Hướng dẫn HS đọc hiểu nhân vật

Một phần của tài liệu Dạy đọc hiểu văn bản vợ chồng a phủ (trích vợ chồng a phủ tô hoài theo đặc trưng thể loại) (Trang 35 - 43)

Nhân vật là một trong ba đặc trƣng cơ bản của thể loại tự sự. Nhân vật là linh hồn, là nơi tập trung tƣ tƣởng của tác phẩm và tác giả. Nó vừa là hình thức, vừa là nội dung để tác giả truyền tải thông tin thẩm mĩ đến bạn đọc. Vì vậy, hiểu và đánh giá đúng các nhân vật là điều vô cùng cần thiết.

CH1: Trong “Vợ chồng A Phủ”, em hãy kể tên các nhân vật? Xác định nhân vật chính? Nhân vật phụ?

DKTL: Trong “Vợ chồng A phủ”, có rất nhiều nhân vật. Nhân vật xuất hiện trực tiếp nhƣ: Mị, A Phủ, A Sử, Pá Tra, bố Mị, ngƣời chị dâu,… Nhân vật xuất hiện gián tiếp nhƣ mẹ Mị,… Thế nhƣng chỉ có hai nhân vật chính đó là Mị và A Phủ, trong đó Mị là nhân vật trung tâm quy tụ mọi tƣ tƣởng mà tác giả gửi gắm.

Sau khi đã xác định đƣợc nhân vật trung tâm là Mị và nhân vật chính là A Phủ, GV tổ chức hƣớng dẫn HS tìm hiểu hình tƣợng nhân vật để hiểu rõ đặc điểm ngoại hình, tính cách, đời sống nội tâm hay các mối quan hệ của nhân vật. Qua đó lí giải toàn bộ nội dung của tác phẩm.

* Hình tƣợng nhân vật Mị - Sự xuất hiện của Mị

DKTL: Mở đầu truyện, Mị đƣợc xuất hiện trong tƣ thế: “Ngồi quay sợi bên tảng đá trƣớc cửa, cạnh tàu ngựa”. Nét mặt “Dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nƣớc dƣới khe suối lên, cô cũng cúi mặt, mặt buồn rƣời rƣợi.”

CH2: Ngay từ đầu truyện, tác giả đã tạo ra sự đối nghịch. Theo em, sự đối nghịch ở đây là gì? Tác dụng?

DKTL: Đó là sự đối nghịch giữa một bên là cô gái âm thầm, lẻ loi, câm lặng “mặt lúc nào cũng cúi xuống buồn rƣời rƣợi”, hình ảnh cô gái đó lẫn vào các vật vô tri vô giác “tảng đá, tàu ngựa”, một bên là khung cảnh đông vui, tấp nập của nhà thống lí Pá Tra “nhiều nƣơng, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng”.

Cách giới thiệu ấy hé mở một thân phận bất hạnh, một cuộc đời cam chịu, cuộc đời nô lệ buồn khổ của Mị khi làm dâu nhà thống lí.

CH3: Em hãy nhận xét về cách tác giả giới thiệu nhân vật Mị?

DKTL: Tô Hoài đã tạo ra một tình huống “có vấn đề” trong lối kể chuyện truyền thống, ngƣời đọc cảm thấy ấn tƣợng và tò mò, cuốn ngƣời đọc tham gia tìm hiểu những bí ẩn về cuộc đời nhân vật.

CH4: Trƣớc khi về làm dâu nhà thống lí, Mị hiện lên gián tiếp qua cách kể tác giả nhƣ thế nào?

DKTL: Trƣớc khi về làm dâu nhà thống lí, Mị hiện lên là cô gái hội tụ nét đẹp của thiếu nữ miền sơn cƣớc, là bông hoa của núi rừng Tây Bắc, là niềm khao khát của bao chàng trai: Cô là ngƣời con gái trẻ đẹp (trai đứng nhẵn cả vách núi đầu buồng Mị), tài năng (có tài thổi sáo: bao ngƣời mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị) và đầy phẩm hạnh (chăm chỉ làm ăn: biết cuốc nƣơng, làm ngô). Yêu đời, yêu cuộc sống tự do, không ham phú quý; là ngƣời con hiếu thảo sẵn sàng lao động vất vả để trả nợ cho cha, thƣơng cha nên chấp nhận làm dâu nhà thống lí.

CH5: Em có nhận xét gì về Mị qua cách miêu tả của tác giả?

DKTL: Mị là một ngƣời con gái đẹp ngƣời, đẹp nết. Cô có đủ điều kiện để sống một cuộc đời hạnh phúc. Nhƣng sống dƣới chế độ thực dân và chế độ phong kiến tàn bạo thì sắc đẹp, tài năng và phẩm hạnh ấy lại trở thành hiểm họa cho chính cô.

- Cuộc đời của Mị khi làm dâu nhà thống lí Pá Tra

CH1: Đâu là nguyên nhân dẫn đến việc Mị trở thành con dâu nhà thống lí? DKTL: Do món nợ truyền kiếp từ đời trƣớc : Bố mẹ Mị lấy nhau, không có tiền cƣới, phải đến vay nhà Pá Tra “mỗi năm đem nộp lãi một nƣơng ngô. Đến tận khi hai vợ chồng già rồi mà vẫn chƣa trả đƣợc nợ. Ngƣời vợ chết vẫn chƣa trả đƣợc nợ”. Chính vì thế, Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra.

CH2: Khi trở thành con dâu gạt nợ Mị đã bị đày đọa nhƣ thế nào?

DKTL: Khi trở thành con dâu gạt nợ Mị bị đày đọa cả về thể xác và tinh thần. Về thể xác: Mị phải làm quần quật quanh năm suốt tháng không lúc nào đƣợc nghỉ ngơi: “Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, se đay, đến mùa đi nƣơng bẻ bắp”. Nơi ở của Mị là “căn buồng kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bàn tay”.

Về tinh thần: Mị phải lấy A Sử - ngƣời mình không yêu. Mị bị chế độ thần quyền đày đọa: bị đem về cúng trình ma nhà thống lí “chỉ còn biết đợi ngày rũ xƣơng ở đây thôi”.

Sự đày đọa ấy khiến Mị sống âm thầm nhƣ một cái bóng: “Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi nhƣ con rùa nuôi trong xó cửa”. Mị tê liệt cả lòng yêu đời và tinh thần phản kháng.

CH3: Qua việc tái hiện lại cuộc sống tăm tối, khổ cực của Mị, tác giả muốn nói điều gì?

núi: Hình thức cho vay nặng lãi buộc ngƣời lao động vào số phận nô lệ. Lên án những hủ tục lạc hậu: Cƣớp vợ trình ma.

Hai thế lực thần quyền và cƣờng quyền ấy đã dìm chết cuộc đời của con ngƣời có phẩm hạnh tốt đẹp nhƣ Mị.

- Sức sống tiềm tàng của Mị

Sức sống tiềm tàng của Mị đƣợc thể hiện rõ nhất trong : Đêm tình mùa xuânvà đêm cắt dây trói cứu A Phủ

+Trong đêm tình mùa xuân

CH thảo luận nhóm:

CH1 (Nhóm 1): Những tác động ngoại cảnh nào đã đánh thức lòng ham sống và khao khát hạnh phúc của Mị trong đêm tình mùa xuân?

DKTL: Có ba tác động ngoại cảnh chính đánh thức lòng ham sống và khao khát hạnh phúc của Mị trong đêm tình mùa xuân đó là:

Thứ nhất: khung cảnh mùa xuân tƣơi vui đầy sức sống và màu sắc: “Trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe ra nhƣ những con bƣớm sặc sỡ. Đám trẻ đợi tết, chơi quay, cƣời ầm trên sân chơi trƣớc nhà.” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai: tiếng sáo gọi bạn tình đi chơi khiến Mị “thiết tha, bồi hồi”. Lời bài hát giản dị, mộc mạc thúc giục tâm hồn Mị.

Thứ ba: bữa cơm cúng ma đón năm mới rộn ràng “Chiêng đánh ầm ĩ” và bữa rƣợu tiếp ngay bên bếp lửa.

Tất cả những yếu tố ngoại cảnh ấy tác động đến Mị, đánh thức sức sống tiềm ẩn bên trong con ngƣời Mị.

CH2(Nhóm 2): Nêu diễn biến tâm lí và hành động của Mị khi mùa xuân đến? DKTL: Diễn biến tâm lí và hành động của Mị:

Đầu tiên, khi nghe tiếng sáo, Mị nhẩm lại bài hát của ngƣời đang thổi sáo. Tiếp theo, Mị lén lấy hũ rƣợu, uống ừng ực từng bát. Cách uống rƣợu

không bình thƣờng. Mị uống rƣợu nhƣ đang uống những đắng cay của phần đời đã qua, uống khát khao của phần đời chƣa tới. Hơi rƣợu đó đã thổi bùng ngọn lửa khát khao trong lòng Mị, giống nhƣ một hòn than bấy lâu bị vùi dƣới lớp tro tàn.

Sức sống trỗi dậy, Mị thấy “mình còn trẻ lắm”, Mị muốn đi chơi. Mị thắp đèn cho sáng nhƣ muốn thắp sáng cuộc đời mình. Mị quấn lại tóc, rút váy hoa trên vách.

Hành động diễn ra liên tục, mỗi lúc một mạnh mẽ hơn. Chứng tỏ lòng khao khát tình yêu và hạnh phúc mãnh liệt.

Nhƣng giữa lúc sức sống đang căng tràn là lúc Mị bị vùi dập, chà đạp một cách phũ phàng bởi A Sử. Hắn trói đứng Mị vào cột nhà, quấn tóc Mị lên khiến Mị “Không cúi, không nghiêng đƣợc”. Mặc dù bị trói nhƣng tâm hồn Mị vẫn tự do theo tiếng sáo, theo những cuộc chơi.

Mặc dù bị đày đọa cả thể xác lẫn tinh thần nhƣng Mị vẫn khát khao hạnh phúc mãnh liệt: “Mị vùng bƣớc đi”.

Hành động mạnh mẽ, quyết liệt. Mị quên cả đau đớn, quên cả mình đang bị trói. Mị hành động nhƣ một ngƣời tự do. Đó chính là cuộc vƣợt ngục tinh thần của Mị trong nhà thống lí.

Trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài, chúng ta đã thấy đƣợc sức sống tiềm tàng đầy mãnh liệt trong con ngƣời Mị. Không dừng lại ở đó, sự phản kháng mãnh liệt, táo bạo ấy còn đƣợc thể hiện trong đêm cắt dây trói cứu A Phủ.

+ Trong đêm cắt dây trói cứu A Phủ:

CH1: Em hãy phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đoạn văn Mị cứu A Phủ để thấy đƣợc sự phản kháng của Mị?

DKTL: Ban đầu, khi thấy A Phủ bị trói, Mị hoàn toàn dửng dƣng, cô vẫn “thản nhiên thổi lửa hơ tay” vì Mị đã quá quen với những cảnh ngang trái

nhƣ thế này trong nhà thống lí Pá Tra.

Nhƣng sau đó, Mị đồng cảm khi nhìn thấy dòng nƣớc mắt chảy xuống hai hõm má đã xám lại của A Phủ. Dòng nƣớc mắt ấy khiến Mị nhớ lại đêm năm trƣớc “Mị cũng phải trói đứng thế kia”.

Mị xót thƣơng cho A Phủ, đó là lòng thƣơng của những con ngƣời cùng cảnh ngộ.

Mị nhận ra bộ mặt của cha con thống lí: “Chúng nó ác quá”. Mị nhận ra sự oan ức của A Phủ: “Ngƣời kia việc gì phải chết”.

Từ sự thức tỉnh ấy dẫn đến hành động táo bạo: cắt dây trói cứu A Phủ. Sức mạnh của lòng thƣơng ngƣời cùng sự khao khát tự do trỗi dậy khiến Mị vƣợt qua nỗi sợ hãi để cứu A Phủ và theo A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài.

Đây là đỉnh điểm của sự vùng dậy, chứng tỏ sức sống tiềm tàng bên trong con ngƣời Mị. Từ đêm tình mùa xuân đến đêm cứu A Phủ là một hành động tìm lại chính mình và tự giải thoát mình khỏi xiềng gông của cƣờng quyền, thần quyền.

Tóm lại, cuộc đời Mị có ý nghĩa tiêu biểu cho kiếp sống khốn khổ của ngƣời dân miền núi, bạo tàn không thể giết chết đƣợc sức sống của họ. Qua đó ta thấy đƣợc một quy luật: Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh. Mị là nhân vật sinh động và điển hình cho sức sống tiềm tàng, sức vƣơn dậy mạnh mẽ của ngƣời lao động. Từ trong hoàn cảnh tăm tối đọa đày vƣơn tới ánh sáng của nhân phẩm và tự do.

*Hình tƣợng nhân vật A Phủ - Sự xuất hiện của A Phủ

CH1: Cũng nhƣ Mị, A Phủ đƣợc Tô Hoài giới thiệu một cách đầy ấn tƣợng bắng sự xuất hiện đột ngột. Em hãy tìm các chi tiết miêu tả hoàn cảnh xuất hiện đột ngột đó?

chạy vụt ra, vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử. Con quay gỗ ngát lăng vào giữa mặt. Nó vừa kịp bƣng tay lên, A Phủ đã xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp.”

Tác giả sử dụng hàng loạt các động từ mạnh nhƣ: “Vụt chạy ra, vung tay, ném, xốc tới, kéo dập đầu, xé, đánh tới tấp” để diễn tả hành động nhanh, mạnh, dồn dập qua đó thể hiện tính cách mạnh mẽ, gan góc của A Phủ.

CH2: Cách giới thiệu về A Phủ nhƣ vậy có tác dụng gì?

DKTL: A Phủ đƣợc tác giả giới thiệu bằng sự xuất hiện đột ngột, gây ấn tƣợng, tạo sự chú ý cho ngƣời đọc rồi sau đó tác giả mới kể về lai lịch của anh. A Phủ xuất hiện trong cuộc đối đầu với A Sử cho thấy sự hiên ngang và đầy nghĩa khí của A Phủ.

- Thân phận và tính cách

CH1: Thân phận và tính cách của A Phủ đƣợc Tô Hoài thể hiện nhƣ thế nào? DKTL: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về thân phận: A Phủ là ngƣời có số phận bất hạnh.

A Phủ mồ côi cả cha lẫn mẹ (cha mẹ đều chết trong trận dịch đậu mùa). Từng bị bắt và bán xuống vùng ngƣời Thái. Nhƣng A Phủ trốn lên núi cao, lƣu lạc đến Hồng Ngài. A Phủ nghèo, không cha, không mẹ, không có nhà, suốt đời làm thuê, làm mƣớn. Phép làng và tục lệ cƣới khiến A Phủ không thể lấy nổi vợ.

Về tính cách: Cuộc sống khổ cực đã hun đúc cho A Phủ cá tính mạnh mẽ, gan góc, lối sống ƣa tự do. A Phủ là một tài năng lao động đáng quý: “Biết đúc lƣỡi cày, đục cuốc, cày giỏi và đi săn bò tót rất thạo.”

Tóm lại, A Phủ là chàng trai nghèo nhƣng ham tự do, chất phác, là đứa con của núi rừng Tây Bắc.

- Cảnh phạt vạ và sử kiện

là nguyên nhân khiến A Phủ rơi vào quãng đời đày đọa.

CH1: Cảnh phạt vạ và sử kiện diễn ra nhƣ thế nào? Qua đó, Tô Hoài muốn nói điều gì?

DKTL: Cảnh phạt vạ và sử kiện diễn ra:

Thống lí Pá Tra định mức phạt vạ là 100 đồng bạc trắng và cho A Phủ vay nộp. A Phủ trở thành ngƣời ở cho nhà thống lí.

Cuộc sử kiện kéo dài hàng giờ, cách sử kiện vô lí, cuộc sử kiện diễn ra trong cảnh: “Khói thuốc phiện tuôn ra các lỗ cửa sổ tun hút xanh nhƣ khói bếp và ngƣời thì đánh, ngƣời thì quỳ lạy, bê lễ, chửi bới. Xong một lƣợt đánh, kể, chửi, lại hát,… Cứ nhƣ thế, suốt chiều, suốt đêm. Còn A Phủ gan góc thì chịu đòn. Chỉ im lặng nhƣ cái tƣợng đá.”

Qua cách kể chuyện đó, ta thấy một bức tranh sinh động, cụ thể, giàu sức tố cáo về một tập tục lạc hậu của ngƣời dân miền núi. Dƣới ách thống trị tàn bạo của bọn chúa đất, cuộc sống của ngƣời dân nghèo thảm thƣơng, bị hành hạ và khinh rẻ. Kết quả là A Phủ phải trở thành con ở trừ nợ cho nhà thống lí Pá Tra.

- Cuộc chạy trốn tìm tự do và hạnh phúc.

CH1: Trong thân phận con ở, A Phủ đã phải làm những việc gì?

DKTL: A Phủ bị bòn rút sức lao động một cách thậm tệ, phải làm việc nặng nhọc và nguy hiểm nhƣ: “Đốt rừng, cày nƣơng, cuốc nƣơng, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, chăn ngựa,…” Việc gì A Phủ cũng “làm phăng phăng”.

CH2: Nguyên nhân khiến A Phủ bị trói chờ chết?

DKTL: Nguyên nhân là do khi đi chăn bò, A Phủ vì mải bẫy nhím để hổ vồ mất một con bò. A Phủ xin thống lí Pá Tra cho đi bắn hổ nhƣng thống lí không cho mà còn “trói đứng A Phủ vào cọc bằng dây mây quấn từ đầu tới vai”.

CH3: Khi bị trói đứng vào cột, A Phủ có thái độ nhƣ thế nào?

dòng nƣớc mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đen xạm lại”.

CH4: Khi đƣợc Mị cắt dây trói, A Phủ có thái độ nhƣ thế nào?

DKTL: A Phủ “khuỵu xuống không bƣớc nổi. Nhƣng trƣớc cái chết có thể tới ngay, A Phủ quật sức vùng lên chạy”.

Sau khi Mị nói: “A Phủ cho tôi đi với, ở đây thì chết mất”. A Phủ không thể bỏ rơi ngƣời đã cứu mình, anh nói: “Đi với tôi” nhƣ đền ơn, cứu lấy ngƣời cùng cảnh ngộ.

CH5: Em có nhận xét gì về nhân vật A Phủ?

DKTL: Tóm lại, A Phủ là chàng trai dũng cảm, chính trực, thật thà, là con ngƣời yêu tự do, phóng khoáng. Là ngƣời có lòng ham sống mãnh liệt, con ngƣời ấy đã tự giải phóng để tìm đến tự do cho cuộc đời mình.

“Vợ chồng A Phủ” xoay quanh hai nhân vật đó là Mị và A Phủ. Qua đó, ta thấy đƣợc cuộc sống tăm tối, cơ cực của ngƣời dân lao động miền núi. Mặc dù phải sống dƣới ách thống trị của bọn chúa đất nhƣng họ vẫn luôn khao khát một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tô Hoài bộc lộ niềm xót thƣơng, đồng cảm với ngƣời lao động, vạch trần bộ mặt tàn bạo, dã man của bọn chúa đất.

Một phần của tài liệu Dạy đọc hiểu văn bản vợ chồng a phủ (trích vợ chồng a phủ tô hoài theo đặc trưng thể loại) (Trang 35 - 43)