3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu và thực địa
Khảo sát thực địa tại vách taluy ở chân đèo Pren, Đà Lạt
Vết lộ đá granit bị phong hóa tại Lâm Hà, Đà Lạt
Hình 4: Ảnh khảo sát thực địa vùng nghiên cứu
- Thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu địa chất, thạch học, địa hóa, khoáng vật của các thành tạo magma và các vấn đề liên quan đến vùng nghiên cứu.
26
- Khảo sảo thực địa nhằm xác định vị trí, phân tích các yếu tố cấu trúc, quan hệ của các thành tạo magma với các thành tạo vây quanh, lấy mẫu để phục vụ mục đích nghiên cứu.
- Trong quá trình thực hiện luận văn, học viên đã thực hiện 1 đợt thực địa vào tháng 10 năm 2013. Kết quả đợt thực địa: lấy 35 mẫu thuộc 2 loạt núi lửa- pluton trong khu vực nghiên cứu.
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu thành phần vật chất Phương pháp quang phổ plasma (ICP-MS)
Phƣơng pháp giúp xác định hầu hết các nguyên tố nhóm đất hiếm trong đá magma. Độ chính xác của phƣơng pháp có thể đến 10-12. Mẫu đƣợc chuyển sang dạng dung dịch, sau đó sử dụng các thiết bị kèm theo một số hóa chất cần thiết để xác định phổ các nguyên tố có mặt. Hàm lƣợng nguyên tố cần xác định đƣợc đối sánh với hệ thống mẫu chuẩn.
3.2.3. Phương pháp địa hóa
Trên có sở các số liệu thu thập đƣợc cũng nhƣ các kết quả phân tích, thành lập các biểu bảng, sử dụng các phần mềm tin học nhƣ Mapinfo, Grapher, Igpetwin để vẽ các biểu đồ.
Dựa trên đặc điểm địa hóa của nhóm nguyên tố vết và các tài liệu nghiên cứu về địa hóa của khu vực trƣớc đây để phân loại, xác định các kiểu môi trƣờng đồng thời luận giải về nguồn gốc và quan hệ của chúng với các thành tạo vây quanh.
27
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU