh hạnh khi được gặp các vị tiền bối cách mạng), vừa thống nhất, hài hoà với phong cách ngôn ngữ toàn văn bản và phong thái cá nhân của tác giả.

Trong ngôn ngữ hàng ngày, việc lựa chọn cũng nhằm mục đích để diễn đạt hiệu quả giao tiếp cao, còn trong ngôn ngữ nghệ thuật việc lựa chọn tín hiệu không chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin chính xác mà còn tạo hiệu quả nghệ thuật mang các giá trị thẩm mĩ.

Thao tác lựa chọn thường đi với thao tác thay thế, thay thế tín hiệu này bằng tín hiệu khác.

Đối với người thưởng thức, người phân tích, bình giá các tác phẩm văn chương muốn chính xác định giá trị thẩm mĩ của tín hiệu cần phải giả định một quá trình lựa chọn và tiến hành so sánh, đối chiếu các tín hiệu để xác định giá trị của từng tín hiệu. (Xác định nét khu biệt chính là đánh giá giá trị của tín hiệu thẩm mĩ)

Ví dụ: Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy lời sẽ thưa.

Từ “cậy” có từ nhờ là đồng nghĩa. Chúng có sự giống nhau về nghĩa “bằng lời nói tác động đến người khác với mục đích mong muốn họ giúp mình làm một việc gì đó”. Nhưng “cậy” khác nhờ ở chỗ: dùng cậy thì thể hiện được niềm tin vào sự sẵn sàng giúp đỡ của người khác. Do đó Thuý Kiều dùng từ cậy là thể hiện sự tin tưởng ở Thuý Vân trong sự thay thế mình.

Từ “chịu” có các từ đồng nghĩa là: nhận, nghe, vâng (kết hợp với từ lời) vì đều chỉ sự đồng ý, sự chấp nhận với lời người khác. Tuy thế, các từ đó vẫn có sắc thái khác nhau.

+ Nhận: sự tiếp nhận, đồng ý một cách bình thường

+ Nghe, vâng: đồng ý, chấp thuận của kẻ dưới đối với người trên thể hiện thái độ ngoan ngoãn, kính trọng.

+ Chịu (lời): thuận theo lời người khác, theo một lẽ nào đó mà mình có thể không ưng ý, Thuý Kiều dùng để nói rằng việc thay thế là việc có thể Thuý Vân không ưng ý nhưng hãy vì tình chị em mà nhận lời.

1.3.7.2. Quan hệ giữa các tín hiệu ngôn ngữ thông thường với tín hiệu thẩm mĩ trong văn bản nghệ thuật

Tín hiệu ngôn ngữ sau khi đã được lựa chọn sẽ đi vào tác phẩm văn chương và chuyển hoá thành tín hiệu thẩm mĩ. Sự chuyển hoá được thể hiện với hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ. Tác giả là người thiết kế và thực hiện việc chuyển hoá trong tác phẩm văn chương. Trong khi đó người đọc lại là người thực hiện quá trình chuyển hoá, cảm thụ nó như một tín hiệu thẩm mĩ. Vì thế tương ứng với dạng quan hệ này chúng ta có thao tác chuyển hoá

Ví dụ: Bài thơ Vịnh tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến. Hình tượng tiến sĩ là một tín hiệu thẩm mĩ được xây dựng trên cơ sở một loại đồ chơi làm bằng giấy dùng cho trẻ con vào dịp trung thu. Nguyễn Khuyến đã phát hiện ra hai nét giống nhau là: trang phục bề ngoài và cách gọi ông Nghè. Nhưng quan trọng là Nguyễn Khuyến đã phát hiện ra giá trị của tiến sĩ giấy trong “tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi”. Hình tượng “Tiến sĩ giấy” là hình tượng thẩm mĩ với ý nghĩa đồ chơi cũng như ông tiến sĩ thật và ngược lại các ông tiến sĩ thật cũng giống như đồ chơi, không có ích lợi gì cho dân cho nước.

1.3.7.3. Quan hệ giữa các tín hiệu cùng hiện diện trong một tác phẩm.

Tương ứng với quan hệ này, chúng ta có thao tác phối hợp. Đó là sự phối hợp các tín hiệu thẩm mĩ để tạo thành một hệ thống .

Đối với nhà văn khi xây dựng tác phẩm cần phải thực hiện thao tác phối hợp để tạo nên một chỉnh thể thống nhất, sao cho mỗi tác phẩm là một hệ thống hữu cơ như một cơ thể sống. Về phía người đọc khi lĩnh hội tác phẩm và phân tích tín hiệu ở một trạng thái biệt lập mà luôn đặt vào sự phối hợp với các tín hiệu khác.

Có thể nói tất cả các tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm đều hợp với nhau để tạo nên tiếng nói chung.

Ví dụ: Tà tà bóng ngả về tây Chị em thơ thẩn dan tay ra về ………….

Dầu dầu ngọn cỏ lửa vàng lửa xanh.

( Nguyễn Du)

Nhà văn đã sử dụng hệ thống từ láy toán bộ với mức độ giảm nhẹ như tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ, sè sè, dầu dầu, kết hợp với việc sử dụng những từ ngữ ở mức độ thấp, đó là những từ ngữ miêu tả những sự vật nhỏ bé như tiểu khê (ngòi nước nhỏ), nắm đất, nhịp cầu,...

Và những vật mờ nhạt như cuối ghềnh, nửa vàng nửa xanh. Về thời gian là lúc bóng ngả.

Ngoài tác giả còn thể hiện các từ ngữ thể hiện tâm trạng như bâng khuâng, sự mệt mỏi của con người như thơ thẩn giang tay

Tóm lại cách kết hợp của tác giả rất kỳ diệu, nó nói lên cái cảnh thanh vắng của một buổi chiều đầy thơ mộng. Nó cũng tạo lên cảm giác buồn nhè nhẹ, thoang thoảng không làm cho con người qua sầu luỵ để rồi những giọt nước mắt phải tuôn rơi.

Mở rộng ra trong tác phẩm văn chương tất cả các tín hiệu thẩm mĩ đều phối hợp với không có tín hiệu nào biệt lập, tất cả đồng hướng, đều hướng tới một kết quả thẩm mĩ thống nhất .

Tóm lại, các thao tác này đều không phải được tách rời nhau cũng không phải được thực hiện theo một trật tự kế tiếp, thực ra nó được thực hiện đồng thời trong qua trình sáng tạo của nhà văn.

* Tín hiệu thẩm mĩ vốn là một loại tín hiệu vì thế nó mang đầy đủ những đặc trưng của tín hiệu nói chung. Trình bày những cở lí thuyết về tín hiệu thẩm mĩ của ngôn ngữ,

Chúng tôi muốn tạo dựng những cơ sở khoa học để xem xét tín hiệu thẩm mĩ lửa

Đây cũng chính là cơ sở lí luận định hướng cho khoá luận trong việc thu nhập, thống kê và phân tích tất cả những tư liệu có liên quan đến các tín hiệu thẩm mĩ lửa trong thơ của Vi Thuỳ Linh.

1.4. Vài nét về tác giả Vi Thuỳ Linh

Vi Thuỳ Linh vừa là tên thật, vừa là bút danh của nữ thi sĩ. Nhà thơ sinh ngày 04.04.1980, tại Hà Nội.

Sinh năm 1980, nhưng Vi Thuỳ Linh đã có nhiều dấu hiệu khác biệt so với cái vùng tư duy và xúc cảm của những người cũng tuổi. Nhà thơ sinh ra vào buổi những thi điệu đã quá già, mà những người đến với thơ ca bằng một tấm lòng trẻ chưa thật nhiều. Vì thế, Vi thuỳ Linh đã từ chối không vin dựa vào truyền thống; không sống, không viết theo “kiểu bầy đàn”. Nhưng nữ thi sĩ cũng không thể làm thay đổi cái bản thể đích thực của mình, để trở thành một người rụt rè trước những cái đã thành “phong tục”. Thuỳ Linh “dám mới”, thậm chí sốt sắng cải tạo tinh thần của thi ca.

nhà thơ; Nguyễn Trọng Tạo khi viết lời tựa cho tập thơ đó, đã xác quyết mạnh mẽ rằng: Vi Thuỳ Linh đi vào thơ hiện đại bằng “Con ngựa chữ dậy thì”. Năm 2000 nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành tập “Linh”. Trong lúc tỏ ý tán thưởng tập thơ ấy, Nguyễn Huy Thiệp đã cao hứng cho rằng: “So với các nhà thơ nữ trên văn đàn, Linh không chỉ “đáng kể nhất”, mà còn “nguy hiểm nhất”. Khoảng 5 năm sau, Vi Thuỳ Linh công bố tập thơ “Đồng tử”, tập này được nhà thơ Vũ Mão viết lời giới thiệu. Năm 2008, tập thơ song ngữ đầu tiên của Linh ra đời. Đợi đến khi “Vili in love” hiện diện trước công chúng, Vi thuỳ Linh bất ngờ tuyên bố sẽ tạm dừng thơ để chuyển sang viết tuỳ bút và văn xuôi…

Rồi bất ngờ, năm 2010 Vi Thuỳ Linh cho ra tập thơ “Phim đôi - Tự tình chậm”. Tập thơ gồm có 2 phần, phần đầu là 10 bài thơ tình đã thành công, được biết đến của Vi Thuỳ Linh in trong các tập thơ trước. Phần sau là 29 bài thơ mới, kết quả của những đêm thức trắng đến bạc đầu với chữ nghĩa, điệu vần trong năm 2010 củaVi Thuỳ Linh.

Mang trong mình sức trẻ, khao khát sáng tạo, khao khát bộc lộ cảm xúc, cá tính, sự đồng vọng với những nhịp đập trái tim mình - trái tim của một người phụ nữ mạnh mẽ và quyết liệt, Vi Thuỳ Linh đến với thơ, nữ thi sĩ đã làm thơ bằng tất cả tấm lòng và niềm đam mê của mình. Cho đến thời điểm này, Linh đã sáng tác trên 200 bài thơ. Tuy thơ chị đến với độc giả với những lời khen chê khác nhau nhưng chúng ta không thể phủ định, chị đã góp tiếng nói không nhỏ vào thơ ca đương đại, góp phần làm nên bộ mặt hoàn chỉnh của văn học đương đại. Có thể nói, Vi Thuỳ Linh là một trong những gương mặt của thế hệ thơ mới, trẻ và táo bạo trong sáng tạo. Chúng ta, với tư cách là bạn đọc, cần có thái độ khách quan trong tiếp nhận thơ ca đương đại nói chung và thơ Vi Thuỳ Linh nói riêng.

Chƣơng 2

KHẢO SÁT TÍN HIỆU THẨM MĨ LỬA

TRONG THƠ VI THÙY LINH

2.1. Kết quả khảo sát, thống kê ngữ liệu

Thông qua việc khảo sát tín hiệu thẩm mĩ lửa trong thơ Vi Thùy Linh, chúng tôi thấy tín hiệu này xuất hiện rất nhiều lần. Cụ thể như sau:

* Hằng thể lửa

- Em lầm lũi lại đến trước nhà anh nhặt xác nỗi buồn, đốt lên thành lửa

(Từ phía ngày nắng tắt)

- Thức dậy những núi lửa (Thế giới hiện hữu)

- Ở một nơi quá thừa nắng lửa (Những đồng cỏ nằm dưới tuyết)

- Như người mang lửa từ đỉnh núi vời vợi, chạy ngày ngày đến với tình yêu. Giữ lửa cháy để sống tình yêu (Mùa đông cuối cùng)

- Lửa mọc mầm theo đường cong thân thể; Vạn vật bị áp đảo bởi nguồn lửa trắng (Lửa trắng)

- Mẹ viết truyện cổ tích cho con khi đang trên dàn lửa hiến tế ham muốn được gần cha (Những mặt trời đang phôi thai)

- Bầy kiến lửa bu đầy, đốt bàn tay mê man lau nắng (Dưới cây bồ đề) - Bộ râu nam châm và lưỡi lửa; Em cảm thấy hơi nóng dồn dập của anh truyền vào em muôn triệu mầm lửa; Rồi núi lửa chưa kịp bùng lên … tránh rét (Bài ca số phận)

- Những dãy phố lao như tàu lửa tốc hành (Cất cánh) - Thơ chất con đường lửa (Sinh năm 1980)

- Nhiệt điện nóng bằng thơ lửa (Một mình) - Đánh lửa bằng tiếng va của răng (Teressa)

- Căn tàu lửa đầy cuống vé cũ…(Tàu lửa)

- Trận mưa thiên thạch tung đầy cầu lửa (Rừng yêu) - Chỉ có đôi mắt anh đôi môi anh ủ lửa (Ở lại) - Lửa anh nơi đâu (Liên tưởng)

- Em như lửa héo; Vây bủa em, lửa của người khác (Điều anh không biết)

* Biến thể mặt trời và nắng

+ Biến thể nắng

- Nơi em ở là phía ngày nắng tắt; Sau lưng em ngày nắng tắt (Từ phía ngày nắng tắt)

- Trong vũ điệu nắng (Lửa trắng)

- Người đàn bà nắng lên (Dưới cây bồ đề)

- Gió thổi những sợi len nắng đan nhau đan chúng ta (Mắt anh) - Đôi môi em trên lưng anh uống nắng (Song mã)

- Mắt dịu dàng, da thẫm màu mưa nắng; Bất động giam mình trong bóng nắng (Teressa)

- Nào thảm nắng, cong sóng theo ánh sáng (Đi mưa) - Mùinắng (Nào hãy ngủ thêm)

- Da sáng màunắng ngày đẹp trời (Da vàng)

- Sóng chẳng hề chi, chỉ vì say nắng; Đại tiệc nắng chiêu đãi từ anh; Em say nắng mất rồi, em say thêm nữa nhé (Say nắng)

- Nắng đen mặt người; tìm ngày rát nắng (Nhật thực)

- Theo nắng đu lên trời làm mây òa về xứ sở; Nhảy lò cò bầy nắng

(Sức sống)

- Nắng thừa thãi nhuộm màu da năm tháng (Sài Gòn nghiêng) - Buổi trưa bêu nắng bóng râm thờ ơ (Bờ của chích bông) - Ngóng Anh qua nhiều kì mưa nắng (Bị động một mùa thu)

- Giấc mơ...đại tiệc nắng của đêm kiêu sa…(Valentine) - Phương Anh sống thừa nắng thiếu em (Nơi ánh sáng)

+ Biến thể mặt trời

- Mặt trời nóng rực và ồn ã; Con muốn mình lớn thật nhanh để đối mặt cuộc đời, nhưng không phải là mặt trời mặt trăng như bố mẹ (Những đối lập)

- Mẹ khao khát mang con, mặt trời đang phôi thai trong mẹ; Mẹ muốn có nhiều mặt trời; Sao con không phải là mặt trời đầu tiên của cha; Vì những đứa bé là những mặt trời đang phôi thai trong hi vọng (Những mặt trời đang phôi thai)

- Ở nơi quanh năm mặt trời phanh ngực (Phối cảnh của kí ức) - Mặt trời - cuộn len màu lửa đang xổ tung triệu sợi (Mắt anh)

- Mặt trời loãng; Nơi thành phố nắng vỡ mặt trời; Bất cần mặt trời và mặt trăng cứ trốn chạy tôi cứ đuổi theo tôi (Cất cánh)

- Mặt trời màu rêu thâm; Trong khi bầy nhện đang rối rít rối rít giăng tơ mặt trời; Mặt trời lên từ râu; Mặt trời mọc từ trí nhớ mới; Tới vùng xa mặc ánh nhũ mặt trời xanh; Mặt trời xanh bỗng đột ngột xuất hiện, thánh thót (Song mã)

- Ta ghét sự chói chang mặt trời; Ta muốn chọc mặt trời vỡ như quả bóng…. (Nào hãy ngủ thêm)

- Nhìn qua lòng bàn tay, thấy mặt trời mang màu khác (Dòng sông không trở lại)

- Mặt trời không gắt gỏng (Da vàng)

- Mặt trời mặt trời; Mặt trời xa quá (Nhật thực) - Đừng oán mặt trời giận dữ bốc cháy (Phục trang) - Icare vẫn bay về mặt trời (Bay cùng Icare)

- Ngày đêm tuần hoàn kéo mặt trời, mặt trăng theo chiếc ròng rọc khổng lồ thôi miên mí mắt (Hãy phủ thơ khắp thế giới của em)

- Buổi sáng..., em được cùng Anh thức dậy dưới ánh mặt trời náo nhiệt (Kỳ ngộ xứ cầu vồng)

- Mặt trời mặt trăng căng căng những sợi chỉ màu uyển chuyển (Một lá thư chưa gứi)

- Mặt hồ mặt trời mặt người mỗi ngày một khác (Nơi ánh sáng) - Vì mặt trời thiêu đốt ngã rồi (Đồng tử)

- Những đứa bé tóc quăn đòi bú dưới quang hợp mặt trời diệp lục căng cơ thể chúng ta (Đêm của tím)

- Mặt trời ngủ quên (Đồng dao trông trăng) - Kiêu hãnh dưới ánh mặt trời (Bản đồ tình yêu)

Qua kháo sát, có thể thấy lửa là một tín hiệu thẩm mĩ xuất hiện nhiều trong thơ Vi Thùy Linh. Toàn bộ phần thống kê khảo sát của chúng tôi dựa vào hiểu biết về hằng thể lửa và biến thể của tín hiệu lửa, có thể thấy rằng các tín hiệu thẩm mĩ xuất hiện không đồng đều, hằng thể lửa xuất hiện 17 lần, biến thể nắng xuất hiện 27 lần và biến thể mặt trời xuất hiện với tần số nhiều hơn là 34 lần. Trong phần tiếp theo chúng tôi sẽ đi vào phần phân tích hiệu quả thẩm mĩ của hằng thể lửa và một số biến thể tiêu biểu gián tiếp tạo nên sự hấp dẫn của tác phẩm.

2.2. Hiệu quả của tín hiệu thẩm mĩ lửa trong thơ Vi Thùy Linh

Một phần của tài liệu Tín hiệu thẩm mĩ lửa trong thơ vi thuỳ linh (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)