Hình thức trình bày sản phẩm của HS:

Một phần của tài liệu Ứng dụng lý thuyết kiến tạo xã hội trong giảng dạy ngữ văn THPT (Trang 55 - 61)

+ Mỗi nhóm cử một đại diện truyết trình về nhóm và về sản phẩm của nhóm. + Các nhóm trình bày dự án dưới hình thức một báo cáo (toàn văn).

Yêu cầu báo cáo:

Một bản Word: trình bày về nhóm của mình, quá trình thực hiện dự án, sơ lược giới thiệu về sản phẩm của nhóm.

Minh chứng ngoài (nếu có)

Đánh giá, tổng kết dự án: GV tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả thực hiện dự án của HS trên cơ sở sản phẩm nộp lại và phần thuyết trình của nhóm. HS có thể đưa ý kiến phản biện (nếu có). [Phụ lục 1]

III. 3. Kế hoạch hướng dẫn đọc hiểu Chiếc thuyền ngoài xa (Ngữ văn 12) III.3.1. Thông tin chung về kế hoạch dạy học

Nội dung bài học: Tác phẩm thể hiện ý thức đổi mới của nhà văn Nguyễn

Minh Châu, giai đoạn sau năm 1975.

Đặc điểm bài học và cách thức vận dụng lý thuyết kiến tạo:

Qua bài học, HS được khám phá sự thay đổi trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, đặc biệt có ý thức khám phá thế giới và con người dưới góc nhìn nhiều chiều được khơi gợi từ trong tác phẩm.

Thực hiện nhiệm vụ bài học, GV chọn hình thức học văn bằng trải nghiệm thực tế cuộc sống, một hình thức kết hợp học chính khoá và ngoại khoá dã ngoại, để HS thực sự được sống và hiểu tác phẩm theo cảm quan riêng của mình. Trải nghiệm thực tế cuộc sống là một hình thức học tập lý tưởng để người học thực sự được khám phá tác phẩm văn học, hơn thế, xoá đi ranh giới giữa văn học và cuộc đời. Người học không chỉ thấy được sống cùng với các tác phẩm văn học mà còn thấy tác phẩm văn học có mặt phần nào trong đời sống của mình. Sự trải nghiệm không chỉ khiến HS hiểu tác phẩm mà còn giúp các em được cảm nhận trong những góc nhìn khác nhau, tầm nhìn của các em sẽ được mở rộng, những suy nghĩ cũng sẽ sâu sắc hơn nhờ sự chia sẻ, thấu hiểu với những thân phận, cuộc đời khác nhau. Tuy nhiên, hình thức này không dễ dành cho tất cả các bài học, và các đối tượng HS vì tính chất phức tạp, sự chuẩn bị công phu, và cũng cần cân nhắc rất kĩ về mặt bằng HS, khả năng bao quát và xử lí, xâu chuỗi vấn đề của GV.

Trong chương trình Ngữ văn THPT, một số bài học có thể thực hiện theo phương pháp này, ví dụ như tác phẩm Hai đứa trẻ, Chiệc thuyền ngoài xa, Một

người Hà Nội… Ở đây chúng tôi sẽ dừng lại ở việc tổ chức đọc hiểu tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu để làm ví dụ cho phương pháp dạy học trải

nghiệm thực tiễn.

Qua quá trình phân tích bài học, có thể thấy bài đọc hiểu tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu có những tính chất phù hợp với phương pháp

học bằng trải nghiệm. Thứ nhất, bối cảnh trong câu chuyện thuộc về thời hiện tại, không khó khăn để tái hiện, dễ dàng cho HS chia sẻ, thâm nhập. Thứ hai, vấn đề mà người viết muốn chuyển tải cũng là một vấn đề của cuộc sống thời sau đổi mới, nên học sinh có thể tự mình trải nghiệm qua thực tiễn. GV sẽ có thể cho HS trải nghiệm một đời sống khác, không chỉ khác với chính cuộc sống của mình, mà còn là những đời sống khác nhau. Theo hướng đó, chúng ta có thể tổ chức HS học bài này theo một trình tự nhất định

III.3.2. Kế hoạch dạy học

Thứ nhất: Là việc chọn địa điểm trải nghiệm. Địa điểm này không cần quá xa địa bàn các em cư trú song phải có tính chất khác biệt. Ví dụ như với các em ở thành phố có thể đưa các em về vùng nông thôn hoặc ngoại ô, vừa tạo cảm hứng mới cho các em, lại vừa cho các em được hiểu biết thêm về làng quê. GV cần tham khảo và liên hệ trước với địa bàn nơi các em sẽ được sống trải nghiệm để những người dân trong vùng tạo điều kiện cho các em được “thực tập” công việc hàng ngày của họ.

Thứ hai: GV có thể tổ chức HS theo nhóm, phân chia về các địa bàn, cho HS cùng làm nhóm và trải nghiệm trong sự chia sẻ.

Thứ ba: nhiệm vụ giao cho các em cần cụ thể, vừa sức song cũng hấp dẫn, kích thích hứng thú làm việc của các em. Ví dụ với tác phẩm này, có thể giao cho các em hai nhiệm vụ tuần tự: trước nhất là chụp những bức ảnh đẹp về phong cảnh làng quê Việt Nam như là một du khách tham quan hoặc một phóng viên săn ảnh, sau đó sẽ sống cùng với những người dân bản địa để hoà nhập và có những hiểu biết ban đầu về cuộc sống hàng ngày của họ, đặc biệt cố gắng tìm hiểu những vất vả mà người dân thường phải đối mặt. Mỗi hoạt động đó đều cần có những sản phẩm cụ thể như: tranh ảnh, các bài ghi chép liên quan đến công việc hàng ngày.

Thứ tư: sau thời hạn sống trải nghiệm, các em sẽ viết bản thu hoạch với đề tài: cảm nhận của em về cuộc sống và con người với hai tư cách (người chụp những bức ảnh phong cảnh làng quê và người sống, làm những công việc của người dân quê)

Cuối cùng HS đọc và thảo luận về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. Dựa trên kinh nghiệm của mình, các em sẽ cảm nhận cụ thể về những góc nhìn nhiều chiều về cuộc sống, đặc biệt là việc đánh giá sự phức tạp của cuộc sống không phải bằng kinh nghiệm cộng đồng mà rất cần dựa trên kinh nghiệm cá nhân để từ đó cảm thông và

chia sẻ với người khác. Và đó là phần quan trọng trong việc nắm bắt những dấu hiệu đổi mới về quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu sau 1975.

III.4. Giới thiệu kế hoạch hoạt động ngoại khoá của CLB Văn CBG III.4.1. Mục đích

Thực hiện mục tiêu xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực, hướng tới mục tiêu:

- Vận dụng kiến thức Ngữ văn vào các hoạt động thực tế, cho HS cảm nhận được ích lợi của việc học văn trong đời sống của giới trẻ, từ đó xác định đúng đắn ý thức và thái độ học tập.

- Tạo một sân chơi bổ ích, lành mạnh, phát triển một số kĩ năng mềm cho HS, đưa hoạt động giáo dục kĩ năng sống vào trong nhà trường.

- Nâng cao tình cảm đoàn kết, gắn bó, giữa HS với HS, HS với GV trong nhà trường.

III.4.2. Nội dung hoạt động

- Những hoạt động chung:

Trao đổi kinh nghiệm học văn, giới thiệu những bài văn hay của HS trong các kì thi của trường, giới thiệu các nghiên cứu, các bài viết hay về các vấn đề liên quan đến môn văn, giới thiệu sách, báo, tạp chí văn học… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổ chức những trò chơi tập thể vận dụng kiến thức Ngữ văn.

Phát động và tổ chức các cuộc thi: kiến thức, hùng biện, phản biện, bình tác phẩm nghệ thuật (thơ, nhạc, họa, điện ảnh…), thi làm clips (có thuyết minh) về các chủ đề khác nhau…

Chiếu phim chuyển thể từ tác phẩm văn học.

Thành lập tổ Tư vấn, giải đáp các thắc mắc tâm lí lứa tuổi học đường…

- Hoạt động cụ thể:

Trong một buổi sinh hoạt CLB, ban tổ chức có thể chọn lựa, điều chỉnh, phối hợp cân đối các hoạt động sau:

Thời

gian Chuyên mục Nội dung hoạt động Thành phần Cách tham dự

10p Sách của CBG (*)

Giới thiệu những cuốn sách hay, bổ ích, có ý nghĩa, khơi dậy hứng thú

GV hoặc HS

- Khách mời (GV), đăng kí

10p Văn của CBG (*)

Giới thiệu những bài văn đạt điểm cao trong các kì thi, kiểm tra của HS trong trường, phân tích những ưu, nhược điểm, rút kinh nghiệm làm bài cho HS. GV GV tuyển chọn, giới thiệu. 5p Điểm đến của CBG

Chiếu những Video clip do HS CBG thực hiện giới thiệu những địa điểm vui chơi, học tập, giải trí lành mạnh trên địa bàn tỉnh Băc Giang hoặc những tỉnh thành khác (có hình ảnh, thuyết minh)

HS Gửi bài dự thi

10p Phim cho CBG

Giới thiệu những trích đoạn phim chuyển thể từ các tác phẩm đựoc giới thiệu trong chương trình.

GV Tuyển chọn

15p CBG chơi (*)

Tổ chức những trò chơi tập thể thu hút sự tham gia của các thành viên CLB, tạo không khí hào hứng, sôi nổi HS Đăng kí tại chỗ 25p CBG nghĩ (Thể lệ cuộc thi: có văn bản đính kèm)

CBG đấu trí: gồm hai phần chơi

- Hùng biện: HS bàn luận về một chủ đề tự chọn.

- Phản biện: bạn cùng chơi và ban giám khảo đặt câu hỏi có tính chất phản biện cho người chơi bảo vệ hoặc mở rộng quan điểm.

- 2 GV làm làm giám khảo. - 2 HS/ lượt thi - HS đăng kí danh sách, đề tài tham dự - Thi loại để tìm người chiến thắng

Lời bình của CBG: Bình thơ, văn

hoặc những tranh, ảnh, đồ vật…

HS HS đăng kí đội chơi 15p CBG chia sẻ

(*)

Nêu những vấn đề rắc rối tâm lí (dưới dạng câu hỏi bằng lời hoặc những hoạt cảnh cụ thể), cùng bàn luận tìm ra cách giải quyết thoả đáng, có tính nhân văn. GV và HS HS gửi trước những câu hỏi giải quyết tình huống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó những mục có đánh dấu (*) là những tiết mục cố định trong mỗi buổi sinh hoạt CLB, còn các mục khác có thể thay đổi linh hoạt theo từng thời điểm nhất định.

Phần thứ ba KẾT LUẬN

Năm học 2013 – 2014, Bộ GD&ĐT tiếp tục định hướng đổi mới chất lượng dạy và học trong nhà trường phổ thông, trong đó môn Ngữ văn được đưa vào danh sách những môn học đầu tiên cần thay đổi phương pháp giáo dục. Có thể hi vọng việc sử dụng và phát huy tính tích cực của lý thuyết kiến tạo cùng với các phương pháp dạy học tiên tiến khác vào môn học này sẽ góp phần thay đổi nhận thức và phong cách giảng dạy của giáo viên, thái độ và phương pháp học tập của HS, góp những bước tiến quan trọng trong nền giáo dục Việt Nam những năm tiếp theo. Hành trình thay đổi nào cũng gian nan và không thể một sớm một chiều thực hiện hiệu quả ngay ở mọi khâu, mọi chỗ… nhưng điều quan trọng là chúng ta không ngại thay đổi.

Trong phạm vi chuyên đề nghiên cứu khoa học này, chúng tôi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu hướng vận dụng lí thuyết kiến tạo trong bộ môn Ngữ văn ở nhà trường THPT. Chuyên đề đã thu được một số kết quả bước đầu như: giới thiệu về lí thuyết kiến tạo, định hướng phương pháp vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy và học Ngữ văn, tổ chức thực nghiệm ở một số bài học cụ thể…

Trong thời gian tiếp theo, chúng tôi hi vọng có thể phát triển chuyên đề nghiên cứu khoa học này; hướng tới mục tiêu ứng dụng rộng rãi và thu được những hiệu quả thiết thực trong công tác dạy và học Ngữ văn ở trường phổ thông. Nếu có thể tiếp tục chuyên đề, chúng tôi dự kiến sẽ khảo sát sâu hơn các kiểu bài trong chương trình Ngữ văn THPT để tìm ra trục tích hợp dọc ở môn Ngữ văn về tất cả các vấn đề liên quan đến thể loại, đề tài, hình tượng nhân vật (nhân vật trung tâm, nhân vật chính, nhân vật phụ…), cảm hứng sáng tác… Đồng thời, chúng tôi cũng dự kiến hình dung một mạng

sinh giỏi và thi đại học, cao đẳng để phục vụ trực tiếp cho dạng đề NLXH ra theo hướng mở, đòi hỏi kiến thức liên môn trong cấu trúc đề thi mới (áp dụng hình thức khảo sát của tổ chức Pisa từ năm học 2013 - 2014 này)

Trên đây là một số kết luận sơ lược về mức độ đạt được mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề và hướng phát triển chuyên đề trong thời gian tiếp theo. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, kinh nghiệm và năng lực nghiên cứu cùng trở ngại nhất định về tài liệu (do lý thuyết kiến tạo chưa được phổ biến và ứng dụng nhiều trong khoa học giáo dục nói chung và ở môn Văn nói riêng) … nên chắc chắn chuyên đề nghiên cứu này không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Chúng tôi chân thành mong mỏi sẽ nhận được những ý kiến đóng góp, trao đổi, giúp đỡ của các thầy cô trong tổ chuyên môn Ngữ văn (trường THPT Chuyên Bắc Giang) để chúng tôi có thể hoàn thiện chuyên đề này.

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!

Bắc Giang, ngày 24 tháng 04 năm 2014

Một phần của tài liệu Ứng dụng lý thuyết kiến tạo xã hội trong giảng dạy ngữ văn THPT (Trang 55 - 61)