Khả năng tương tác pha của vật liệu PP/talc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu gia tăng tính chất cơ lý của polyolefin bằng khoáng talc (Trang 47 - 49)

Khả năng tương tác pha của khoáng talc với nền PP được khảo sát bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM) trên bề mặt gẫy của mẫu đo các vật liệu PP được gia cường bằng talc biến tính bề mặt bằng vinylsilan hoặc không biến tính bề mặt ở hàm lượng 30%.

Hình 3.7 là ảnh SEM của vật liệu PP/T (70:30). Ở đây thấy rằng các phiến talc chưa biến đổi bề mặt tồn tại độc lập, tương tác với PP nền kém. Nhiều phiến talc còn kết tụ với nhau chưa tách thành các vẩy phân tán.

39

Hình 3.7: Ảnh SEM vật liệu PP/T (70:30)

Không kể đến hình dạng và kích thước của chất độn thì khả năng tiếp xúc giữa chất nền và các chất độn quyết định đến tính chất của vật liệu. Cấu trúc hình thái của vật liệu PP được gia cường với talc không xử lý bề mặt đã lý giải cho sự suy giảm tính chất cơ lý của vật liệu mà đề tài đã nghiên cứu, được trình bày ở trên. Do đó, độ bền của hợp chất được cải thiện nhiều hơn khi chất nền bám dính lên bề mặt khoáng qua các liên kết hóa học.

Talc biến đổi bề mặt bằng vinylsilan đã tương tác rất tốt với PP nền, thể hiện trên hình 3.8. Hầu như tất cả các vẩy talc đã được bao phủ bằng nhựa PP, chúng đã phân tán đều và tốt hơn vào nền PP. Các nhóm chức vinyl đã đóng vai trò kết nối rất tốt với các mạch PP mà còn có khả năng tạo liên kết hóa học khi các mạch PP bị đứt gãy trong quá trình trộn hợp với talc ở nhiệt độ chảy mềm.

40

Hình 3.8: Ảnh SEM vật liệu PP/T2V (70:30)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu gia tăng tính chất cơ lý của polyolefin bằng khoáng talc (Trang 47 - 49)