3.5.1 Thu hoạch
Tùy theo giống lúa, mùa vụ trồng và điều kiện chăm sóc mà khâu thu hoạch của trang trại được tiến hành khi bông lúa đã chín vàng khoảng 90-95% số hạt chín trên bông, do trang trại thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp nên thu hoạch rất nhanh. Năng suất thu hoạch trung bình 5-6 tấn/ha vụ Hè Thu và 6-8 tấn/ha vụ Đông Xuân. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì có một số điểm cần chú ý khi thu hoạch lúa: bông lúa phải đủ độ chín vàng từ 85-90%, thu hoạch ngay và chuyển vào nơi ra hạt, không phơi mớ ngoài đồng (lúa dễ rụng gây thất thoát sản lượng), làm khô hạt ngay sau khi ra hạt theo quy trình, thường là 48 giờ sau khi thu hoạch đặc biệt là lúa giống.
3.5.2 Bảo quản
Hai nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới việc bảo quản lúa là nhiệt độ và ẩm độ. Hạt lúa sẽ thay đổi ẩm độ trong quá trình bảo quản để đạt được cân bằng với nhiệt độ và
ẩm độ tương đối của không khí trong điều kiện bảo quản.
Theo điều tra sau khi thu hoạch chủ trang trại cho sấy lúa đạt đến độ ẩm thích hợp (10-12%) nhằm đảm bảo sau này sự nảy mầm sẽ tốt hơn. Trang trại đã trang bị 2 lò sấy với công suất lò 1 có thể sấy 16 tấn/mẻ và lò 2 có thể sấy 20 tấn/mẻ. Lò sấy sử dụng nguồn nhiên liệu là than đá. Chủ trang trai cho biết lợi ích của việc dùng than đá là lúa sẽ không bị đen khi sấy. Sau đó, trang trại tiến hành cho vào đóng gói với 2 lớp, lớp bên trong là túi PE để giữ ẩm độ và được trữ trong kho. Theo chú Ngô Khuê có thể bảo quản lúa giống trong 1 năm kể từ ngày thu hoạch. Nguyên tắc cơ bản trong bảo quản lúa giống là cấu trúc nhà kho có thể giữ ẩm độ hạt và ẩm độ tương đối của nhà kho ổn định trong thời gian bảo quản và đề phòng các loại nấm bệnh cũng như chuột phá hoại. Vì vây, trang trại cần thường xuyên kiểm tra ẩm độ hạt khi bảo quản. Đồng thời, cần vệ sinh kho trước khi đưa vào bảo quản.
Hình 3.2 Kho bảo quản lúa giống 3.6 Phương thức tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ của trang trại chủ yếu là các nông dân trong vùng và nông dân các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Giá lúa giống tương đối là cao hơn so với lúa
thương phẩm, giống xác nhận có giá gấp 2 lần so với lúa thương phẩm (11.000-14000 đồng/kg), giống nguyên chủng cao gấp 3 lần lúa thương phẩm (13.000-16.000 đồng/kg). Sản phẩm tiêu thụ chủ yếu dựa vào mối quan hệ làm ăn tuy nhiên không có hợp đồng mua bán trước. Giá sản phẩm biến động theo thị trường tương đối bất ổn. Đây là một hạn chế của trang trại vì dễ bị thương lái ép giá làm cho việc buôn bán gặp khó khăn. Vì vậy, ký kết hợp đồng khi mua bán cần được trang trại thực hiện.