Kết quả nghiên cứu chỉ số EQ của học sinh theo tuổi và giới tính được thể hiện trong bảng 3.12 và hình 3.13.
Bảng 3.12. EQ của học sinh theo tuổi và giới tính
Tuổi EQ 1 X -X 2 P (1-2) Nam(1) Nữ(2) n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng 15 47 13,53±3,38 - 53 14,11±2,61 - -0,58 <0,05 16 51 14,94±2,73 1,41 50 14,80±3,01 0,69 0,14 >0,05 17 49 15,10±2,78 0,16 54 15,19±3,18 0,39 -0,09 >0,05 Tổng 147 14,43±2,96 - 157 14,54±3,03 - 0,16 >0,05 Tăng trung bình/năm 0,79 0,54
Sự tăng điểm số EQ theo giới tính cũng khác nhaụ Cụ thể ở học sinh nam nam, độ tuổi 15 có điểm số EQ là 13,53 điểm tăng tới 15,10 điểm ở độ tuổi 17. Còn ở nữ, từ 15 tuổi có điểm số EQ là 14,11 điểm tới tuổi 17 là 15,19 điểm. Trong cùng một độ tuổi, điểm số EQ của học sinh nữ cao thường hơn học sinh nam. Riêng ở độ tuổi 15, điểm số EQ của học sinh nữ (14,11 điểm) và học sinh nam (13,53 điểm) có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên khi xét điểm số EQ trung bình chung của học sinh nam và học sinh nữ đều dưới mức trung bình, sự chênh lệch này là không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
12.513 13 13.5 14 14.5 15 15.5 15 16 17 Tuổi EQ Nam Nữ
Hình 3.13. Biểu đồ biểu diễn EQ của học sinh theo tuổi và giới tính
Điều này có thể được giải thích do sự khác biệt nhau giữa giới tính nam và giới tính nữ. Dường như học sinh nữ có khả năng nhạy cảm hơn học sinh nam, họ thường xuyên yêu cầu cao hơn về đời sống tình cảm, dễ đồng cảm với người khác hơn và thể hiện tình cảm với người khác dễ dàng hơn học sinh nam. Sự bền bỉ, kiên trì, chịu khó luyện tập và khả năng thuyết phục người khác ở học sinh nữ biểu hiện rõ ràng hơn học sinh nam.
Qua kết quả này chúng tôi khẳng định học sinh nữ có mức độ trí tuệ cảm xúc cao hơn nam. Như vậy có thể nói, yếu tố giới tính ít nhiều ảnh hưởng đến mức độ trí tuệ cảm xúc của học sinh trường THPT Lê Xoaỵ Lý do này có thể được giải thích là trong ứng xử, nữ giới thường tinh tế, nhẹ nhàng hơn nam giới, do vậy việc nữ giới có mức đọ trí tuệ cảm xúc cao hơn nam giới cũng là lẽ đương nhiên.