Hướng dẫn HS đọc hiểu ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Dạy đọc hiểu văn bản vợ chồng a phủ (trích vợ chồng a phủ tô hoài theo đặc trưng thể loại) (Trang 43 - 67)

* Ngôn ngữ dân dã, đời thƣờng

CH1: Trong “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài đã sử dụng ngôn ngữ dân dã, đời thƣờng. Em hãy chỉ ra và nêu tác dụng của việc sử dụng ngôn ngữ ấy?

DKTL: Tô Hoài sử dụng rất thành công ngôn ngữ của đồng bào dân tộc nhƣ cách xƣng hô “Mày - Tao” trong quan hệ gia đình, bạn bè. Đó là cách xƣng hô mang đậm tính khẩu ngữ tạo nên cảm giác quen thuộc, gần gũi, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa bạn đọc và tác phẩm.

rất gần gũi đời thƣờng. Em hãy chỉ ra và nêu tác dụng?

DKTL: Tô Hoài sử dụng lối so sánh ví von gần gũi trong câu văn: “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tƣởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi”. Và: “Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi nhƣ con rùa nuôi trong xó cửa”. Hay: “A Phủ khỏe, chạy nhanh nhƣ ngựa, con gái trong làng nhiều ngƣời mê, nhiều ngƣời nói: “Đứa nào đƣợc A Phủ cũng bằng đƣợc con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu”. Các câu văn sử dụng lối so sánh ví von đƣợc dùng với tần số cao góp phần làm cho ngôn ngữ tác phẩm thêm dễ hiểu, gần gũi và sinh động.

* Ngôn ngữ giàu khả năng tạo hình

CH1: Tìm những câu văn trong văn bản “Vợ chồng A Phủ” để chứng minh ngôn ngữ trong văn Tô Hoài giàu khả năng tạo hình?

DKTL: Trong văn bản “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài sử dụng ngôn ngữ mang đậm bản sắc của dân tộc H’Mông thông qua những lời dân ca tình tứ, quyến luyến gợi sự liên tƣởng mạnh mẽ cho ngƣời đọc. Trong văn bản, tiếng sáo gọi bạn tình đƣợc diễn tả đầy hình ảnh:

“Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha, bồi hồi. Mị nhẩm thầm bài hát của người đang thổi

Mày có con trai con gái rồi Mày đi làm nương

Ta không có con trai con gái Ta đi tìm người yêu”

Hay “Tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lơ lửng ngoài đường Anh ném pao, em không bắt

Em không yêu, quả pao rơi rồi”

bất diệt của con ngƣời.

Đoạn miêu tả bức tranh thiên nhiên, sinh hoạt của đồng bào miền núi Tây Bắc hiện lên đầy hình ảnh: “Hồng Ngài năm ấy ăn tết đến giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió rét dữ dội. Nhưng trong các làng Mèo đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá, xòe như con bướm sặc sỡ. Hoa thuốc phiện nở trắng lại nở màu đỏ hau, đỏ đậm, rồi nở màu tím man mát. Đám trẻ đợi tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà.” Có thể thấy chỉ vài nét chấm phá mà dấu ấn vùng quê đã hiện lên đậm nét trên các trang văn của Tô Hoài.

* Nghệ thuật kể chuyện

CH1: Nghệ thuật kể chuyện thể hiện ở ngôn ngữ ngƣời kể chuyện. Vậy, ngôn ngữ ngƣời kể chuyện trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” có gì đáng lƣu ý?

DKTL: Đó là ngôn ngữ của ngƣời kể chuyện đứng bên ngoài diễn biến câu chuyện với tƣ cách là ngƣời quan sát và trần thuật. Ngôn ngữ đƣợc dùng ở đây là ngôn ngữ gián tiếp, mang tính khách quan.

Tác giả đứng bên ngoài câu chuyện để kể về hai nhân vật đó là Mị và A Phủ. Cả hai nhân vật này, tác giả đều kể ở ba giai đoạn: Trƣớc khi làm ngƣời ở, ngƣời gạt nợ cho nhà thống lí; giai đoạn sống trong nhà thống lí và cuối cùng là cuộc trốn thoát của hai nhân vật.

Câu chuyện hiện lên rất khách quan, ngôn ngữ ngƣời kể chuyện linh hoạt, tự nhiên, dễ hiểu, lôi cuốn bạn đọc.

* Ngôn ngữ miêu tả nhân vật

-Ngôn ngữ miêu tả tâm lí nhân vật

Ngôn ngữ nhân vật bao gồm có: đối thoại và độc thoại nội tâm.

Đối thoại tức là cuộc giao tiếp, đối đáp, nói chuyện giữa hai nhân vật trở lên trong một hoàn cảnh nhất định.

biểu hiện tâm lí, tình cảm và đời sống bên trong của chính nhân vật ấy.

CH1: Trong “Vợ chồng A Phủ”, ngôn ngữ miêu tả tâm lí nhân vật Mị rất thành công. Em hãy tìm và chỉ ra những đoạn độc thoại nội tâm trong tác phẩm? Tác dụng?

DKTL: Những đoạn độc thoại nội tâm trong tác phẩm:

Khi nghĩ về thân phận bất hạnh của mình: “Ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi. Bây giờ thì mình cũng tƣởng mình là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi”.

Ngày tết, khi uống rƣợu “ừng ực từng bát”, Mị nhớ về ngày trƣớc, “Mị thấy phơi phới trẻ lại, trong lòng đột nhiên vui sƣớng”, Mị thấy “Mị trẻ lắm. Mị còn trẻ, Mị muốn đi chơi”. Mị nghĩ: “Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị chỉ muốn ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa.”

Đó chính là nghịch lí đau đớn của nhân vật: lòng khát khao sống đƣợc hồi sinh mâu thuẫn với trạng thái vô lí của thực tại. Nhân vật đƣợc đặt vào một hoàn cảnh nghiệt ngã.

Khi bị A Sử trói, Mị thổn thức “Nghĩ mình không bằng con ngựa”. Điều đó cho ta thấy sự dã man, tàn bạo của bọn thống trị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đêm cứu A Phủ, khi nhìn thấy dòng nƣớc mắt của A Phủ, Mị nhớ về hoàn cảnh của mình, Mị nhận ra bản chất độc ác của bọn thống trị: “Trời ơi, nó bắt trói đứng ngƣời ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói chết ngƣời đàn bà ngày trƣớc cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác”. “Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về cúng trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn đợi ngày rũ xƣơng ở đây thôi… Ngƣời kia việc gì phải chết”.

Sự đồng cảm của những con ngƣời cùng cảnh ngộ, sự thức tỉnh ấy dẫn đến hành động Mị cắt dây trói cứu A Phủ.

*Ngôn ngữ miêu tả nhân vật thông qua hành động

Nếu Mị đƣợc miêu tả bằng ngôn ngữ tâm lí thì A Phủ đƣợc miêu tả chủ yếu qua hành động. Ngôn ngữ miêu tả hành động của A Phủ đƣợc Tô Hoài chọn lọc, sử dụng rất đặc sắc.

CH1: Em hãy tìm những từ ngữ miêu tả hành động của nhân vật A Phủ? DKTL: A Phủ xuất hiện trong cuộc đối đầu với A Sử và đƣợc miêu tả qua một loạt các động từ mạnh: “Vụt chạy ra, vung tay, xộc tới, nắm, kéo dập đầu, xé, đánh tới tấp”. Đó là hành động nhanh, mạnh, dứt khoát, thể hiện tính cách mạnh mẽ, gan góc của nhân vật A Phủ.

Khi làm ngƣời ở cho nhà thống lí: Dù công việc làm hay đi săn, A Phủ cũng “làm phăng phăng”. Qua đó, ta thấy đƣợc sự khỏe mạnh của A Phủ. Vậy mà sống trong xã hội bất công ấy, A Phủ không có đƣợc hạnh phúc.

Khi đƣợc Mị cắt dây trói cứu: “A Phủ quật sức vùng lên chạy”. Điều đó thể hiện khát vọng sống mãnh liệt, khát vọng tự do của A Phủ.

Tóm lại, nghệ thuật kể chuyện và nghệ thuật miêu tả nhân vật là thành công đặc sắc về mặt ngôn ngữ trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. Qua đó, ta thấy tài năng bậc thầy về ngôn ngữ của Tô Hoài.

Chƣơng 3

GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM

Giáo án đƣợc coi là công cụ quan trọng của ngƣời dạy mỗi khi lên lớp. Việc soạn giáo án thực chất là lập kế hoạch hoạt động giữa thầy và trò trong quá trình dạy học, giúp HS tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả dƣới sự hƣớng dẫn của GV. Điều này sẽ đƣợc thực nghiệm qua giáo án: “Vợ chồng A Phủ”.

TIẾT 55, 56: VỢ CHỒNG A PHỦ (TRÍCH “VỢ CHỒNG A PHỦ” - TÔ HOÀI) A. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức: Giúp học sinh:

- Hiểu đƣợc cuộc sống cực nhục, tối tăm và quá trình đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc vùng lên tự giải phóng khỏi ách áp bức, kìm kẹp của bọn thực dân và chúa đất thống trị.

- Thấy đƣợc nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế và giàu chất thơ, đậm màu sắc dân tộc của tác phẩm; những đóng góp của nhà văn trong việc khắc họa tính cách nhân vật, sự tinh tế trong diễn tả cuộc sống nội tâm, sở trƣờng quan sát những nét riêng về phong tục, tập quán và lối sống của ngƣời H’Mông.

2. Về kĩ năng: Rèn cho học sinh:

-Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện, phân tích nhân vật và các chi tiết nghệ thuật quan trọng.

3. Về thái độ, tƣ tƣởng: Bồi dƣỡng cho học sinh:

- Khơi dậy, phát huy lòng nhân ái, yêu thƣơng con ngƣời - Biết vƣơn lên trong cuộc sống khó khăn.

B. Phƣơng pháp, phƣơng tiện 1. Phƣơng pháp:

- Đọc - hiểu - Phát vấn - Diễn giảng - Thảo luận nhóm

2. Phƣơng tiện

- Giáo viên: sử dụng SGK, SGV Ngữ văn 12 (tập 2), giáo án, tài liệu tham khảo.

- Học sinh: Sử dụng SGK Ngữ văn 12 (tập 2), vở soạn, dụng cụ học tập.

C. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới

*Lời vào bài:

Viết về đề tài miền núi, về những phong tục, tập quán truyền thống cũng nhƣ những bất hạnh của ngƣời dân tộc trong chế độ cũ thì “Vợ chồng A Phủ” đƣợc đánh giá là tác phẩm thành công nhất của Tô Hoài.

Tác phẩm phản ánh một cách chân thực cuộc đời tăm tối, cơ cực cùng sức sống, sức phản kháng mãnh liệt của ngƣời dân miền núi Tây Bắc trƣớc và sau Cách mạng tháng 8 - 1945. Tất cả những điều này sẽ đƣợc thể hiện rõ nét qua đoạn trích “Vợ chồng A Phủ” mà giờ học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hƣớng dẫn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

HS tìm hiểu về tác giả và tác phẩm.

- GV:

I.Tìm hiểu chung 1. Tác giả

a) Cuộc đời

+ Cho HS đọc Tiểu dẫn SGK + Căn cứ vào tiểu dẫn, em hãy nêu những nét chính về cuộc đời nhà văn Tô Hoài? - HS trả lời

- GV: Em hãy nêu đôi nét về sự nghiệp của nhà văn Tô Hoài?

Nguyễn Sen. - Quê quán:

+ Ông sinh ra và lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, Hà Đông (nay là Hà Nội).

+ Quê nội: làng Cát Động, thị trấn Kim Bài, Hà Đông (nay là Hà Nội).

-Cuộc đời

+ Tô Hoài lớn lên trong một gia đình nghèo làm nghề thủ công, dệt lụa.

+ Thời trẻ, ông đã phải lăn lộn và kiếm sống bằng nhiều nghề: gia sƣ, bán hàng, kế toán,… và nhiều khi thất nghiệp.

+ Năm 1943, ông gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc.

+ Nhiều năm liền, Tô Hoài làm lãnh đạo trong Hội nhà văn Việt Nam và Hội văn nghệ Hà Nội.

+ Hiện tại, ông đang sinh sống ở Hà Nội.

b) Sự nghiệp

- Lúc đầu, mới bƣớc vào nghề, ông viết thơ lãng mạn và truyện võ hiệp, sau đó chuyển sang văn xuôi hiện thực.

- Trƣớc cách mạng, đề tài chính của Tô Hoài là truyện viết về loài vật và cuộc sống của những ngƣời dân nghèo ở các vùng

-GV: Em có nhận xét gì về nhà văn Tô Hoài?

- HS: Trả lời

ngoại ô.

- Sau Cách mạng, đề tài sáng tác của Tô Hoài đƣợc mở rộng hơn, ông viết về dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc.

- Tác phẩm của Tô Hoài đa dạng về thể loại, phong phú về số lƣợng. Ông có gần 200 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau: tiểu thuyết, truyện ngắn, kí, tự truyện, tiểu luận, kinh nghiệm sáng tác và truyện thiếu nhi,… - Một số tác phẩm chính:

+ Dế Mèn phiêu lƣu kí (truyện, 1941) + O Chuột (tập truyện, 1942)

+ Truyện Tây Bắc (1953) + Miền Tây (tiểu thuyết, 1967) + Cát bụi chân ai (hồi kí, 1992)…

- Năm 1996, Tô Hoài vinh dự đƣợc nhà nƣớc trao tặng giải thƣởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

* Nhận xét

- Tô Hoài là một nhà văn viết rất khỏe. Ông là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam. - Tô Hoài là nhà văn có vốn hiểu biết phong phú và sâu rộng về con ngƣời, phong tục và tập quán của nhiều vùng miền trên đất nƣớc ta.

- GV: Em hãy cho biết tác phẩm “Vợ chồng A Phủ ra đời trong hoàn cảnh nào? - HS: Trả lời

- GV: Tác phẩm gồm mấy phần? Đoạn trích nắm ở phần nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- HS: Trả lời

- Cách kể chuyện tự nhiên, sinh động, cách miêu tả giàu chất tạo hình cùng vốn từ vựng giàu có của Tô Hoài luôn thu hút bạn đọc.

2. Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” a) Hoàn cảnh ra đời

- “Vợ chồng A Phủ” là một trong ba tác phẩm in trong tập “Truyện Tây Bắc” (năm 1953), (Vợ chồng A Phủ, Mƣờng Giơn, Cứu đất cứu Mƣờng).

- Tác phẩm là kết quả của chuyến đi dài tám tháng của Tô Hoài khi ông cùng bộ đội ta tiến lên giải phóng Tây Bắc. Nhà văn đã có thời gian ăn ở, sinh hoạt, gắn bó với ngƣời dân nơi đây. Đó chính là nền tảng để ông viết tác phẩm này.

b) Bố cục và vị trí

- Bố cục: tác phẩm gồm hai phần:

+ Phần đầu: viết về cuộc đời của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài.

+Phần sau: viết về cuộc sống vợ chồng cũng nhƣ hoạt động Cách mạng của Mị và A Phủ khi ở Phiềng Sa.

-Vị trí đoạn trích: Đoạn trích thuộc phần đầu tác phẩm.

-GV: Trên cơ sở đã soạn bài ở nhà, em hãy tóm tắt đoạn trích?

- HS: Trả lời

c) Tóm tắt đoạn trích

Đoạn trích kể về cuộc đời đôi trai gái đó là Mị và A Phủ ở Hồng Ngài.

Mị là cô gái trẻ đẹp, chăm chỉ, có tài thổi kèn lá, từng là mơ ƣớc của rất nhiều chàng trai trong vùng. Nhƣng vì ngày trƣớc bố mẹ Mị không đủ tiền cƣới phải đến vay nhà thống lí Pá Tra. Đến khi mẹ Mị chết mà số nợ vẫn còn. Vì vậy, Mị đã bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí. Kể từ khi sa chân vào nhà thống lí, Mị phải sống những chuỗi ngày tăm tối, khổ cực, bị đày đọa cả về thể xác lẫn tinh thần. Đã có lần Mị muốn chết nhƣng vì thƣơng cha nên Mị không đành lòng. Mị phải tiếp tục sống những tháng ngày đau khổ trong nhà thống lí. Mùa xuân, tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết vọng đến, bức tranh mùa xuân tƣơi tắn đã đánh thức tâm hồn Mị, niềm khao khát hạnh phúc và tình yêu trỗi dậy. Mị chuẩn bị váy áo đi chơi nhƣng bị A Sử ngăn lại và trói đứng nàng trong buồng tối.

Cũng trong đêm đó, A Sử phá cuộc chơi của trai làng nên bị A Phủ đánh. A Phủ là chàng trai khỏe mạnh, lao động giỏi nhƣng mồ côi, nhà lại nghèo không thể lấy nổi vợ. Vì đánh A Sử nên A Phủ bị bắt, đánh đập và phạt vạ

Hoạt động 2:

Hƣớng dẫn HS đọc- hiểu văn bản, tìm hiểu nhân vật Mị

- GV: Gọi HS đọc văn bản. Em hãy cho biết Mị đƣợc tác giả giới thiệu trực tiếp nhƣ thế nào?

- HS: Trả lời

GV Kết luận:

100 đồng bạc trắng và từ đó A Phủ trở thành ngƣời ở cho nhà tống lí Pá Tra. Một lần, trong lúc trông bò, vì mải bẫy nhím, A Phủ đã để hổ vồ mất một con bò nhà thống lí. Pá Tra tức giận trói đứng anh vào cái cọc bằng một cuộn dây. Lúc đầu, nhìn thấy cảnh tƣợng ấy Mị thản nhiên nhƣ không, nhƣng

Một phần của tài liệu Dạy đọc hiểu văn bản vợ chồng a phủ (trích vợ chồng a phủ tô hoài theo đặc trưng thể loại) (Trang 43 - 67)