Khi khảo sát độ nhớt của polyme trong buồng kín ở nhiệt độ chảy mềm ta thấy rằng, mômen xoắn tăng nhanh ở thời gian đầu và đạt cực đại, sau đó nó giảm dần và ổn định ở giá trị cực tiểu. Hình 3.6 là giản đồ trộn hợp của PP
nguyên chất ở nhiệt độ 1800C. Sau 4 - 5 phút trộn, mômen xoắn đạt giá trị ổn
định ở 5,1 Nm. Mômen xoắn ổn định thể hiện khả năng trộn hợp ở trạng thái chảy mềm của vật liệu polyme.
37
Hình 3.6: Giản đồ trộn hợp PP ở 1800C
Các giá trị mômen xoắn ổn định của PP khi trộn hợp với bột talc chưa biến đổi bề mặt và biến đổi bề mặt bằng các hợp chất silan khác nhau với tỷ lệ PP/talc lần lượt là 100/0, 90/10, 70/30, 50/50 được thể hiện trên bảng 3.2
Bảng 3.2: Mômen xoắn ổn định của compozit PP/talc
Hàm lượng PP/talc Mômen xoắn ổn định (N.m) PP/T PP/T2V PP/T2Mt 100/0 5,1 5,1 5,1 90/10 5,7 5,3 5,7 70/30 6,3 5,9 5,8 50/50 6,9 6,7 6,3
38
Trong đó: T: Bột talc chưa biến đổi bề mặt
T2V: Bột talc biến đổi bề mặt bằng vinyl silan
T2Mt: Bột talc biến đổi bằng metacryl silan
Từ kết quả thấy rằng, khi tăng hàm lượng bột talc đưa vào PP, mômen xoắn ổn định của các mẫu đều tăng. Khi hàm hượng bột talc cao thì quá trình phân tán của chúng vào trong nền PP trở nên khó khăn hơn, sự linh động giữa các mạch đại phân tử PP ở trạng thái chảy mềm không còn do đó mômen xoắn của hỗn hợp tăng dần và cao hơn mômen xoắn của PP không có khoáng talc.
Trường hợp bột talc biến đổi bề mặt với vinylsilan và metacrylsilan, mômen xoắn ổn định của các mẫu cũng tăng nhưng tăng chậm hơn mẫu bột talc chưa biến đổi bề mặt, điều này có thể do nhóm vinyl và metacyl trên bề mặt bột talc tạo gốc tự do, các gốc tự do này tấn công vào mạch mạch PP làm cho chúng có xu hướng bị cắt mạch tạo ra sự linh động hơn giữa các phân tử. Momen xoắn ổn định của các tổ hợp PP/T2V và PP/T2Mt ở tất cả các hàm lượng bột talc đều thấp hơn giá trị này của tổ hợp PP/T tương ứng.