Phúc trình vấn đàm lần

Một phần của tài liệu báo cáo xã hội học (Trang 36 - 42)

Phúc trình vấn đàm lần 1

Họ và tên sinh viên: Ngân Văn Hào Họ và tên thân chủ: L.Đ.D

Thời gian: ngày 29/03/2015 Địa điểm: tại nhà thân chủ D

Mục tiêu: Làm quen và thiết lập mối quan hệ với thân chủ.

Phương pháp: Sử dụng kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng quan sát, kỹ năng giao tiếp, phiếu điều tra.

Nhận xét của Kiểm huấn

viên/GVHD Nội dung vấn đàm

Nhận xét, cảm nghĩ của sinh viên

SV: chào D, anh xin tự giới thiệu anh là Hào, sinh viên trường Đại học Hồng Đức, anh học khoa Khoa học xã hội năm cuối, hiện anh đang thực tập tại Trung tâm cung Cấp dịch vụ Công tác xã hội Thanh Hóa. Hôm nay anh đi cùng các anh chị Phòng Quản lý trường hợp – Phat triển cộng đồng, chắc em đã biết các anh chị ấy rồi? D: Vâng ạ.

SV: Bố mẹ có nhà không em?

D: Bố mẹ em đi làm rồi, có em ở nhà thôi, cần gì chị cứ hỏi em cũng được. SV: Anh được cán bộ chính sách xã mình giới thiệu các trường hợp khuyết tật tại xã để lập hồ sơ quản lý. Anh được giới thiệu đến nhà mình, em có thể giúp anh hoàn thành hồ sơ được không?

D: Được ạ.

SV: Em bị khuyết tật như này là do bẩm sinh hay tai nạn?

D: Em bị từ khi sinh ra anh ạ.

SV: Em có thể điền giúp anh các thông tin trong phiếu điều tra này được không? D: Không có vấn đề gì ạ, anh đưa em điền ạ

SV: (sau khi đọc phiếu điều tra thân chủ điền) theo như anh đọc qua phiếu điều tra, anh thấy nhu cầu chăm sóc sức khỏe y tế của em được đặt lên vị trí ưu tiên đúng không?

D: Vâng ạ. Những lần trái gió trở trời là em không làm được gì cả anh ạ, vì nhức

Khi nhân viên Công tác xã hội đến nhà thân chủ tỏ ra khá niềm nở, mến khách. Dù chân và tay trái của em hoạt động không được bình thương nhưng em làm việc gì cũng rất nhanh nhẹn. Em rất cởi mở khi chia sẻ về bản thân, đề bạt mong muốn của mình được chữa bệnh để có thể sinh hoạt, lao động thuận tiên.

mỏi với lại vì nó mà cách đây 3 tháng em phải nghỉ học, phần cũng vì kinh tế gia đình khó khăn, em muốn làm gì đó kiếm tiền phụ bố mẹ.

SV: Ừm… Vậy là em đang có mong muốn được Phẫu thuật chỉnh hình – Phục hồi chức năng đúng không?

D: Đúng anh ạ, nhưng hoàn cảnh gia đình em khó khăn nên em chỉ ước như vậy thôi.

SV: Sao em không nghĩ đến các chương trình/dự án miễn phí nhỉ hay tìm nguồn hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ, cá nhân từ thiện?

D: Em có nghĩ đến anh ạ. Nhưng không biết tìm những nguồn ấy ở chỗ nào.

SV: Vậy anh và em cùng lên kế hoạch cho ước mơ của em, em thấy thế nào?

D: Nghĩa là anh sẽ giúp em ạ?

SV: Anh là nhân viên Công tác xã hội, anh không phải giúp em mà anh chỉ là trợ giúp em thôi, đại loại như việc em chưa tìm được các nguồn lực, anh sẽ trợ giúp em đến các nguồn lực đó. Còn kế hoạch, tương lai của em vẫn là do em quyết định mà.

D: Em đang dần hiểu về ngành nghề của anh rồi ạ.

SV: Được rồi, anh sẽ còn đến gặp em nữa. Em cứ suy nghĩ xem có “hợp tác” với anh không nhé.

D: Vâng ạ, hẹn gặp lại anh sớm.

Nhận xét: Buổi gặp đầu tiên, thông qua việc đi điều tra cùng các anh chị phòng

Quản lý trường hợp – Phát triển cộng đồng, tôi đã được trò chuyện cùng D, nắm được sơ qua một số thông tin về D và đặt được mối liên hệ với D. Nhận thấy D khá cởi mở, hòa đồng cùng với nhận xét của cán bộ chính sách cấp xã D rất tích cực trong các hoạt động chung dù còn hạn chế nhiều về mặt sức khỏe. Tôi quyết định sẽ chọn D làm thân chủ và trợ giúp cho D hoàn thành nguyện vọng.

Ưu điểm:

• Thiết lập được mối quan hệ với thân chủ.

• Dù là buổi gặp mặt, nói chuyện đầu tiên nhưng đã nhận thấy niềm tin thân chủ dành cho nhân viên Công tác xã hội.

• Thân chủ luôn cởi mở, thân thiện, gần gũi, sẵn sàng trả lời, chia sẻ với nhân viên Công tác xã hội.

Nhươc điểm:

• Không có nhiều thời gian để trò chuyên lâu hơn cùng thân chủ.

• Khả năng đánh giá, nhận diện vấn đề của nhân viên Công tác xã hội chưa cao.

Phúc trình vấn đàm lần 2

Họ và tên sinh viên : Ngân Văn Hào Đối tượng: Mẹ thân chủ D

Thời gian:

Địa điểm: tại nhà thân chủ D

Nhận xét của kiểm huấn viên/GVHD

Nội dung vấn đàm Nhận xét, cảm nghĩ

của sinh viên SV: Cháu chào cô ạ, cháu là Hào

sinh viên trường Đại học Hồng Đức, cháu đang về đây đi thực tế và có hỗ trợ các anh chị trong phòng Quản lý trường hợp – Phát triển cộng đồng. Hôm trước cháu có đến nhưng cô chú vắng nhà, cô cho cháu xin ít phút của cô nhé.

Mẹ D: Ừ cô cũng nghe D nói rồi, vào đây ngồi uống nước rồi hỏi gì thì hỏi này.

SV: Dạ vâng, cháu cảm ơn cô. Cô cháu mình vào việc luôn cô nhé. Như hôm trước cháu có làm việc với em D, em đã chia sẻ muốn được Phẫu thuật chỉnh hình miễn phí. Cháu có kết nối với các dịch vụ thăm khám miễn phí thì ngay tại Trung tâm cháu làm việc đang thực hiện dự án SAP VN mổ và phẫu thuật miễn phí hoàn toàn, cháu sẻ gửi các thông tin cũng như yêu cầu của dự án cho nhà mình tham khảo. Mẹ D: Ôi, nếu được vậy thì cả nhà cô mừng quá. D nó là con cả trong gia đình, chẳng may lại bị như vậy

cô chú cũng thương nó lắm. Mà hoàn cảnh gia đình khó khăn có nghĩ được lại có ngày có thể cho con đi chữa bệnh đâu cháu.

SV: gia đình mình cứ tim hiểu cho kỹ đi cô ạ. Vì mình còn phải đưa em D đến cơ sở để thăm khám, bác sỹ còn chuẩn đoán, đánh giá. Quan trọng bây giờ là nguyện vọng của em D, sau đó là sự thống nhất của gia đình mình.

Mẹ D: Hôm nay bố D lại đi làm xa tận thành phố, chắc tối mới về, gia đình cô sẽ bàn bạc và trả lời cháu sớm.

SV: Dạ được ạ. Gia đình mình cần cung cấp thêm thông tin gì hay có chỗ nào khúc mắc, chưa hiểu thì có thể liên hệ trực tiếp với cháu theo số điện thoại của cháu ạ.

Mẹ D: Ừ, cô cảm ơn cháu rất nhiều. SV: Không có gì đâu cô ơi, thôi cháu phải xin phép cô đi làm việc tiếp ạ. Cháu chào cô.

Nhận xét: Lần này mục đích của nhân viên Công tác xã hội đến là làm quen với

các thành viên trong gia đình, cũng như nghe ý kiến của mọi người khi nhân viên Công tác xã hội đề xuất chương trình Phẫu thuật miễn phí mà nhân viên

Công tác xã hội đã liên kết được. Dựa trên kết quả của gia đình đưa ra để có phương hướng triển khai kế hoạch tiếp theo.

Một phần của tài liệu báo cáo xã hội học (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w