IV. Hệ thống bản đồ chứng minh chu quyền Việt Nam tại vùng đất Nam Bộ
Phần 3: ĐÁNH GIÁ
Phạm vi bài viết có hạn, những gì chúng em trình bày ở trên chỉ hy vọng góp phần làm sáng tỏ thêm những đặc điểm lịch sử, cơ sở pháp lý của đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia . Đó là một đường biên giới được hình thành trong một thời gian dài, được bổ sung sửa đổi, điều chỉnh nhiều lần để phù hợp với nguyện vọng và tình hình quản lý thực tế của chính quyền và nhân dân địa phương hai bên biên giới nhằm mục đích xác định ranh giới giữa Nam Kỳ với Campuchia ngày một rõ ràng hơn. Đó là một đường biên giới vừa có tính chất là một đường biên giới quốc tế, được ký kết giữa hai chủ thể (quốc gia), có phân giới và cắm mốc trên thực địa (đoạn biên giới từ Tây Ninh đến Hà Tiên); vừa là một ranh giới mang tính hành chính, được xác định bằng các Nghị định của Toàn quyền Đông Dương (đoạn biên giới từ Tây Ninh đến ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia). Và, có thể nói, mặc dù còn nhiều vấn đề cần phải được tu chỉnh, sửa
đổi về sau này (như hai nước đã và đang làm hiện nay), song về cơ bản, đường biên giới giữa hai nước đã giữ được nguyên trạng ranh giới lãnh thổ của hai nước. Chúng tôi muốn sử dụng một đoạn trong cuốn “Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng” (tlđd) để thay cho sự đánh giá về đường biên giới giữa hai nước thời thuộc Pháp: “Cho đến trước khi Pháp rút khỏi Đông Dương, toàn bộ đường biên giới trên đất liền giữa Nam Kỳ, Trung Kỳ của Việt Nam và Campuchia đã được thể hiện tương đối đầy đủ trên bản đồ Bonne tỷ lệ 1 / 100.000 do Sở Địa dư Đông Dương xuất bản, tuy vẫn còn có những khiếm khuyết, nhưng thành quả này sẽ là một trong những cơ sở quan trọng để Việt Nam và Campuchia cùng nhau thảo luận vấn đề biên giới giữa hai nước với tư cách là quốc gia độc lập và thực sự có chủ quyền”.