1. THÀNH TỰU
Sinh sản vô tính đã tồn tại nhiều thập niên qua và cũng đã đạt dươc nhiếu thành công to lớn nhưng có lẽ gặt hái nhiều thành công nhất trong lĩnh vực nhân bản vô tính ở động vật:
Bước ngoặc quan trọng nhất là sự ra đời cừu Dolly (1997) bằng cách nhân bản vô tính theo cách này thì nhân của trứng sẽ bị đẩy ra khỏi trứng và được thay thế bằng nhân của một tế bào của con vật được chọn để nhân bản. Sau đó người ta sẽ tác động vào trứng để cho nó chuyển hoá. Sau một vài sự chuyển hoá, phôi vô tính sẽ được chuyển vào dạ con hoặc rút ra tế bào mầm từ phôi vô tính.
Tiếp theo sự ra đời của Dolly thì một loạt các động vật khác cũng được nhân bản thành công.
2004 một con chuột được tạo dòng bằng nhân của tế bào thần kinh khứu giác điều này khẳng định nguồn nhân cung cấp cho kỹ thuật tạo dòng có thể được lấy từ các tế bào mà bình thường chúng không có khả năng phân chia (sách công nghệ sinh học người và động vật).
Hình 20. chuột được tạo dòng bằng nhân của tế bào thần kinh khứu giác
Gần đây Mỹ cũng đã thành công trong việc nhân bản chuột từ tế bào gốc trưởng thành lấy từ da. Tỷ lệ nhân bản thành công của phương pháp này là 5.4%(chuột đực) cao hơn các phương pháp khác. Công trình này đã được công bố trên tạp chí
của Viện hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ số ra ngày 12/2/2008. Với thành công này, nhà nghiên cứu Jinsong Li nhận định việc sử dụng tế bào gốc da trưởng thành đã được làm sạch như là nguồn hạt nhân tế bào đạt được hiệu quả cao hơn nhiều so với phương pháp thay nhân thông thường.
Mèo ‘LITTLE Nicki”đã được ra đời và được công ty Công nghệ sinh học tại Califonia bán với giá 50.000USD Little Nicky được nhân bản vô tính từ chú mèo già 17 tuổi thuộc giống Maine Coone. Hiện tại công ty này đang có dịch vụ gọi “ngân hàng thú nuôi” cho phép chủ nhân các con vật nuôi gửi đến những mẫu mô tế bào để thực hiện nhân bản vô tính.
Hình 21. Mèo ‘LITTLE Nicki”
Trung Quốc cũng vừa mới nhân bản vô tính thành công chú lợn đầu tiên của nước này và được coi là đột phá về khoa học của Trung Quốc. Chú heo nặng 1.1kg đã ra đời khỏe mạnh theo phương pháp nhân bản vô tính tại tỉnh Bắc Giang miền trung Trung Quốc với thành công này nghiên cứu của Trung Quốc trong lĩnh vực nhân bản vô tính đã đạt tới trình độ thế giới. Đây là nước thứ 7 nhân bản vô tính thành công sau Anh, Nhật Bản, Australia, Mỹ, Hàn Quốc, Đức. Trước đó Trung Quốc đã nhân bản thành công bò, dê.
Năm 2008 một công ty Công nghệ sinh học của Hàn Quốc cũng đã nhân bản thành công 4 con chó có khả năng dùng mũi ngửi và phát hiện bệnh ung thư ở người. Bốn con chó này được sinh ra từ mô tế bào của một con chó tha mồi giống Labrador ở Nhật Bản. Các nhà nghiên cứu ở một số nước đang tiến hành kiểm ra xem liệu những con chó có khả năng phát hiện ra bệnh ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư da ở giai đoạn sớm và còn có khả năng chữa trị hay không.
Năm 2006, Hungary cũng đã nhân bản vô tính thành công chuột từ các tế bào cơ thể sống. Theo nhận định của giáo sư Andras Dinnyes thì con chuột nhân bản vô tính này có tên là Klonilla, là một bước quan trọng để chuẩn bị cho một thế hệ công nghệ.
Hình 22. Nhân bản vô tính thành công chuột từ các tế bào cơ thể sống
Một bước tiến quan trọng là đã nhân bản thành công loài linh trưởng. Những bước đột phá công nghệ đã cho phép các nhà khoa học Anh lần đầu tiên đã nhân bản thành công 12 cái phôi từ những con khỉ trường thành.
2. ỨNG DỤNG
Ứng dụng trong nông nghiệp
Sinh sản vô tính sẽ cho ra nhiều thịt hơn, thịt ngon hơn.Theo ông Jim Greenwood Chủ tịch kiêm tổng đám đốc của tổ chức công nghiệp công nghệ sinh học (BIO),cho biết từ khi con cừu Dolly ra đời cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã tìm ra kĩ thuật nhân bản an toàn hơn và chất lượng cao hơn, nhớ đó đã cho ra đời những con vật lành mạnh hơn.
Về ứng dụng của công nghệ sinh học sinh sản vô tính ông cho biết: “hiện nay chúng tôi đang sử dụng công nghệ này để sản xuất thực phẩm và an toàn thực phẩm tại các nước đang phát triển, sức khoẻ của gia súc và an toàn của nguồn cung cấp thực phẩm. Sinh sản vô tính cũng có thể khắc phục được nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động vật hoang dã, như gấu trúc khổng lồ”.
Tháng 12/2006 FAD đã công bố bản dự thảo trong đó có kết luận rằng thịt và sữa của động vật sinh sản vô tính là an toàn đối với người tiêu thụ.
Đồng thời việc nhân bản động vật còn hứa hẹn tạo ra những con vật có những đặc điểm tốt hơn điều này thật có ý nghĩa trong việc tạo giống gia úc.
Cấy truyến phôi cũng là một phương pháp đặc biệt, áp dụng công nghệ cao trong việc sớm tạo ra những con giống tốt làm hạt nhân của đàn bò sữa. Công nghệ cấy truyền giúp nâng cao khả năng chống bệnh cho bò, nhân nhanh giống tốt,quý hiếm ra thực tế sản xuất trên cơ sở khai thác triệt để tiếm năng di truyến của các cá thể cái cao sản, nâng cao khả năng sinh sản, tăng năng suất sữa thịt, làm ngắn thời gian tuyển chọn cá thể. Ví dụ, một con bò chuyển phôi có thể tạo ra nhiều bê chất lượng cao.
Ứng dụng khác của nhân bản
Làm giảm thiểu các chất độc hại ra môi trường. Chẳng hạn như heo tạo dòng Enviropig có khả năng làm giảm tối đa các phosphate dư thừa trong môi trường. Gần đây loài động vật này được phát triển nhiều ở Canada.(sách công nghệ sinh học người và động vật)
Ứng dụng trong y-sinh học
Các nhà khoa học Mỹ dùng tế bào gốc từ sinh sản vô tính đã điều trị thành công bệnh Pakinson ở chuột, mở ra hy vọng điều trị bệnh cho con người. Ở nguời mắc bệnh Pakinson các tế bào thần kinh điều khiển hoạt động của các cơ hoặc là bị chết hoặc là bị hư hỏng.Thông thường, những tế bào này tạo ra hóa chất có tên là dopamine,giúp phối hợp chức năng của các cơ bắp trong cơ thể và tạo ra các chuyển động. Người bị bệnh thiếu doopamine nên các cơ không được điều khiển đúng chức năng gây nên sự liệt rung. Trong liệu pháp nhân bản vô tính, các nhà khoa hoc đã lấy nhân tế bào đưa vào trứng đã bỏ nhân. Các tế bào này có thể phát triển thành một dạng phôi và người ta có thể thu tế bào gốc dùng để trị bệnh.
KẾT LUẬN
Thông qua những dữ liệu được cập nhật và nêu trong bài báo cáo, có thể thấy được rằng Sinh Sản Vô Tính là một hình thức sinh sản đã tồn tại từ rất lâu đời, và giữ được tầm quan trọng cho đến ngày hôm nay cũng như trong tương lai đối với sự tồn tại và phát triển của sinh giới! Những thành tựu đạt được từ Sinh Sản Vô Tính đã đem đến cho con người rất nhiều lợi ích! Nhưng không có điều gì là không có mặt trái. Mặt trái cảu sinh sản vô tính phụ thuộc rất nhiều vào đạo đức của những nhà khoa học, của những nhà sinh sản vô tính!
Sau khi làm bài báo cáo về Sinh Sản Vô Tính, nhóm chúng tôi đã khái quát ro hơn về hình thức sinh sản vô tính, phần nào phân biệt được sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính, cũng như phần nào giúp mọi người có cái nhìn ro ràng và đúng đắn hơn xung quanh những vấn đề về việc “hiện đại hóa”, “thương mại hóa” hình thức sinh sản vô tính. Hơn ai hết, chính chúng tôi cùng các bạn – những sinh viên khoa Sinh
học – được tiếp cận trực tiếp với những vốn kiến thức về môn khoa học Sinh Học – phải là người có nhận thức đúng về vấn đề đạo lý sinh học, qua đó giúp những người xung quanh nhận thức đúng đắn và có niềm tin hơn vào khoa học Sinh học – môn khoa học đem lại nhiều lợi ích to lớn cho sinh giới trong đó có chính con người chúng ta!