Các thuộc tính của trung kế lưu lượng

Một phần của tài liệu kỹ thuật lưu lượng trong mpls (Trang 39 - 41)

Để xây dựng và duy trì trung kế lưu lượng, người ta tìm cách mô hình hoá nó bằng các tham số. Một thuộc tính là một tham số được gán và có ảnh hưởng đến các đặc trưng hành vi của trung kế lưu lượng. Các thuộc tính có thể được gán cụ thể thông qua hành động quản trị hoặc được gán ngầm ẩn bởi các giao thức bên dưới khi các gói được phân loại và ánh xạ vào FEC tại lối vào miền MPLS. Thực tế, một trung kế lưu lượng có thể đặc trưng hoá bởi:

• LSR lối vào và LSR lối ra của trung kế lưu lượng. • Tập các FEC được ánh xạ vào trung kế lưu lượng.

• Một tập các thuộc tính nhằm xác định các đặc trưng hành vi của trung kế.

Hai vần đề cơ bản có ý nghĩa đặc biệt là: Tham số hoá các trung kế lưu lượng và những quy luật sắp đặt và duy trì đường dẫn cho các trung kế lưu lượng.

Thuộc tính tham số lưu lượng (traffic parameter):

Đặc tả lượng băng thông yêu cầu bởi trung kế lưu lượng. Các đặc điểm lưu lượng bao gồm tốc độ đỉnh, tốc độ trung bình, kích thước cụm cho phép. Các tham số lưu lượng rất quan trọng vì nó chỉ ra các yêu cầu về tài nguyên của trung kế.

Là các tiêu chuẩn lựa chọn và duy trì đường dẫn cho trung kế lưu lượng. Các thuộc tính cơ bản và các đặc trưng hành vi liên quan đến chọn đường và quản lí đường cho trung kế lưu lượng được mô tả sau đây:

 Đường bắt buộc quản trị (Tunnel): được cấu hình bởi nhà điều hành. Một đường gọi là đặc tả toàn bộ nếu chỉ ra các hop yêu cầu giữa hai endpoint. Đặc tả một phần là nếu chỉ có một tập con các hop trung gian được chỉ thị.

 Phân cấp các ưu tiên đa đường ( Prority): khi thiết lập đường, các luật ưu tiên được áp dụng để chọn ra đường thích hợp từ danh sách đề cử. Trong tình huống có sự cố thì các luật ưu tiên này cũng được dùng để chọn một đường thay thế từ danh sách đề cử.

 Thuộc tính quan hệ (Affinity) lớp tài nguyên: Cho phép nhà quản trị mạng áp dụng các chính sách chọn đường để chấp nhận hoặc loại bỏ các liên kết. Mỗi liên kết được chỉ định một thuộc tính lớp tài nguyên. Quan hệ lớp tài nguyên là một chuỗi 32 bit kết hợp với mặt nạ lớp tài nguyên 32 bit.

 Thuộc tính thích ứng : Chỉ ra xem trung kế lưu lượng có nên được tái tối ưu hóa và định tuyến lại trên một đường khác hay không khi có sự thay đổi tài nguyên.

Thuộc tính ưu tiên / lấn chiếm (Prority/Preemtion): Đóng vai trò quan trọng trong các tình huống tranh chấp khi có nhiều trung kế cùng cạnh tranh tài nguyên. Có 2 loại độ ưu tiên được chỉ định cho trung kế:

Ưu tiên thiết lập (priority) : chỉ ra tầm quan trọng của trung kế lưu lượng và xác định thứ tự mà việc chọn tuyến được thực hiện khi thiết lập kết nối hoặc tái định tuyến khi xảy ra lỗi.

Độ ưu tiên cầm giữ (holding priority): xác định quyền lấn chiếm của các trung kế cạnh tranh và đặc tả độ ưu tiên cầm giữ tài nguyên. Thuộc tính này xác định xem trung kế này có thể lấn chiếm trung kế khác hay không. Việc lấn chiếm có thể được sử dụng để đảm bảo rằng các trung kế có độ ưu tiên cao được định tuyến trên những con đường thuận lợi trong môi trường phân biệt dịch vụ. Lấn chiếm cũng được sử dụng để

Thuộc tính đàn hồi: Xác định các hành động của trung kế khi xảy ra lỗi và có thể đặc tả:

 Không tái định tuyến trung kế lưu lượng.

 Tái định tuyến trên đường đáp ứng yêu cầu tài nguyên.  Tái định tuyến đến bất kì đường nào không quan tâm

đến tài nguyên liên kết.

Thuộc tính khống chế (Policing) : thuộc tính khống chế xác định những hoạt động được thực hiện khi một trung kế lưu lượng không tuân thủ mức dịch vụ đã đặc tả ở các tham số lưu lượng,

Một phần của tài liệu kỹ thuật lưu lượng trong mpls (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w