Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm

Một phần của tài liệu Qua trinh hinh thanh va co so phap ly chung minh chu quyen cua viet nam tren vung dat nam bo giai doan the ky XVII XX (Trang 40 - 41)

3 của hiệp định năm 1983 nói trên. Hiệp ước này gồm 5 điều: Điều 1 đưa ra miêu tả chi tiết về đường biên giới trên bộ giữa hai nước từ ngã ba biên giới Lào tới vịnh Thái Lan. Điều 2 quy định về việc xác lập biên giới trong trường hợp đi qua các sông, suối: “Trường hợp sông, suối, rạch biên giới đổi dòng, đường biên giới vẫn giữ nguyên không thay đổi theo dòng mới nếu hai Bên không có thỏa thuận nào khác”. Điều 3 nhắc lại các nguyên tắc phân định đường biên giới trên biển và thông báo về việc sẽ ký một hiệp ước riêng về biên giới trên biển. Điều 4 thông báo về việc thành lập Ủy ban Liên hợp phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới. Điều 5 quy định Hiệp ước này sẽ có hiệu lực kể từ ngày trao đổi thư phê chuẩn.

Với việc kí bốn văn kiện nêu trên, toàn bộ đường biên giới trên đất liền, từ Đăk Lăk tới Hà Tiên đã được hai nước thống nhất xác định. Trong vòng 6 năm, hai nước đã hợp tác và giải quyết được công việc đáng kể về vấn đề biên giới mà trong suốt những năm trước đó đàm phán đều dẫn tới bế tắc. việc tiến hành các vấn đề này được tiến hành trên cơ sở bình đẳng, hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau giữa nước CHXHCN Việt Nam và CHND Campuchia.

Nội dung cơ bản của Hiệp ước Hoạch định đường biên giới quốc gia ký ngày 27 tháng 12 năm 1985 là xác nhận việc chuyển vẽ đường biên giới từ bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 sang bản đồ UTM và miêu tả trong Hiệp ước hoạch định để hai bên làm cơ sở tiến hành phân giới cắm mốc.

20. Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gianăm 1985 năm 1985

Ký Hiệp ước Bổ sung nhằm xác nhận những sửa đổi đã được hoạch định bởi Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và CHND Campuchia ký ngày 27 tháng 12 năm 1985. Từ đó dẫn đến việc tái lập tiến trình đàm phán phân giới cắm mốc đường biên giới giữa hai nước. Hiệp ước Bổ sung được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn ngày 29 tháng 11 năm 2005. Hiệp ước có 04 nội dung cơ bản:

Một là: Hai bên thống nhất điều chỉnh 06 điểm trên tuyến biên giới, trong đó 03 điểm do sai sót kỹ thuật bản đồ và 03 điểm ở An Giang lâu nay vốn của Việt Nam hoặc của Campuchia nhưng lại không được thể hiện trên bản đồ Hiệp ước năm 1985. Riêng khu vực Bu Prăng (thuộc tỉnh Đắc Nông ngày nay), phía ta khẳng định là của Việt Nam, nhưng nhằm không để vấn đề này cản trở tiến trình phân giới cắm mốc, ta đã đồng ý ghi vào Hiệp ước bổ sung là "Hai bên tiếp tục thảo luận" vấn đề này.

Hai là: Điều chỉnh đường biên giới trên sông suối biên giới theo nguyên tắc luật pháp và thực tiễn quốc tế, áp dụng nguyên tắc trung tuyến dòng chảy.

Ba là: Mỗi bên tự rà soát việc chuyển vẽ đường biên giới từ bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 sang bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000, sau đó đối chiếu kết quả để thống nhất một đường biên giới trên bản đồ.

Bốn là: Hai bên đã cam kết hoàn thành phân giới cắm mốc trước tháng 12/2008, tuy nhiên căn cứ vào tình hình thực tế, sau khi CPP thắng cử bạn và ta đã thống nhất điều chỉnh kế hoạch phân giới cắm mốc sẽ hoàn thành vào cuối năm 2012.

Việc ta và Campuchia ký Hiệp ước Bổ sung 2005 là khẳng định lại giá trị của những Hiệp ước, Hiệp định ta đã ký với Campuchia trong những năm 1980.

Một phần của tài liệu Qua trinh hinh thanh va co so phap ly chung minh chu quyen cua viet nam tren vung dat nam bo giai doan the ky XVII XX (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w