Trong tang lễ

Một phần của tài liệu Nghi lễ tang ma của người cao lan ở thôn đồng găng, xã quang yên, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 25 - 43)

9. Bố cục của khóa luận

2.2.2. Trong tang lễ

2.2.2.1. Nghi lễ tắm rửa, lễ khâm liệm, lễ phát tang

Nghi lễ tắm rửa:

Khi gia đình có người sắp qua đời việc đầu tiên người ta phải vuốt mắt, sau đó làm lễ tắm rửa cho người chết bằng nước lá thơm trước khi khâm liệm. Trong nước lá thơm bao giờ cũng có lá bưởi, lá mận, lá sả. Người Cao Lan cho rằng cây bưởi có gai, khi tắm cho người chết có tác dụng yểm tà, lá mận biểu thị sự trong sạch, lá sả thơm biểu thị cho sự thơm tho. Nghi lễ này là để người quá cố được sạch sẽ ra đi nhẹ nhàng, trên đường đi không bị ma quỷ xấu làm hại, cản đường. Người chết được tắm rửa bằng lá thơm, mặc quần áo cưới nếu là phụ nữ, mặc quần áo mới nếu là nam. Các mảnh vải trắng được rải xuống nhà cho người chết nằm, những mảnh vải khác được phủ lên kín từ đầu đến chân. Nếu người chết là nam thì số vải phủ lên người chết là chẵn, ngược lại nếu người chết là nữ thì số phải phủ lên người chết phải là lẻ. Những mảnh vải này do con cháu và người trong họ tộc đem đến, một số nơi họ chỉ cho phép lấy vải do con gái, con trai, con dâu mang đến để phủ qua mặt, còn vải của con nuôi, con rể chỉ được quan niệm như một lễ trả hiếu bố mẹ, sau đó phủ chăn lên trên. Chăn phải là vải không có hoa, màu xanh hoặc máu trắng rồi căng màn lên, màn xô bằng vải xô hoặc vải tự dệt, màn được trăng lên để tránh mèo nhảy qua.

Khi liệm người Cao Lan trải ít tro xuống dưới quan tài rồi đặt cọng tranh lên trên tượng trưng cho xương của người, đối với nam đặt từ 6 - 8 cọng, đối với nữ đặt từ 7 - 11 cọng. Hai bên đầu được chèn bằng quần áo cũ giặt sạch hoặc vải nhằm tránh cho đầu không bị lắc.

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

NguyÔn ThÞ Hßa 21 Líp K36E - ViÖt Nam häc

Đồng bào người Cao Lan quan niệm nếu người bẩn chưa kịp lau rửa thì các quan cai quản sẽ không cho về mà phải tiếp tục sống ở trần thế, sau khi tắm xong họ mặc cho người chết quần áo đẹp nhất đã may trước khi mất, người chết được đặt trên phản trong gian giữa bên cạnh người nhà chuẩn bị làm bàn cúng vong, gồm một con gà, một bát cơm có đặt một quả trứng luộc đã bóc vỏ sau đó anh em họ được gọi về đông đủ để chịu tang, mặc quần áo tang. Ở người Cao Lan chỉ có người dưới phải để tang người trên. Màu sắc của tang phản ánh rõ nét quan hệ với người quá cố.

Lễ khâm liệm

Sau khi tắm rửa và mặc quần áo cho người chết là lễ khâm liệm lễ này do thầy cúng đảm nhiệm, con cháu của người quá cố phải đeo bao dao ngang lưng, tóc buông xõa. Thầy cúng xem giờ khâm liệm nhập quan rồi báo cho người nhà chuẩn bị, nếu không được ngày tốt phải đợi đến được giờ mới khâm liệm. Khi đoàn thầy cúng đến người ta đặt sẵn mấy chậu nước nóng thơm ở trước cửa để thầy cúng rửa tay chân, con cháu đứng chờ cúi đầu đón thầy, cả hai bên chủ thầy không nói năng chào mời gì. Chiếc quan tài đã đóng xong đặt lên để gần người chết, con gà con, cây gậy, những đồ cần thiết cho theo người chết đã để sẵn đến giờ nhập quan gọi là “phợp cung”, ông thầy cúng mặc áo cà sa tay cầm thanh kiếm làm phép “mở quan”. Thầy đi vòng quanh quan tài ba vòng, dùng kiếm vạch vạch chỉ vào áo quan, sau đó người ta lót những thứ cần thiết vào áo quan như vải, tro bếp, nhà giàu còn rang gạo giã mặt (hai đồng đậy mắt, hai đồng đậy tai, hai đồng đậy mũi, một đồng đậy mồm). Dùng dây vải buộc hai ngón chân cái, khiêng người chết nằm gọn trong quan tài, đập chết một con gà con đưa vào cái gậy. Họ quan niệm con gà là sinh linh đưa đường cho vong hồn đến với tổ tiên, cái gậy để người chết chống đi đường. Cuối cùng người ta đậy những tấm vải mà người thân đã đắp cho khi mới chết vào. Một số mảnh ghép lại chẹn hai bên đầu cho chặt, thầy

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

NguyÔn ThÞ Hßa 22 Líp K36E - ViÖt Nam häc

cúng làm phép một lần nữa rồi họ đậy nắp quan tài lại. Giữa nắp và áo quan gắn chặt bằng mảnh gỗ đuôi cá không được đóng đinh xuống đất với mục đích là nhốt các loại tà ma ác ở xung quanh gia đình người chết, sau đó thầy rót rượu ra chén mời quan âm binh đến cùng cúng rồi đọc thần chú thu phục tà ma, yêu quái, niêm phong nhà cấm không cho ác ma vào nhà quấy rối người chết.

Con cháu họ hàng thương tiếc, gia đình trước khi liệm nhét vào mồm người chết bạc, gạo nếp. Người Cao Lan quan niệm làm như vậy thì linh hồn người chết được ngậm viên ngọc, con cháu có phúc lộc khỏe mạnh, người Cao Lan lấy bảy đồng xu đặt vào vị trí hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi, mồm người chết. Với quan niệm bảy đồng xu tượng trưng cho bảy ngôi sao trên trời dẫn đường cho hồn người chết về thế giới bên kia. Họ đặt vào tay của người chết một ít tiền, đàn ông đặt tay trái, đàn bà đặt tay phải để người chết dùng đi đò về với tổ tiên. Quan tài nếu người chết là cha mẹ hay anh cả được đặt ở gian giữa nhà và theo chiều dọc của đòn nóc, còn các con thứ thì đặt ngang nhà.

Lễ phát tang:

Đối với người Cao Lan khi gia đình có người chết trước khi phát tang phải mời thầy cúng thỉnh các vị tướng, thánh về giám sát việc khâm liệm người chết. Giờ phát tang phải được xem kỹ, nếu chưa được giờ tốt thầy phải thỉnh qua bàn thờ Phật, Pháp, Tăng. Cách chọn giờ để tiến hành lễ tang phải xem thông thư có mục giờ nào tốt cho việc phát tang căn cứ vào ngày sinh tháng đẻ của con cháu người chết. Khăn áo tang phải tự may, làm lấy, khăn tang của nam giới là miếng vải vuông quấn tròn vừa đầu đính chỉ lại, con trai, con rể đều mang khăn áo tang như nhau và thắt cái vỏ dao ngang eo lưng. Khăn tang nữ giới là miếng vải vuông dài chừng 2m khâu hình chóp đội lên đầu dải khăn phía sau dài đến bắp chân đối với con dâu, con gái. Hàng cháu chắt dùng miếng may vuông gấp đôi buộc chít sau gáy. Với những người thân

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

NguyÔn ThÞ Hßa 23 Líp K36E - ViÖt Nam häc

thích trong họ tộc nội ngoại cũng buộc như vậy, trong tang ma người chồng không để tang vợ, ngược lại vợ phải đội tang chồng chỉ bằng một cái khăn tang buộc chít sau gáy.

Thầy cúng tiến hành phát tang con trai đầu đội khăn trắng, cổ tròn hở ngực có hai hàng chữ Hán, một hàng ở ngực một hàng ở sau lưng là những tang phục có khăn đội đầu, áo dài đều màu trắng không viết chữ. Điều đáng chú ý là tất cả các con cháu đều phải đeo bao dao. Người Cao Lan cho rằng trước đây cha mẹ mình đeo bao dao đi làm nương nhưng vẫn tranh thủ về chăm sóc con cái không kịp bỏ vỏ bao dao ra nên khi bố mẹ chết các con phải đeo vỏ dao để nhớ công ơn cha mẹ. Khi phát đồ tang xong thầy cúng mặc trang phục, đeo kiếm ra sân cúng báo cho Ngọc Hoàng thần thánh xin phép bắt đầu tổ chức đám tang.

2.2.2.2. Lễ treo tranh thờ, lễ tế rượu, tục múa tang

Lễ treo tranh thờ:

Sau lễ khâm liệm, lễ phát tang sẽ tiến hành lập bàn thờ thánh tại nhà tang chủ, bàn thờ đặt ở phía đầu quan tài chuẩn bị cúng tế suốt đêm, phía tang chủ: thịt một con lợn, cắt thủ làm sạch luộc chín đặt lên mâm cúng người chết.

Vào đêm thứ nhất của đám tang thầy cúng lập bàn thờ cúng, một bàn thờ trước bàn thờ tổ tiên, trên đầu của nhà tang. Đối với người Cao Lan họ gọi đây là bàn thờ Phật. Trên bàn thờ này có treo một bộ tranh thờ: Phật, Pháp, Tăng. Đồ tế là đồ chay, thầy cúng cùng đạo tràng gồm từ 12 - 15 người, có một ông thầy, các thầy bạn, tùy theo từng dòng họ để viết tấu sớ từ các bộ sách Phật - Pháp - Tăng bằng chữ Nho gồm 20 - 25 tờ.

Bàn thờ thứ hai đặt phía chân của nhà xe, bàn thờ này chỉ để treo một tờ tranh tướng, đây là bàn thờ thánh tướng và quan âm binh của thầy cúng. Sau khi hoàn thành mọi thủ tục chuẩn bị thầy cúng lập đàn, trên đầu quan tài có treo tranh Tam Bảo, phía chân quan tài có treo các bức tranh của các vị tướng. Bàn

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

NguyÔn ThÞ Hßa 24 Líp K36E - ViÖt Nam häc

thờ hương hồn bày ở phía tay phải của quan tài nếu người chết là nam giới, bên trái là nữ giới. Trong ngày lễ này thầy cúng không làm lễ cho vong hồn mà chỉ làm lễ Tam Bảo, gia đình cần giết lợn vào lúc nửa đêm, lấy thủ đem thờ sau đó các đạo tràng tu niệm cho hương hồn người chết thanh thản.

Nghi lễ tế rượu

Sau khi làm lễ phát tang con cháu vào thắp hương, rót rượu cúng lạy người chết rồi đến lượt bà con hàng xóm thắp hương, chia buồn với tang chủ. Để làm lễ cúng cơm phải có hai mâm lễ, mỗi mâm lễ có 24 cái bánh dày, một bát cơm, một đôi đũa, ba con gà luộc, ba cái bát, ba cái chén, một chai rượu. Bát hương khi cúng phải đọc tên từng người thờ. Nhưng bắt buộc phải có hai mâm cơm vì người Cao Lan quan niệm bố chồng không ngồi ăn cơm cùng con dâu. Trước tiên thầy cúng bày mâm cỗ ở bàn thờ Phật để xin phép cho con cháu được cúng cơm, sau đó đưa sang bàn thờ ma. Cùng lúc đó thầy cúng và ông giúp việc sẽ đọc hai quyển kinh, nếu người chết là bố thì sẽ đọc kinh “nhất bản thổ công”, nếu là mẹ sẽ đọc kinh “nhị thập tứ hiếu”.

Khi mâm cỗ chuẩn bị xong, thầy cúng thắp hương mời linh hồn người chết về hưởng, thầy cúng sẽ viết sớ kinh qua Phật, Pháp, Tăng. Nội dung sớ: “hôm nay con cháu dâng rượu, chè kính mời hương hồn cha (mẹ) về chứng giám phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, làm ăn tốt”. Trước khi đưa cơm cúng cho ma mỗi người sẽ tự giới thiệu về mình cho ma biết.

Trong đêm đầu tiên của lễ dâng hương rót rượu chỉ có con cháu tham gia, nội dung cúng lễ là làm lễ Tam Bảo. Có nghĩa là mời đức Tam Bảo nhà Phật về chứng giám cho việc cấp nhà, thầy cúng cùng các đạo tràng cúng tế, đọc tờ cúng “bay búng”. Khi vào việc phúng viếng của con cháu, hai đạo tràng ngồi trước mâm thờ vong hồn đặt kề mặt chính ngôi nhà, đọc đi đọc lại bài điếu văn nói lên công lao của người chết đối với người đến viếng. Người đến viếng ở tư thế quỳ, tay cầm mâm rượu, khi đạo tràng đọc tới câu “này xin

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

NguyÔn ThÞ Hßa 25 Líp K36E - ViÖt Nam häc

dâng rượu cha (mẹ)”… thì họ lắc chuông. Người dâng rượu sẽ rót một ít rượu vào chén, cứ như thế cho tới khi hết người đội khăn trắng, trong lúc đó thầy cúng, các đạo tràng khác cúng lễ các chương trình đã quy định trong sách cúng. Khi đã quá nửa đêm về sáng họ kể về nhị thập tứ hiếu gần giống với lối kể thập ân của người Kinh.

Ngày thứ hai, thứ ba dành riêng cho con trai, ngày thứ tư dành cho con rể, con gái. Lễ tế diễn ra rất long trọng bao gồm: một con lợn cạo lông nằm trên chiếc bánh dày to bằng cái mâm đặt chầu vào linh sàng bố (mẹ) vợ. Con lợn này được khiêng từ nhà con rể tới điếu phúng, đạo tràng đọc tờ sớ công lao của bố (mẹ) vợ, trong khi đó vợ chồng con rể quỳ lạy bảy lần đối với bố vợ và chín lần đối với mẹ vợ. Thời gian còn lại khi xong các nghi thức tế thì kể công đức: nhị thập tứ hiếu, nếu vong hồn là thầy cúng thì đêm đó các đạo tràng làm lễ tạ ơn thầy dìu dắt nên người.

Ngày thứ năm dành riêng cho thông gia, ngày cuối cùng dành cho tất cả mọi người đến phúng viếng, quan tài được quản trong nhà từ 3 - 5 ngày. Trước khi đưa quan tài ra ngoài thầy cúng phải xem giờ, đưa ra theo cửa chính theo chiều chân đi trước. Trước khi đưa quan tài ra khỏi nhà thầy cúng phải hát bài tiễn đưa linh hồn người chết, khi đưa quan tài ra ngoài các con trong gia đình nối nhau nằm sấp, đầu hướng vào nhà để quan tài khiêng qua bên trên. Sau ba lượt như vậy người này lại nằm sấp nhưng quay đầu theo hướng đi của quan tài khiêng qua, điều đặc biệt ở trong nghi thức này là con gái và con dâu mang thai thì được miễn không phải nằm sấp.

Tục múa tang

Từ quan niệm tín ngưỡng dân gian người Cao Lan cho rằng linh hồn người chết khi về với thế giới khác nhưng vẫn phải chuẩn bị mọi mặt cho linh hồn người chết xuống âm phủ được yên lành. Phải đuổi ma trừ tà cho người chết được yên ổn ở nơi thế giới khác.

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

NguyÔn ThÞ Hßa 26 Líp K36E - ViÖt Nam häc

Mọi nghi lễ múa khấn, tụng liệm trong tang ma đều do thầy cúng đảm nhiệm, thầy khấn phù phép quanh thi hài người quá cố, đọc thần chú, yểm bùa mang tính mê tín ma thuật. Sau đó con cháu đi vòng quanh quan tài khóc than cầu nguyện thương tiếc và tiến hành hoạt động liên quan đến nghi lễ. Thầy cúng đọc, ngâm về cuộc đời công đức của người quá cố với gia đình thân tộc khi còn sống, cầu mong người quá cố về thế giới khác linh hồn được siêu thoát.

Động tác múa tang là những động tác nhảy co chân và đập chân xuống theo nhịp nhạc 5/4, 7/4, hoặc động tác nhảy co chân đạp bên phải, bên trái, đổi trọng lượng và động tác đạp co chân phía trước tay song song đưa lên, vuốt xuống hai bên. Mọi người đi quanh quan tài, nam múa theo chiều đồng hồ, nữ đi ngược lại thầy cúng múa đi trước và tụng kinh. Múa mang ý nghĩa tiễn đưa người chết về nơi an nghỉ gặp nhiều điều tốt lành, diệt ác ma, bảo vệ thể xác linh hồn khi quan tài ra khỏi nhà thì điệu múa kết thúc.

2.2.2.3. Nghi lễ chọn đất chôn người chết và lễ chôn cất người chết

Nghi lễ chọn đất chôn người chết:

Ở người Cao Lan chôn người chết phải chôn theo hướng dòng họ mình, do không có tục cải táng vì thế mà việc chọn chỗ chôn người chết được xem như một nghi lễ quan trọng đối với gia đình người quá cố. Huyệt được chọn theo hướng đất của dòng họ, theo hướng đất thuận có độ dốc vừa phải theo triền đồi, đầu ở phía trên cao, chân ở dưới thấp. Người Cao Lan cho rằng nếu không làm như vậy thì sau này con cháu làm ăn không phát đạt, thậm chí còn lụy bại.

Khi xem hướng thầy cúng cầm kiếm phù phép vào quan tài gọi quân âm binh cùng linh hồn người chết đó cùng tới chỗ định đào huyệt. Tới nơi ông thắp ba nén hương cắm xuống đất để xin phép thổ công bằng cách xin âm dương. Khi chọn được hướng đẹp thầy cúng hóa tiền vàng để trả ơn thần linh thổ địa, sau khi xin xong âm dương thì thủ tục đào huyệt được tiến hành.

Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2

NguyÔn ThÞ Hßa 27 Líp K36E - ViÖt Nam häc

Trước khi đào huyệt phải chọn tâm huyệt, tâm huyệt ở đây được xem là rốn

Một phần của tài liệu Nghi lễ tang ma của người cao lan ở thôn đồng găng, xã quang yên, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 25 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)