Giới thiệu về trạm bơm

Một phần của tài liệu 1.NHÀ MÁY NƯỚC HÀM RỒNG (Trang 43)

Trạm bơm bao gồm có 6 bơm và một máy thổi khí. Trong đó có 2 bơm cao tần có công suất Q=560m3/h và 2 bơm nhỏ có công suất Q=140m3/h.

Công dụng của 2 loại bơm này dùng để bơm nước sạch tới đài điều hòa, 2 bơm nước rửa lọc có công suất Q=250m3/h và một máy thổi khí dùng cho quá trinh rửa lọc.

Hình: 4.5: Trạm bơm cấp II 4.2.4.2. Vận hành trạm bơm

Công nhân vận hành trạm bơm có thể chọn một trong hai chế độ sau: - Vận hành theo chế độ tự động

Bảng 4.6: Khởi động trạm bơm

Mục Thiết bị Thao tác thực hiện

1 Đảm bảo rằng trạm bơm đã ở tình trạng ban đầu

Kiểm tra tình trạng ban đầu

2 Bật một bơm từ tủ điều khiển Ấn nút “STAR”trên tủ điều khiển 3 Kiểm tra và điều chỉnh áp suất

theo chỉnh trên đồng hồ

4 Nếu khởi động trên máy bơm Quay trở lại mục 2 và điều chỉnh áp suất

Bảng 4.7: Dùng trạm bơm

Mục Thiết bị Thao tác thự hiện

1 Đóng van trên đường ống đẩy Nhấn nút “CLOSE” 2 Nếu cần tắt thêm máy bơm Thực hiện như mục 1 3 Tắt khẩn cấp Nhấn nút”ESTOP”

Nguồn: Cty cấp nước Thanh Hóa

- Vận hành theo chế độ bằng tay:

Bảng 4.8: Khởi động trạm bơm

Mục Thiết bị Thao tác thực hiện

1 Đảm bảo rằng trạm bơm đã ở tình

trạng ban đầu Kiểm tra tình trạng ban đầu 2 Các van với bộ dẫn động AUMA

trên đường đẩy Công tắc vị trí điều chỉnh tại chỗ 3 Bật công tắc cạnh bơm Nhấn nút xanh “ON”từ từ mở van

đường ốngcđẩy và điều chỉnh áp suất 4 Nếu cần mở thêm máy hoạt động Thự hiện như mục 2 đồng thời kiểm

tra áp suất và điều chỉnh lại(nếu cần)

Bảng 4.9: Dừng máy bơm

Mục Thiết bị Thao tác thực hiện

1 Tắt một bơm tại công tắc tại chỗ Đóng van trên đường ống đẩy 2 Nếu cần tắt thêm máy bơm Thực hiện như mục một 3 Tắt khẩn cấp Nhấn nút “OFF”

Nguồn: Cty cấp nước Thanh Hóa

4.2.4.3. Yêu cầu trong khi vận hành trạm bơm

Toàn bộ trạm bơm phải được liên tục kiểm tra độ rung, độ kín khít, nhiệt độ gối đỡ, nhiệt độ động cơ.

Khi có bất kỳ một máy bơm nào được bật hoặc tắt phải kiểm tra lại áp suất của tất cả các máy bơm đang hoạt động và điều chỉnh lại (nếu cần)

Đảm bảo rằng thời gian hoạt động của các máy bơm tương đương nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi khởi động một máy bơm thì phải chọn máy bơm có thời gian hoạt đọng ít nhất.

4.2.5. Trạm định lượng Clo

Clo được cung cấp từ thùng một tấn, hai thùng Clo được nối tiếp với thiết bị chuyển đổi tự động, trạm gồm hai hệ thống định lượng có công suất Q = 2kg/h cho việc khử trùng và một hệ thống có công suất 8kg/h cho việc xử lý sơ bộ Clo.

Hình 4.6: Trạm định lượng Clo 4.2.5.1. Cảnh báo khi làm việc tại định lượng Clo.

- Clo là một loại khí nguy hiểm. Để tránh nguy hiểm người vận hành trạm định lượng Clo phải tuyệt đối tuân theo các chỉ dẫn làm việc và quy trình vận hành trạm một cách cẩn thận

- Chỉ những nhân viên đã qua đào tạo mới được vận hành trạm Clo.

4.2.5.2. Các chỉ dẫn khi làm việc tại trạm Clo

- Khi thay bình Clo hoặc làm bất kỳ công việc nào trên đường ống có chứa khí Clo phải:

Có ít nhất hai người để thực hiện và đeo mặt nạ phòng độc đảm bảo tiêu chuẩn, đi ủng và đeo găng tay.

Chạy quạt thông gió trước khi vận hành các thiết bị clo.

Trong quá trình vận hành trạm Clo phải thường xuyên theo dõi thiết bị báo hiệu nồng độ Clo trong không khí. Nếu nồng độ clo lớn hơn 5ppm phải dừng ngay việc vận hành và thực hiện các thao tác cần thiết để khắc phục sự rò rỉ của Clo, đồng thời phải báo cáo ngay cho tổ chức kĩ thuật hoặc giám đốc phân xưởng và giám đốc xí nghiệp.

Nếu khí Clo bị rò rỉ trước hết phải tránh xa trạm clo và khu vực xung quanh, sau đó thực hiện các thao tác cần thiết để khắc phục sự rò rỉ.

Tại phòng chứa bình clo được lắp hai bình cảm biến dò khí clo. Khi nồng độ clo trong phòng chứa lên mức 1.5mg/l thì các cảm biến sẽ phát tín hiệu báo động. Khi nồng độ clo lên mức 3mg/l thì hệ thống phun nước sẽ hoạt động. Nước từ giàn

phun sẽ hòa tan clo trong không khí. Trong trường hợp khí clo thoát ra và thiết bị rò clo bị mất tác dụng thì phải vặn vòi phun bằng tay tại phòng vận hành.

Khi mất điện đột xuất phải đóng ngay van bình chứa clo. Liên tục kiểm tra độ rung, độ ồn của các bơm tăng áp. Cấm sử dụng trạm clo vào mục đích khác.

4.2.5.3. Quy trình thay bình Clo

- Đóng chặt van trên bình Clo

- Đợi khi thiết bị tự động chuyển sang bình thứ hai. Chuyển thiết bị lựa chọn tới bình cần thay và đợi cho tới khi thiết bị lựa chọn tự động chuyển sang bình kia, lúc này khí Clo trong đường ống đã được hút hết

- Đóng van trên đường ống kim loại

- Tháo vít và tháo van nối ống kim loại với bình - Đóng nắp bảo vệ van của bình

- Đóng nắp bên ngoài bảo vệ van - Thay đổi bình clo bằng cầu nâng

- Mở nắp đậy của van nối ống vào bình và xiết chặt ống - Mở van trên đường ống nối kim loại

- Mở van trên bình trong thời gian năm giây

- Dùng ammoniac để kiểm độ rò rỉ: Nếu có khói trắng tức là Clo đang bị rò rỉ

- Nếu không có rò rỉ: mở van trên đầu bình và kiểm tra độ rò rỉ như bước 11. - Nếu không có rò rỉ Clo, tháo mặt nạ ra một cách từ từ, nếu ngửi thấy mùi Clo, lập tức đeo mặt nạ vào ngay và quay lại thực hiện bước 5.

4.2.5.4. Vận hành định lượng Clo

- Mở van một trong hai bình

- Chỉ sử dụng một trong các thiết bị: Bơm kĩ thuật, định lượng: EJECTO - Khi vận hành định lượng 1: lắp ống ra của thiết bị chuyển đổi và thiết bị định lượng 1.

- Mở van trước và sau EJECTO 1

hai máy) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sau khi bơm kĩ thuật làm việc điều chỉnh lượng theo vạch theo ống chỉ thị định lượng Clo theo yêu cầu khử trùng.

Chú ý: trường hợp định lượng không làm việc (thiết bi không nâng lên trong ống chỉ thị): kiểm tra EJECTO. Kiểm tra ống dẫn hơi clo.

Dừng vận hành

+ Đóng van đầu bình Clo.

+ Dừng bơm kĩ thuật (sau khi đồng hồ đo áp đã chỉ về số 0) + Đóng định lượng

4.2.5.5. Yêu cầu trong khi vận hành trạm Clo

- Liên tục kiểm tra các bơm tăng áp về độ rung và độ ồn

- Thường xuyên theo dõi thiết bị báo hiệu nồng độ Clo trong không khí tại trạm

- Khi các máy bơm nước thô ngừng làm việc vi lý do nào đó thì ta kiểm tra ngay lập tức việc châm Clo đã được tắt hay chưa.

- Khi các bơm nước sạch được tắt, phải tắt ngay lập tức các bơm định lượng Clo

- Khi mất điện đột xuất phải đóng ngay van bình chứa clo để đảm bảo an toan trong lao động.

- Châm Clo xử lý sơ bộ: xem hướng dẫn vận hành và chỉ định bộ phận hóa nghiệm

- Châm Clo khử trùng: xem hướng dẫn vận hành và chỉ định bộ phận hóa nghiệm

4.2.6. Khu vực trạm định lượng phèn

4.2.6.1. Giới thiệu chung

- Số lượng bể trộn phèn có 2 bể, mỗi bể có thể tích là: 1,5 x 1,5 x 1,8 = 4,05 (m3)

- Bơm phèn gồm có 3 bơm có công suất mỗi bơm là 210 (l/h) - Phèn được dùng là phèn nhôm AL2(SO4)3. 18H2O

khi nào lượng nước thô thay đổi thì lượng phèn cũng cần phải điều chỉnh cho phù hợp.

Phèn có tác dụng tạo bông, tạo kết tủa cho quá trình lắng lọc loại bỏ tạp chất cơ học dễ dàng và thuận lợi.

Trạm định lượng phèn được vận hành bằng tay không có khóa liên động và không vận hành tự động.

Trạm định lượng phèn được thiết kế để châm 25mg/l sunphat nhôm vào nước thô.

Có hai điểm châm được lắp trong máy trộn tĩnh bố trí trên đường ống nước thô và các bể lắng.

Bảng 4.10: Tình trạng ban đầu của trạm định lượng phèn

Mục Thiết bị Kí hiệu Tình trạng

1 Các điểm lấy mẫu và xả rửa Đóng 2 Có ít nhất một bể chứa đầy

dung dịch phèn, máy khuấy của bể này đang chạy

09-MX-01-A/B Mức tối thiểu 0.5m

3 Van xả ( đầu ra ) của bể đầy

phèn 09-BC-01-A/B-01 Mở 4 Các van ở ống hút của tất cả

các bơm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

09-BC-01-A/B-03

09-BC-01-B-07 Mở 5 Các van ở đầu có áp của tất cả

các bơm 09-BC-01-A/B-04 Mở 6

Các van trên đường ống định lượng

09-BC-01-A-12 09-BC-01-A-

07/13

Mở

7 Nếu dung dịch trong bể xuống mức tối thiểu là 0.5m thì cần tắt máy khuấy

Nguồn: công ty cấp nước Thanh Hóa

4.2.6.2 Chuẩn bị dung dịch phèn

Trạm định lượng này được thiết kế sử dụng với dung dịch phèn có nồng độ từ 5-10% trung bình là 7,5%. Có hai bể hoạt động song song.

Nếu mức dung dich phèn trong 1 bể đang sử dụng xuống quá thấp (xấp xỉ 0,5 m, do vậy mà ta có thể thấy 8 viên đá lát đếm từ trên xuống ) khi đó cần thực hiện những thao tác sau:

-Đóng van xả của bể đang sử dụng và mở van xả của bể còn lại. -mở cho nước vào bể đã cạn để chuẩn bị trộn phèn

-Cần đổ vào bể 10 bao phèn (mỗi bao 25 kg)

-Nướ được đưa vào bể trộn phèn cho đến khi nước đầy chắn ngang đóng van nước lại

-đợi một tiếng sau có thể sử dụng dung dịch

Số lượng bao phèn cần bổ sung tương ứng với khối lượng nước và chất lượng nước thô cần xử lý.

4.2.6.3 Định lượng phèn

Nhà máy xử lý nược được thiết kế cho tỉ lệ định lượng phè là 35 mg/l theo đánh giá trong tương lai tỉ lệ này có thể giảm xuống.

Khối lượng định lượng dung dịch phèn phải được điều chỉnh theo lưu lượng nước thô.

Khởi động trạm định lượng phèn

Việc khởi động trạm định lượng phèn cần thực hiện nếu các bơm nước thô được khởi động.

Đảm bảo tình trạng ban đầu của trạm đã được điều chỉnh.

Khởi động 1 bơm định lượng bằng công tắc trên tủ điều khiển trong tram hóa chất và điều chỉnh lưu lượng theo yêu cầu.

Dừng định lượng phèn.

Cần dừng châm phèn nếu các bơm nước thô được tắt

Hoạt động của trạm định lượng phèn.

Việc châm phèn cần được thực hiện song song khi nước thô được bơm vào để xử lý. Cần liên tục kiểm tra mức dung dịch phèn trong bể cũng như lưu lượng tới điểm châm .bất cư khi nào lưu lượng nước thô thay đổi thì lưu lượng dung dịch phèn cũng cần thay đôi cho phù hợp.

KẾT LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH một thành viên cấp nước Thanh Hóa, được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo của công ty, các anh chị công nhân trong nhà máy. Chúng tôi đã có điều kiện để tiếp xúc với thực tế sản xuất, cũng cố lại những kiến thức lý thuyết đã học trong trường. Nắm bắt được quy trình và điều kiện công nghệ các công đoạn trong quá trình sản xuất sản phẩm chính của công ty.

Bên cạnh đó chúng tôi cũng nhận thấy tại công ty còn có một số vấn đề chưa được hợp lý có thể điều chỉnh cho phù hợp hơn.

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty, các anh chị công nhân trong nhà máy, các thầy cô và các bạn đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đợt thực tập.

Một phần của tài liệu 1.NHÀ MÁY NƯỚC HÀM RỒNG (Trang 43)