Một số biến đổi trong nghi lễ tang ma hiện nay

Một phần của tài liệu Nghi lễ tang ma của người cao lan ở thôn đồng găng, xã quang yên, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 47 - 56)

9. Bố cục của khóa luận

3.3. Một số biến đổi trong nghi lễ tang ma hiện nay

Tang ma của người Cao Lan ở thôn Đồng Găng, xã Quang Yên, tỉnh Vĩnh Phúc mang nhiều giá trị văn hóa nhân văn, dân tộc. Những giá trị đó ăn sâu vào tiềm thức của mỗi con người dân Cao Lan, cho đến nay vẫn còn những nghi thức truyền thống, chỉ có biến đổi một số như:

Một số dòng họ sinh sống ở trung tâm huyện có tư tưởng tiến bộ hơn, có dòng họ có nhiều con cháu làm cán bộ ở trung tâm huyện, được tiếp xúc với chính sách của Đảng, Nhà nước cho nên việc tổ chức đám tang có nhiều thay đổi như khi có người chết họ không mang súng ra bắn để báo hiệu cho dân làng nữa mà bắc loa thông báo cho dân làng biết. Còn những người ở xa họ không thể đi đến tận nơi thì họ gọi điện thoại báo tin, bởi ngày nay do công nghệ thông tin khá phổ biến nên những người ở trung tâm huyện họ được tiếp xúc nhiều với công nghệ đang phát triển nên trong cuộc sống của họ cũng có thay đổi, đáp ứng nhu cầu phát triển của cộng đồng.

Thời gian tổ chức đám tang được rút gọn đi, trước kia một đám tang diễn ra trong vòng 6 - 7 ngày, hiện nay chỉ còn 2 - 3 ngày. Hay thời gian đưa tiễn người chết đi chôn cũng có sự biến đổi. Hiện nay, người Cao Lan không còn quá quan trọng vấn đề xem giờ để đưa người chết ra nghĩa địa nữa, mà bây giờ họ chỉ cần thực hiện xong các nghi thức tang lễ xong sẽ đem người chết ra nghĩa địa của làng để chôn.

Mặt khác quan niệm về việc chôn người chết dựa theo cái chết của họ cũng có sự thay đổi. Trước kia chỉ có những người chết bệnh, chết già thì mới

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

NguyÔn ThÞ Hßa 43 Líp K36E - ViÖt Nam häc

được chôn trong nghĩa địa của làng, còn những người chết không bình thường như chết đuối, chết do rắn cắn, chết do tai nạn… thì không được đưa xác vào trong làng mà phải làm lễ tại nơi họ chết rồi chọn chỗ chôn bên ngoài làng. Song hiện nay, cái chết không bình thường đã được xóa bỏ việc chôn cất ngoài làng và được đưa vào trong làng. Tuy nhiên trước khi đưa xác chết vào làng thì thầy cúng phải làm lễ “phục hồi” - nghĩa là lễ gọi hồn người chết trở về với gia đình, đồng thời rút hồn người chết ra khỏi những vong hồn lang thang để tránh việc làm lễ của người chết bị những vong hồn phá phách, quấy rối.

Đặc biệt, ngày trước người Cao Lan không có tục cải táng nhưng hiện nay họ đã cải táng và xây lại mộ cho người chết giống như người Kinh.

Lễ vật cúng của người chết cũng có phần thay đổi, trước kia để làm được một đám tang thì phải mất rất nhiều lễ vật và thời gian, ví như 6 - 8 con lợn, bánh dày, gà… (số lượng lễ vật nhiều hay ít tùy thuộc vào thân phận của người chết), nhưng hiện nay, số lượng lễ vật để làm đám tang đã được hạn chế đi rất nhiều. Còn việc phúng viếng cũng có sự khác biệt, trước kia người thân hay hàng xóm bạn bè tới phúng viếng thì phúng bằng hiện vật như gà, rượu… nhưng ngày nay họ đã chuyển sang phúng bằng tiền mặt. Đây cũng là sự tiến bộ của đồng bào người Cao Lan.

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

NguyÔn ThÞ Hßa 44 Líp K36E - ViÖt Nam häc

KẾT LUẬN

Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm ở phía Bắc của Tổ quốc, nơi cư trú của các dân tộc anh em, với nhiều sắc thái văn hóa riêng, phong tục tập quán độc đáo. Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, xã hội cho nhân dân và đồng bào các dân tộc, nâng cao trình độ dân trí của người dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa. Người Cao Lan sinh sống chủ yếu tại xã Quang Yên của huyện Sông Lô. Tang lễ thể hiện đậm nét những giá trị văn hóa truyền thống của cả cộng đồng dân tộc, văn hóa ứng xử giữa các thành viên trong gia đình, họ hàng, làng xóm. Trong tang ma có mang nhiều yếu tố tâm linh, tín ngưỡng, thể hiện nhiều giá trị mang tính nhân văn, trước hết là tình mẫu tử, tình phụ tử trong gia đình. Việc tổ chức tang lễ đưa tiễn linh hồn người chết về nơi an nghỉ cuối cùng là việc làm thể hiện đạo hiếu giữa con cháu đối với người đã khuất thể hiện tình nghĩa giữa anh em họ hàng, tình làng nghĩa xóm, tình cảm giữa hai bên thông gia đối với người đã khuất.

Tang ma góp phần làm phong phú thêm bản sắc dân tộc, nó là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa các dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập. Những phong tục tập quán trong tang lễ cũng cần có những thay đổi cho phù hợp với những chính sách của Nhà nước, loại trừ những hủ tục rườm rà, lạc hậu những phải đảm bảo giữ nguyên gốc vốn bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình. Chính quyền cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục bà con nâng cao trình độ văn hóa sao cho việc tổ chức đám tang phải phù hợp với quy chế, nội quy làng bản để thực hiện nếp sống văn minh, đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa làng bản văn hóa. Có như vậy cuộc sống của người dân mới được ổn định lâu dài, đồng bào sẽ có thời gian cũng như tâm trí tập trung vào sản xuất nhằm nâng cao đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần cho bản thân, gia đình và cho cả cộng đồng.

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

NguyÔn ThÞ Hßa Líp K36E - ViÖt Nam häc

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phương Bằng (1982), Dân tộc Cao Lan, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 2. Trần Văn Bình (2004), Văn hóa các dân tộc Tây Bắc thực trạng và những

vấn đề đặt ra, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Phan Kế Bính (2006), Việt Nam phong tục, Nxb Văn học, Hà Nội.

4. Nguyễn Đăng Duy (2004), Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

5. Ngô Văn Lê (1998), Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Hoàng Lương (2011), Lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam các tỉnh phía Bắc, Nxb Thông tin & Truyền thông.

7. Nghị quyết TW 5 khóa VIII của Đảng (2004), Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, Vĩnh Phúc.

8. Nhiều tác giả (2003), Dân tộc Sán Chay ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

9. Phù Ninh, Nguyễn Thịnh (1999), Văn hóa truyền thống Cao Lan, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

10. Lê Mai Oanh (2000), Nghi lễ tang ma cổ truyền của người Cao Lan, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

11. Lâm Quý (2004), Văn hóa Cao Lan, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 12. Lâm Qúy (2004), Sình ca Cao Lan, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 13. Lâm Qúy (2004), Truyện cổ Cao Lan, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 14. Lâm Qúy (2009), Văn hóa các dân tộc thiểu số Vĩnh Phúc, Nxb Văn hóa,

Hà Nội.

15. Nguyễn Ngọc Tạo (2011), Các dân tộc thiểu số tỉnh Vĩnh Phúc, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

NguyÔn ThÞ Hßa Líp K36E - ViÖt Nam häc

16.Trần Ngọc Thêm (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam (tái bản lần thứ nhất), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Bùi Thiết (2005), 54 dân tộc ít người ở Việt Nam và các tên gọi khác, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

18. Ngô Đức Thịnh chủ biên (1993), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

19. Viện Dân Tộc Học (1978), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Bắc), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

20. Viện dân tộc học (1987), Các dân tộc ít người ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

21. http://www.wekipepedia.org. 22. http://www.vhttdlvinhphuc.vn/.

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG ĐÁM TANG CỦA NGƢỜI CAO LAN

Nghi thức gọi thầy cúng trong tang ma ngƣời Cao Lan

Nghi lễ “lƣợn đàn” trong lễ làm “nhà xe” của ngƣời Cao Lan

Thầy cúng làm lễ cúng “nhà xe” của ngƣời dân Cao Lan

Lễ đƣa “nhà xe” của ngƣời dân Cao Lan

Lễ tiễn đƣa ngƣời chết của ngƣời Cao Lan

Một phần của tài liệu Nghi lễ tang ma của người cao lan ở thôn đồng găng, xã quang yên, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)