LSR đầu nguồn (head end LSR) phải nắm được các thuộc tính tài nguyên của tất cả các liên kết (link) trong mạng để tính toán đường LSP. Và các LSR chỉ có thể thực hiện được việc này bằng cách sử dụng các giao thức định tuyến trạng thái liên kết (link-state routing protocol) như là IS-IS hay OSPF, vì chỉ có giao thức định tuyến này mới quảng bá thông tin về tất cả các tuyến liên kết (link) đến tất cả các router trong
mạng. Do đó mà IS-IS và OSPF được mở rộng để phù hợp với môi trường hoạt động của MPLS-TE:
IS-IS có các trường Type-Length-Value mới (kiểu 22 TLV) để đính kèm các thông tin này trong các thông báo PDU link-state của nó.
OSPF có các định nghĩa thông báo Link-state mới ( kiểu 10 LSA). Việc sử dụng OSPF cho mạng MPLS là một nổ lực mới và mũi nhọn của IETF Working groups.
Sự cải tiến thao thức OSPF và IS-IS:
Một nút mạng có thể tiến hành định tuyến bằng giao thức CSPF cần phải có những thông tin không chỉ là trạng thái của đường dẫn mà còn những đặc tính khác nhau, chẳng hạn như băng thông chưa được sử dụng. Dựa vào những thông tin này, một nút mạng xét xem đường dẫn có vi phạm yêu cầu ràng buộc đặt ra hay không. Giải pháp được đưa ra là cải tiến các giao thức định tuyến như OSPF và IS-IS.
Trước đây, OSPF chỉ mang thông tin về trạng thái đường truyền thì nay với giao thức OSPF thông tin về đặc tính của đường dẫn được mang trong thành phần Opaque LSA (Opaque Link State Advertisement). Còn đối với giao thức IS-IS, thành phần chứa thông tin này là LSP (Link State Packet). Thông tin bao gồm một tập hợp các thành phần type-length-value, mỗi thành phần là một đặc tính xác định của đường truyền.
Như đã đề cập ở trên, khi thiết lập một LSP yêu cầu phải có sự dành sẵn tài nguyên trên toàn bộ đường truyền đó và vì vậy sẽ có sự thay đổi về đặc tính của đường truyền. Khi có sự thay đổi như vậy, nút mạng mà đường dẫn kết nối vào sẽ thực hiện quá trình quảng bá thông tin này đến tất cả các nút mạng. Điều này dẫn đến một số lượng lớn thông tin cập nhật lại bảng định tuyến đi trong mạng gây nên tình trạng quá tải. Hiện tượng này sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu suất hoạt động của mạng nên một số ngưỡng đã được đặt ra để tránh không xảy ra tình trạng nói trên. Ví dụ sự thay đổi của băng thông chưa được sử dụng của đường dẫn chỉ được thông báo khi nó vượt qua một giá trị ngưỡng qui định từ trước. Cả hai giao thức OSPF và IS-IS đều có những kỹ thuật thực hiện việc qui định một giới hạn để căn cứ vào đó một nút
Trở lại vấn đề quảng bá các thuộc tính liên kết (link), một khi LSR đầu nguồn (head-end LSR) nhận được các thông báo này thì nó không chỉ biết được mô hình (topology) mạng mà còn biết được thông tin tài nguyên khả dụng của từng liên kết (băng thông). Điều này rất cần thiết cho việc tính toán các đường thỏa mãn các yêu cầu trung kế lưu lượng.
Các giao thức IGP sẽ quảng bá các thuộc tính tài nguyên trong các trường hợp như sau:
Khi liên kết (link) thay đổi trạng thái (ví dụ :up, down,….). Khi tham gia thiết lập một LSP nhưng không thành công.
Theo một thời gian định trước (timer), router sẽ kiểm tra các thuộc tính tài nguyên và thực hiện quảng bá thông tin cập nhật.
Khi lớp tài nguyên của liên kết (link) thay đổi do thực hiện việc tái cấu hình bằng tay hoặc do băng thông khả dụng biến động qua các ngưỡng đặt trước.