CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ

Một phần của tài liệu 1.NHÀ MÁY NƯỚC HÀM RỒNG (Trang 34 - 37)

4.2.1. Bể phản ứng

4.2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ

Tại bể phản ứng sẽ diễn ra quá trình keo tụ. Keo tụ là quá trình thô hóa các hạt phân tán và chất nhũ tương dưới ảnh hưởng của chất bổ sung đó là chất keo tụ. Chất keo tụ (là phèn nhôm) sẽ thực hiện phản ứng thủy phân với nước tạo thành các bông hydroxit kim loại có khả năng hút các hạt lơ lửng trong nước và lắng nhanh xuống đáy.

Quá trình keo tụ tạo bông diễn ra phản ứng thủy phân của muối nhôm được tóm tắt như sau:

Al3+ + 3HOH = Al(OH)3↓ + 3H+

Theo phản ứng trên, hydroxit nhôm keo tụ lôi kéo các chất lơ lửng kết tủa được đưa sang bể lắng và quá trình lắng chủ yếu được xảy ra ở đây

4.2.1.2. Kích thước:

Bể phản ứng gồm có 4 bể có tổng diện tích là: (2,5 x 4 x 4,5) x4=180(m3) trong đó chiều cao của bể là 4 m, chiều dài là 4,5 m và chiều rộng là 2,5 m

Hình 4.1: Bể phản ứng 4.2.1.3. Vận hành.

trạm bơm cấp một cung cấp nước thì bể tự hoạt động.

- Khi khởi động phản ứng: không cần thao tác nào để khởi động bể phản ứng - Dừng bể phản ứng: không cần thao tác nào

- Yêu cầu trong khi vận hành bể phản ứng:

Mỗi tuần một lần bùn ở tất cả các bể phản ứng phải được xả bằng thủ công hoặc trong môi trường cần thết khi quá trình tạo bông kết tủa kiềm.

4.2.2. Bể lắng Lamen

4.2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ

Bể lắng: Các tấm lamen được đặt nghiêng so với mặt bằng của đáy bể góc 600, chúng có chức năng giữ lại các cặn hữu cơ không tan, tăng thời gian lưu cho quá trình tạo bông và lắng các bông cặn khi khối lượng của chúng tăng lên.

4.2.2.2. Kích thước

Bể lắng lamen: gồm bốn bể kéo dài được thông với bể phản ứng có tổng thể tích là (2,5 x 28 x 4,5) x 4=1260(m3)

Hình 4.2: Bể lắng lamen 4.2.2.3. Vận hành:

Mục Thiết bị Tình trạng

1 Điểm lấy mẫu và điểm rửa Đóng 2 Toàn bộ các van xả bùn Đóng

3 Toàn bộ các van đầu vào Mở

- Khi khởi động bể lắng: không cần thao tác nào để khởi động lắng - Dừng bể lắng: không cần thao tác nào

- Yêu cầu trong khi vận hành bể lắng

Mỗi tuần một lần bùn ở tất cả các bể lắng phải được xả bằng thủ công hoặc trong trường hợp cần thiết khi quá trình tạo bông kết tủa kiềm.

4.2.3. Bể lọc áp lực

4.2.3.1. Chức năng, nhiệm vụ

Nước sau khi qua bể lắng được đưa tới bể lọc áp lực để loại bỏ triệt để các bông cặn còn sót lại ở trong nước. Các hạt cặn này được giữ lại trên bề mặt vật liệu lọc, phần nước trong được dẫn vào bể chứa.

Bể lọc áp lực là loại bể lọc nhanh, thường được chế tạo bằng thép có dạng hình trụ đứng và hình trụ ngang.

Ưu điểm của việc sử dụng áp lực so với các bể lọc chậm, bể lọc nhanh phổ thông, bể lọc hai chiều, bể lọc hạt lớn là:

-Phù hợp với công suất chậm -Tiết kiệm diện tích sử dụng

-Thiết bị cơ động, dể dàng vận chuyển và thay đổi vị trí -Lưu lượng nước xử lý ổn định

-Thời gian rửa lọc nhanh -Hiệu suất xử lý cao.

Một phần của tài liệu 1.NHÀ MÁY NƯỚC HÀM RỒNG (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w