lửa-pluton Mesozoi muộn rìa lục địa tích cực Đà Lạt
Theo các kết quả nghiên cứu về đặc điểm địa hóa nguyên tố đất hiếm, nguyên tố vết ở trên, có thể đƣa ra một số nhận định về nguồn gốc magma của các phức hệ trong phạm vi rìa lục địa tích cực Đà Lạt nhƣ sau:
Các đá phun trào hệ tầng Đèo Bảo Lộc-Nha Trang có đặc tính chung là giàu nhóm đất hiếm nhẹ so với nhóm đất hiếm nặng, tỷ lệ giữa nhóm đất hiếm nhẹ so với đất hiếm nặng (La/Lu, Ce/Yb), hoặc giữa các nguyên tố trong nhóm nhẹ (La/Sm) và trong nhóm nặng (Gd/Lu) gần nhƣ nhau, có hàm lƣợng cao của nhóm nguyên tố ƣa đá ion lớn (K, Rb, Ba, Th) và đất hiếm nhẹ (La, Ce), đồng thời có hàm lƣợng thấp của nhóm nguyên tố bền vững cao (Zr, Hf, Ti, P) và đất hiếm nặng (Y, Yb), đặc biệt là Ta-Nb có dị thƣờng âm so với các nguyên tố đứng trƣớc (Th) và sau (Ce). Những đặc điểm trên cho thấy 2 hệ tầng trên có tính cùng nguồn magma, hình thành trong bối cảnh địa động lực đới hút chìm (Brown, 1984) và có những đặc điểm của magma cung núi lửa. Có thể đánh giá trong quá trình phân dị kết tinh, các đá của hệ tầng Đèo Bảo Lộc-Nha Trang có đặc tính chung là hàm lƣợng các nguyên tố đất hiếm nhẹ đƣợc làm giàu lên và các nguyên tố đất hiếm nặng bị làm nghèo đi. Dị thƣờng âm Eu rất rõ nét chứng tỏ dung thể magma bị hỗn nhiễm vỏ, dung thể magma nguyên sinh thành tạo hệ tầng Đèo Bảo Lộc-Nha Trang do quá trình trộn lẫn magma trong bối cảnh địa động lực đới hút chìm.
Các đá phức hệ Định Quán-Đèo Cả có sự tăng cao rõ rệt hàm lƣợng nhóm đất hiếm nhẹ so với nhóm đất hiếm nặng, xuất hiện dị thƣờng âm của Eu, các tỷ số (Ce/Yb)cn, (La/Lu)cn và (La/Ce)cn gần nhƣ bằng nhau chứng minh cho tính cùng nguồn magma của 2 phức hệ. Bên cạnh đó là sự tăng cao hàm lƣợng của nhóm nguyên tố ƣa đá ion lớn và sự giảm thấp hàm lƣợng của nhóm nguyên tố bền vững cao, đặc biệt là Ta và một phần Nb mang đặc điểm địa hóa của tổ hợp magma liên quan với đới hút chìm (Pearce, 1984). Biểu đồ phân chia các kiểu kiến tạo granit của Pearce (1984) (hình 20a, b), các điểm biểu diễn granitoid kiềm-vôi Định Quán-
60
Đèo Cả đều nằm trong trƣờng granit cung núi lửa. Từ những đặc điểm trên có thể nhận định rằng phức hệ Định Quán-Đèo Cả hình thành trong bối cảnh địa động lực đới hút chìm có những đặc điểm của magma cung núi lửa và có tính cùng nguồn magma.Trên hình 27, đƣờng phân bố hàm lƣợng nguyên tố đất hiếm của phức hệ Định Quán cho thấy trong quá trình phân dị kết tinh, hàm lƣợng các nguyên tố đất hiếm nhẹ đƣợc làm giàu lên nhƣng các nguyên tố đất hiếm nặng lại bị nghèo đi. Đƣờng phân bố hàm lƣợng đất hiếm của phức hệ Đèo Cả nằm trên đƣờng chuẩn basalt sống núi đại dƣơng chứng tỏ các nguyên tố đất hiếm trong phức hệ đều đƣợc làm giàu trong quá trong phân dị kết tinh. Cả 2 phức hệ đều có dị thƣờng Eu khá rõ, chứng minh rằng dung thể magma đã bị hỗn nhiễm vỏ.
Đặc điểm địa hóa nguyên tố vết (đặc biệt là nhóm đất hiếm) của các đá hệ tầng Đơn Dƣơng có bản chất địa hóa giàu nhóm đất hiếm nhẹ so với nhóm đất hiếm nặng, đƣờng biểu diễn dốc từ trái qua phải và có dị thƣờng âm Eu rõ, có xu hƣớng tăng cao hàm lƣợng của nhóm nguyên tố ƣa đá ion lớn và sự giảm thấp hàm lƣợng của nhóm nguyên tố bền vững cao và nhóm đất hiếm, đặc biệt là Ta-Nb. Điều này cho thấy hệ tầng Đơn Dƣơng có tính chất của loạt magma liên quan với đới hút chìm, thuộc bối cảnh kiến tạo rìa lục địa tích cực.Nhìn chung, đặc điểm địa hóa theo nhóm nguyên tố vết của các đá hệ tầng Đơn Dƣơng một mặt chỉ rõ tính chất của magma cung rìa lục địa, mặt khác thể hiện bản chất magma nguyên sinh của chúng có sự tham gia rõ rệt của cấu phần manti hoặc là sản phẩm của sự trộn lẫn giữa 2 dung thể magma (manti và vỏ).
61
Hình 27: Biểu đồ phân bố hàm lượng các nguyên tố đất hiếm chuẩn hóa theo chondrit của các đá khu vực nghiên cứu
Các đá phức hệ Ankroet đều giàu nhóm đất hiếm nhẹ so với nhóm đất hiếm nặng, đƣờng phân bố khá dốc từ trái qua phải với dị thƣờng âm của Eu, có sự tăng cao của các nguyên tố ƣa đá ion lớn và sự giảm thấp của các nguyên tố bền vững cao, đặc biệt có xuất hiện dị thƣờng âm của Ta-Nb đặc trƣng cho các tổ hợp magma có liên quan với bối cảnh kiến tạo đới hút chìm (Pearce, 1984; Pitcher, 1993), nguồn magma bị hỗn nhiễm vỏ trong quá trình hình thành.
Theo các nghiên cứu về đồng vị của khu vực trƣớc đây, các tác giả đã có những kết luận nhƣ sau:
Hệ tầng Đèo Bảo Lộc-Nha Trang: Các đặc điểm đồng vị Sr, Nd: IRSr = 0,7032-0,7055; IRNd= 0,5124-0,5126 với εNd(T) = +2,78 đến -1,23 chứng tỏ các đá núi lửa kiểu Đèo Bảo Lộc-Nha Trang hình thành từ dung thể magma có nguồn gốc
62
trộn lẫn (manti-vỏ) hoặc dung thể nóng chảy từ lớp vỏ dƣới có sự tham gia của vật chất manti (Trần Văn Trị và nnk, 2009).
Tỷ số đồng vị ban đầu của granitoid Định Quán – Đèo Cả: Sr(i) = 0,705- 0,707, Nd(i) = 0,5123-0,5124 và εNd = +2,5 đến -3 tƣơng ứng với với thành phần đồng vị của dung thể magma có nguồn gốc trộn lẫn giữa magma manti với magma vỏ (Trần Văn Trị và nnk, 2009).
Các đặc trƣng đồng vị của dacit và ryolit kiểu Đơn Dƣơng: IRSr = 0,7058- 0,7067; IRNd = 0,512332-0,512352 với εNd(T)= -3,07 đến 2,21, chứng tỏ chúng là sản phẩm của magma manti đã bị trộn lẫn ( Vũ Nhƣ Hùng, 2001).
Granitiod Ankroet có các tỷ số đồng vị ban đầu Sr87/Sr86(i) = 0,7058-0,7080, Nd143/Nd144(i)= 0,51235-0,51238 với εNd(t) = +1,70 đến -2,71, tƣơng ứng với thành phần đồng vị của magma kiềm-vôi lai tính có nguồn gốc trộn lẫn (Trần Văn Trị và nnk, 2009).
63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Dựa trên các tài liệu nghiên cứu về đặc điểm địa chất, thành phần vật chất và địa hóa học nguyên tố đất hiếm, nguyên tố vết của các thành tạo địa chất khu vực rìa lục địa tích cực Đà Lạt cùng với việc áp dụng cách phân chia các kiểu magma theo các tác giả khác nhau. Luận văn: “Đặc điểm địa hóa nhóm nguyên tố đất hiếm trong các đá núi lửa-pluton Mesozoi muộn rìa lục địa tích cực Đà Lạt” thực hiện với mục tiêu nghiên cứu về sự phân bố, hành vi của các nguyên tố đất hiếm trong các đá lấy đó làm cơ sở đánh giá nguồn gốc magma thời kì Mesozoi muộn ở Đà Lạt đã thu đƣợc kết quả nhƣ sau.
Các đá thuộc các thành tạo địa chất khu vực rìa lục địa tích cực Đà Lạt có đặc điểm chung là giàu nhóm đất hiếm nhẹ so với nhóm đất hiếm nặng, đƣờng phân bố hàm lƣợng các nguyên tố đất hiếm chuẩn hóa theo chondrit nghiêng từ trái qua phải và có dị thƣờng âm Eu khá rõ.
So sánh tỷ lệ giữa nhóm đất hiếm nhẹ so với đất hiếm nặng (La/Lu, Ce/Yb), hoặc giữa các nguyên tố trong nhóm nhẹ (La/Sm) và trong nhóm nặng (Gd/Lu) của phức hệ Định Quán với Đèo Cả và hệ tầng Đèo Bảo Lộc với Nha Trang thấy gần nhƣ bằng nhau.Điều này chứng tỏ đƣợc tính cùng nguồn magma của phức hệ Định Quán với phức hệ Đèo Cả; hệ tầng Đèo Bảo Lộc với hệ tầng Nha Trang.
Dung thể magma nguyên sinh thành tạo hệ tầng Đèo Bảo Lộc-Nha Trang do quá trình trộn lẫn magma trong bối cảnh địa động lực đới hút chìm.
Dung thể magma thành tạo phức hệ Định Quán-Đèo Cả có nguồn gốc trộn lẫn giữa magma manti với magma vỏ, hình thành trong bối cảnh địa động lực đới hút chìm.
64
Dung thể magma nguyên sinh thành tạo hệ tầng Đơn Dƣơng có tính chất của magma cung rìa lục địa, có sự tham gia rõ rệt của cấu phần manti hoặc là sản phẩm của sự trộn lẫn giữa 2 dung thể magma (manti và vỏ).
Dung thể magma nguyên sinh thành tạo phức hệ Ankroet có liên quan với bối cảnh kiến tạo đới hút chìm, nguồn magma bị hỗn nhiễm vỏ trong quá trình hình thành.
65
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Belouxov A.P., Nguyễn Đức Thắng, Bùi Phú Mỹ, Vũ Hùng, 1984. Về sự phân chia các thành tạo nguồn núi lửa Mesozoi muộn Nam Trung Bộ. Địa chất KSVN, II: 92-100. Liên đoàn BĐĐC, Hà Nội.
2. Bùi Minh Tâm, Đặng Văn Can và nnk, 2002. Báo cáo nghiên cứu thành phần vật chất các thành tạo magma Mesozoi-Kainozoi và khoáng sản liên quan ở đới Đà Lạt. Lƣu trữ Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản. Hà Nội.
3. Bùi Minh Tâm, Đặng Văn Can, Trƣơng Minh Toản, Trịnh Xuân Hũa, 2005. Hoạt động magma Meso-Kainozoi và khoáng sản liên quan đới Đà Lạt. “Địa chất và Khoáng sản”. T.9, 140-148, Hà Nội.
4. Bùi Minh Tâm (chủ biên), 2008. Hoàn thiện thang magma theo quan điểm kiến tạo toàn cầu. Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản. Hà Nội.
5. Đào Đình Thục, Huỳnh Trung và nnk, 1995. Địa chất Việt Nam. Tập II: Các thành tạo magma. Cục địa chất Việt Nam. Hà Nội.
6. Huỳnh Trung, Nguyễn Đức Thắng, Phan Thiện, Ngô Văn Khải, Đỗ Vũ Long, 1979. Các thành tạo xâm nhập granitoid khối Đại Lộc, Sa Huỳnh, Chu Lai. Địa chất KSVN, I: 159-169. Liên đoàn BĐĐC, Hà Nội.
7. Huỳnh Trung, Nguyễn Xuân Bao, 1980. Các giai đoạn hoạt động macma- kiến tạo chủ yếu ở miền Nam Việt Nam dựa trên tổng hợp các số liệu về tuổi tuyệt đối. Tt báo cáo HN KH ĐC kỷ niệm 25 năm ngành ĐCVN, tr. 30-31. Hà Nội; Bản đồ ĐC, 47: 12-25. Liên đoàn BĐĐC, Hà Nội.
8. Huỳnh Trung và nnk, 2004. Các thành tạo magma xâm nhập phần phía Nam Việt Nam. Tt BC HTKH NCCB trong lĩnh vực các KH về TĐ. ĐHQG Tp Hồ Chí Minh.
66
9. Nguyễn Kim Hoàng, 1998. Đặc điểm thạch học khoáng vật-thạch địa hóa granitoid phức hệ Đèo Cả và phun trào hệ tầng Nha Trang, quặng hóa vàng vùng Trảng Sim-Phú Yên. Luận án thạc sĩ khoa học Địa chất. Tp Hồ Chí Minh.
10.Nguyễn Tƣờng Tri, Huỳnh Trung, Phạm Huy Long, Phạm Đình Chƣơng, Nguyễn Kim Hoàng, 1991. Sinh khoáng đới Đà Lạt. Tạp chí địa lý địa chất môi trƣờng số 1. Tp Hồ Chí Minh.
11.Nguyễn Xuân Bao, 1977. Những tài liệu mới về địa chất ở Nam Việt Nam. Bản đồ ĐC, 34: 3-11. Liên đoàn BĐĐC, Hà Nội.
12.Nguyễn Xuân Bao, Trần Tất Thắng, 1979. Những nét cơ bản của lịch sử kiến tạo Việt Nam và các vùng lân cận. Bản đồ địa chất, 42. Liên đoàn BĐĐC, Hà Nội.
13.Nguyễn Xuân Bao (chủ biên), 2000. Kiến tạo và sinh khoáng Miền Nam Việt Nam. Lƣu trữ Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Hà Nội.
14.Vũ Nhƣ Hùng, Trịnh Văn Long, La Thị Chích. 1999. Một số vấn đề về thạch luận granit sáng màu ở các khối Đatanky và Ankroet thuộc đới Đà Lạt. "Bản đồ địa chất", số 253 / 7-8/1999. Hà Nội.
15.Vũ Nhƣ Hùng, 1999. Đánh giá tiềm năng chứa Sn của các thành tạo granit sáng màu cao nhôm tuổi Mesozoi muộn các khối Đatanky và Ankroet thuộc đới Đà Lạt. Luận án Thạc sỹ khoa học Địa chất. T.p Hồ Chí Minh.
16.Vũ Nhƣ Hùng, Nguyễn Xuân Bao, Trịnh Văn Long, Nguyễn Hữu Tý; 2000. Kết quả nghiên cứu đối sánh thành phần vật chất của granitoid các khối Krông Pha và Đèo Cả qua các tài liệu phân tích mới. Địa chất - Tài nguyên - Môi trƣờng. Công trình kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Liên đoàn bản đồ địa chất Miền Nam. Tp. Hồ Chí Minh.
17.Trần Đức Lƣơng, Nguyễn Xuân Bao (Đồng chủ biên), 1988. Bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1: 500.000. Tổng cục Mỏ và ĐC, Hà Nội.
67
18.Trần Trọng Hòa, 2005. Hoạt động magma Permi-Trias lãnh thổ Việt Nam và triển vọng kim loại quý hiếm (Pt, Au) liên quan. TT HNKH 60 năm Địa chất VN, 63-79, Hà Nội: Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
19.Trần Văn Trị, Nguyễn Đình Uy, Hoàng Hữu Quý, Lâm Thanh, 1980. Tài liệu mới về tuổi của một số thành tạo magma ở Nam Việt Nam và ý nghĩa kiến tạo của chúng. TC Khoa học Trái Đất; 4/2: 31-32. Hà Nội.
20.Trần Văn Trị và nnk., 2000. Tài nguyên khoáng sản Việt nam. Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam. Hà Nội.
21.Trần Văn Tri, Vũ Khúc và nnk, 2009. Địa chất và tài nguyên Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội.
Tiếng Anh
22.Brown G.C. et al., 1984. The geochemical characteristics of granitoids in constrating and comments on magma sources. Jour. Geol. Soc. Lond., 141, 411 - 426.
23.Faure, G., 1986. Priciple of Isotope Geology, 2nd ed. John Wiley & Son. Inc., New York.
24.Faure G., 2001. Origin of Igneous Rocks. The Isotopic Evidence. Springer - Verlag, Berlin - Heidelbeg.
25.Henderson P., 1982. Rare Earth Elements Geochemistry. Elsevier, Oxford - New York - Tokyo.
26.Hanson, L. P., 1989. An approach to trace element modeling using a simple igneous system as an example. In Geochemistry and Mineralogy of Rare Earth Element, Rev. in Mineralogy, V. 21. B. R. Lipin anh G. A. McKay. Eds. Mineralogical Soc. Am., Washington, D.C.
68
27.McCullock M.T. & Gamble J.A., 1991. Geochemical and geodynamical constraints on subduction zone magmatism. Earth Planet. Sci. Lett., 102, 358 - 374.
28.Pitcher W.S., 1983. Granite Types and Tectonic Enviroment. In: Hsu K. (Ed.) Mountain Building Processes. Academic Press. London. 19 - 40. 29.Pearce J.A., Harris N.B.W. and Tindle A.G., 1984. Trace element
discrimination diagrams for the tectonic interpretation of granitic rocks. Jour. Petrology, 25, 956 - 983.
30.Wilson M. 1996. Igneous Petrogenesis A global tectonic Approaach. 31.Yang Chaoqun, 1982. The genetic types of the granitoids in South Chine.
In: Xu Kegin & Tu Quangchi (Eds.). Geology of Granites and their Metallogenetic Relations. Proceed. Inter. Symp. Nanjing University. Science Press. Beijing. 253 - 276.
32.Yang Chaoqun, 1996. Classification of granitoids based on their geological enviroments and petrogenesis. Progress in Geology of China (1993 - 1996) - Beijing. 109 - 112.