Phân loại và đánh giá

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty CP giải pháp siêu việt (Trang 38)

Trong các doanh nghiệp thương mại thì số lượng vật liệu, công cụ dụng cụ ít hơn so với các doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thương mại thể quản lý chặt chẽ hơn.

a. Hạch toán Vật liệu

* Vật liệu được chia thành các loại sau: - Vật liệu mua ngoài.

- Vật liệu thuê gia công chế biến, phế liệu.

- Vật liệu nhận đóng góp từ các tổ chức, cá nhân, đơn vị tham gia góp vốn. - Vật liệu được tặng thưởng.

* Chứng từ sổ sách công ty đang sử dụng:

Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ

Thẻ kho Hóa đơn GTGT

Bảng kê nhập xuất tồn Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ

Bảng kiểm kê vật tư, công cụ dụng cụ Sổ cái TK 152, 153 Bảng trích nộp các khoản theo lương

b. Hạch toán Dụng cụ

* Dụng cụ được chia thành các loại sau: - Công cụ dụng cụ

- Bao bì luân chuyển - Dụng cụ cho thuê

* Phương pháp phân bổ: phân bổ dụng cụ theo thời gian sử dụng

c. Sơ đồ hạch toán vật liệu, dụng cụ: TK 133

TK 111,112,141 TK 152,153 TK 641, 642 Nhập kho do mua ngoài Xuất dùng cho bộ phận

Bán hàng và QLDN TK 333 TK 142, 242

Thuế nhập khẩu Xuất CCDC Phân bổ dần vào loại phân bổ chi phí

nhiều lần

TK 411 TK 157, 632 Nhận vốn góp, cổ phần Xuất bán trực tiếp

TK 128, 222 TK 128,222 Nhận lại vốn góp liên doanh Xuất góp vốn liên doanh

TK 711 TK 1381 Được biếu tặng Thiếu khi kiểm kê

TK 3381 TK 412 Kiểm kê phát hiện thừa Đáng giá lại giảm hàng tồn kho

Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho

Bảng phân bổ VL, CCDC Hóa đơn GTGT

Bảng kê NKCT Thẻ kho

Sổ chi tiết VL, CCDC

Sổ chi tiết thanh toán với người bán Sổ cái TK 152 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sổ cái TK 13 Sổ cái TK 131

Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Quan hệ đối chiếu

2.2.5 Hạch toán kết quả kinh doanh và phân phối kết quả kinh doanh 2.2.5.1 Hạch toán kết quả kinh doanh

Hoạt động kinh doanh là hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được biểu hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận thuần và xác định theo công thức:

Lợi nhuận thuần = lợi nhuận gộp + (DT tài chính – CP tài chính) – (CP bán hàng và CP quản lý doanh nghiệp)

Doanh thu thuần là khoản thu bán hàng sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu: các khoản triết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.

Doanh thu thuần = doanh thu BH & CCDV – các khoản giảm trừ * Hoạt động kinh doanh khác = thu nhập khác – chi phí khác

* Xác định thuế thu nhập DN hiện hành: chi phí thuế hoặc thuế TNDN là tổng chi phí thuế hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại, khi xác định được lợi nhuận lỗ hoặc lãi trong một kỳ của 1 DN cần xác định trong đó:

- Xác định chi phí thuế TNDN hiện hành.

Thuế TNDN hiện hành là số thuế TNDN phải nộp.

Thuế TNDN hiện hành = thu nhập chịu thuế * thuế suất thuế TNDN của năm hiện hành.

Thu nhập chịu thuế bao gồm từ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác

Hàng quý kế toán xác định thuế TNDN tạm nộp theo quy định của luật thuế TNDN. Cuối năm tài chính, căn cứ số thuế TNDN thực tế phải nộp, kế toán ghi bổ sung thuế TNDN phải nộp và ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành.

- Xác định chi phí thuế TNDN hoãn lại

Thuế TNDN hoãn lại phải trả là thuế TNDN phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành.

Chênh lệch tạm thời là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản và nợ phải trả trong bảng cân đối kế toán và cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản mục này. Chênh lệch tạm thời có thể là chênh lệch tạm thời phải chịu thuế TNDN và chênh lệch tạm thời được khấu trừ.

* Sơ đồ hạch toán:

TK 632 TK 911 TK 511, 512 Cuối kỳ K/C giá Cuối kỳ kết chuyển

vốn hàng bán doanh thu thuần

TK 641, 642 TK 515 Cuối kỳ K/C CP bán hàng Cuối kỳ kết chuyển DT

Và QLDN hoạt động tài chính

TK 635 TK 711 Cuối kỳ K/C chi phi HĐTC Cuối kỳ K/C thu nhập khác

TK 811 TK 421 Cuối kỳ K/C chi phí khác K/C lỗ

TK 821 Cuối kỳ K/C chi

phí thuế TNDN

2.2.5.2 Phân phối kết quả kinh doanh

a. Phương thức phân phối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung và nguyên tắc: lợi nhuận thực hiện cả năm là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác. Theo chế độ, doanh nghiệp được phân phối lợi nhuận theo thứ tự như sau:

- Trả tiền phạt như tiền phạt vi phạm kỹ thuật, thu nộp ngân sách, tiền phạt vi phạm hành chính, phạt vi phạm hợp đồng, phạt nợ quá hạn, các khoản chi phí đã chi nhưng chưa được trừ vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế.

- Trừ các khoản lỗ không được khấu trừ vào lợi nhuận trước thuế - Chia lãi cho các đối tượng góp vốn theo hợp đồng kinh doanh. - Phần lợi nhuận còn lại trích lập các quỹ của doanh nghiệp như sau:

+ Quỹ đầu tư phát triển: trích từ tỉ lệ quy định 50% trở lên không hạn chế mức tối đa

+ Quỹ dự phòng tài chính: trích 10% số dư của quỹ này, tối đa không vượt quá 25% vốn điều lệ

+ Số còn lại sau khi trích các quỹ trên được trích lập quỹ khen thưởng và các quỹ phúc lợi.

b. Tài khoản sử dụng: để phản ánh kết quả kinh doanh và tình hình phân phối kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán sử dụng TK 421 “lợi nhuận chưa phân phối”, TK 414, TK 415, TK 431, TK 411.

Sơ đồ hạch toán:

TK 911 TK 421 TK 911

Kết chuyển lỗ Kết chuyển lãi TK 414, 415, 431

Trích lập quỹ từ lợi nhuận TK 111, 112, 131

Chia lãi cho người góp vốn

TK 411

Bổ sung nguồn vốn KD

2.2.6 Hạch toán kế toán nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu 2.2.6.1 Nguồn vốn chủ sở hữu và nguyên tắc hạch toán

a. Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn hình thành lên các loại tài sản của doanh nghiệp mà do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc từ kết quả hoạt động kinh doanh.

Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm:

- Vốn được bổ sung từ hoạt động kinh doanh phần lợi nhuận để lại doanh nghiệp theo quy định của cơ chế tài chính hoặc nghị quyết của các chủ sở hữu, hội đồng quản trị.

- Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản chưa xử lý vào các quỹ: quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi...

Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thực hiện nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp

b. Nguyên tắc:

- Doanh nghiệp có quyền sử dụng các loại nguồn vốn và quỹ hiện có chủ động theo chế độ hiện hành với nguyên tắc phải đảm bảo hạch toán rành mạch, rõ ràng từng loại nguồn vốn, quỹ. Phải theo dõi chi tiết từng nguồn hình thành và theo từng đối tượng góp vốn.

- Việc chuyển dịch từ nguồn vốn này sang nguồn vốn khác theo đúng chế độ quản lý tài chính và làm đầy đủ các thủ tục cần thiết

2.2.6.2 Kế toán các khoản nợ phải trả

Nợ phải trả là các khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả cho các tổ chức, cá nhân

Nợ phải trả của các doanh nghiệp bao gồm:

- Các khoản nợ phải trả ngắn hạn: nợ dài hạn đến hạn trả, vay ngắn hạn, phải trả cho người bán, người nhận thầu, thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước, phải trả cho người lao động, các khoản phải trả, nộp khác. - Các khoản nợ phải trả dài hạn: vay dài hạn để đầu tư phát triển, trái phiếu

phát hành, nợ thuê tài sản cố định, nhận ký quỹ, ký cược dài hạn, tài sản thừa chờ xử lý

2.2.7. Báo cáo kế toán tài chính

2.2.7.1. Mục đích và nội dung BCTC, trách nhiệm, thời hạn lập và gửi BCTC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Mục đích và nội dung BCTC

BCTC phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Mục đích của BCTC là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho một số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Để đạt mục đích này BCTC phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về: tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ, các luồng tiền. Các thông tin này cùng với các thông tin trình bày trong bảng thuyết minh BCTC giúp người sử dụng dự đoán được các luồng tiền trong tương lai và đặc biệt là thời điểm và mức độ chắc chắn của việc tạo ra các luồng tiền và các khoản tương đương tiền.

* Nội dung: trong BCTC doanh nghiệp phải trình bày các thông tin sau: nêu tên và địa chỉ của doanh nghiệp báo cáo, nêu rõ BCTC này là BCTC riêng của doanh nghiệp hay BCTC hợp nhất, kỳ báo cáo, ngày lập báo cáo, đơn vị tiền tệ để lập BCTC, tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ, các luồng tiền

b. Trách nhiệm:

- Giám đốc của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về lập và trình bày BCTC - Hạch toán BCTC gồm: bản cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bản thuyết minh BCTC

- Ngoài BCTC, doanh nghiệp có thể lập báo cáo quản lý trong đó mô tả và diễn giải những đặc điểm chính về kinh doanh và tài chính, cũng như những sự kiện không chắc chắn chủ yếu mà doanh nghiệp phải đối phó nếu giám đốc xét thấy chúng hữu ích cho những người sử dụng trong quá trình tạo ra các quyết định kinh tế

c. Thời hạn lập và gửi BCTC

* Thời hạn lập: doanh nghiệp phải lập BCTC hợp nhất giữa niên độ và BCTC hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định tại Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của chính phủ. Ngoài ra còn phải lập báo cáo

tài chính hợp nhất kinh doanh theo quy định của chuẩn mực kế toán số 11 “Hợp nhất kinh doanh”.

* Thời hạn gửi: thời hạn gửi BCTC năm đối với doanh nghiệp chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

2.2.7.2 Cách lập các báo cáo

a. Bảng cân đối kế toán Nguyên tắc chung:

- Trước khi lập bảng CĐKT, kế toán cần phải phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết có liên quan, thực hiện việc kiểm kê tài sản và phản ánh kết quả kiểm kê vào sổ kế toán. Đối chiếu công nợ phải thu, phải trả; đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết, số liệu trên sổ kế toán và số thực kiểm kê, khoá sổ kế toán và tính số dư các tài khoản. - Số liệu dùng để phản ánh vào các chỉ tiêu trên bảng CĐKT là không bù trừ. Nếu tài khoản có theo dõi chi tiết và cuối kỳ tổng hợp dẫn đến dư cả 2 bên Nợ và Có thì vẫn giữ nguyên số dư đó khi tham gia tính toán.

- Khi lập bảng CĐKT, những chỉ tiêu thuộc nhóm tài sản thì căn cứ vào số dư Nợ của các tài khoản liên quan để ghi. Những chỉ tiêu thuộc nhóm nguồn vốn thì căn cứ vào số dư Có của các tài khoản liên quan để ghi.

- Những chỉ tiêu thuộc các khoản phải thu, phải trả ghi theo số dư chi tiết của các tài khoản phải thu, tài khoản phải trả. Nếu số dư chi tiết là dư Nợ thì ghi ở phần "TÀI SẢN", nếu số dư chi tiết là số dư Có thì ghi ở phần "NGUỒN VỐN". - Các chỉ tiêu liên quan đến các tài khoản điều chỉnh hoặc tài khoản dự phòng như 214, 129, 229, 139, 159, … luôn có số dư Có, nhưng khi lên bảng CĐKT thì ghi ở phần “TÀI SẢN” theo số âm; các tài khoản nguồn vốn như 412, 413, 419, 421, … nếu có số dư bên Nợ thì vẫn ghi ở phần "NGUỒN VỐN", nhưng ghi theo số âm.

Cơ sở số liệu và phương pháp lập bảng CĐKT:

- Đối với cột "Số đầu năm": Căn cứ số liệu cột "Số cuối kỳ" của bảng CĐKT ngày 31/12 năm trước để ghi.

- Cột “Số cuối kỳ: Lấy số dư cuối kỳ của các tài khoản liên quan trên bảng cân đối phát sinh năm nay.

Để bảng CĐKT đúng, ngoài việc phản ánh đúng, đầy đủ số liệu cho các chỉ tiêu của nó còn phải đảm bảo quan hệ cân đối chung giữa tài sản và nguồn vốn:

TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN

b. Kết quả hoạt động kinh doanh

Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Nguồn gốc số liệu để lập báo cáo:

+ Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước.

+ Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ các tài khoản từ loại 5 đến loại 9. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong báo cáo:

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã số 01:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có TK 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" và TK 512 "Doanh thu bán hàng nội bộ" trong kỳ báo cáo trên sổ cái.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ TK 511 và TK 512 đối ứng với bên Có các TK 521, TK 531, TK 532, TK 333 (TK 3331, 3332, 3333) trong kỳ báo cáo trên sổ cái.

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã số 10:

Mã số 10 = Mã số 01 - Mã số 02

4. Giá vốn hàng bán - Mã số 11: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 632 "Giá vốn hàng bán" đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái.

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã số 20:

Mã số 20 = Mã số 10 - Mã số 11

6. Doanh thu hoạt động tài chính - Mã số 21:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ tài khoản 515 "Doanh hoạt động tài chính" đối ứng với bên Có của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái.

7. Chi phí tài chính - Mã số 22:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 635 "Chi phí tài chính" đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái.

Trong đó, Chi phí lãi vay - Mã số 23:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào Sổ kế toán chi tiết tài khoản 635 "Chi phí tài chính".

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh Có tài khoản 641 "Chi phí bán hàng", đối ứng với bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ báo cáo trên sổ cái.

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp - Mã số 25:

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty CP giải pháp siêu việt (Trang 38)