PHẦN 3: LƯỢNG GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

Một phần của tài liệu báo cáo xã hội học (Trang 31 - 33)

1. Những bài học và kinh nghiệm:

- Về kiến thức:

• Việc nắm vững các môn học trên lớp đặc biệt là môn công tác xã hội cá nhân, nắm rõ được tiến trình công tác xã hội, các phương pháp, kỹ năng tác nghiệp, cũng như những nguyên tắc của 1 nhân viên công tác xã hội.

• Vận dụng những kiến thức của các môn học bổ trợ như tâm lý học, tham vấn, tâm lý học lứa tuổi,….để giúp cho quá trình làm việc hiệu quả cao hơn.

• Có một nền tảng kiến thức rộng rãi, sự thấu hiểu, những vấn đề cuộc sống, nắm bắt tâm lý, lắng nghe những câu chuyện đôi với lứa tuổi mình từng trải qua.

- Về thái độ:

• Với vai trò là 1 sinh viên thực tập và tương lai là một nhân viên công tác xã hội buộc phải thể hiện được thái độ của một nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp, trong suốt quá trình làm việc, đó là thái độ làm việc, sự trách nhiệm với công việc…bên cạnh đó cùng tham gia các công việc trong trung tâm, thể hiện tinh thần cầu tiến, trợ giúp chia sẻ cùng các anh chị.

• Chấp hành tốt nội quy của trung tâm như : không dùng điện thoại, đi nhẹ, nói nhẹ, đến đúng giờ, lễ phép với cấp trên cũng như mọi người trong trung tâm, thê hiện thái độ tôn trọng công việc.

• Tạo lập, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với kiểm huấn viên, giáo viên hướng dẫn, các anh chị nhân viên.

- Về kỹ năng:

• Vận dụng linh hoạt, chính xác các kiến thức và kỹ năng, những kinh nghiệm vào tiến trình giải quyết vấn đề của thân chủ.

• Phát triển kỹ năng giao tiếp tốt và viết báo cáo chuyên nghiệp.

Trong quá trình thực tập Trung tâm cung cấp dịch vụ Công tác xã hội Thanh Hóa ngoài việc bản thân được học tập, thực tập trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp, thái độ nghiêm túc cộng thêm sự tận tình chỉ dạy kinh nghiệm của các anh chị tại trung tâm ra thì tự bản thân em thấy mình còn rất nhiều hạn chế và gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực tập tại trung tâm. Mặt khác, không phải nắm chắc lý thuyết thì có nghĩa sẽ áp dụng tốt vào thực tế, vì khi vận dụng lý thuyết vào trong thực tế không được dập khuôn, máy móc mà cần phải linh hoạt sử lý các tình huống cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể, đôi khi còn phải tùy thuộc vào năng lực của mỗi người. Điều quan trọng là chúng ta cần phải hiểu, thông cảm và chia sẻ với thân chủ, cần có cái nhìn khách quan về thân chủ, hiểu vấn đề mà thân chủ đang gặp phải một cách chính xác và phân tích vấn đề một cách logic để từ đó đưa ra kế hoạch giúp đỡ cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, kiến thức còn hạn chế trong việc vận dụng vào thực tế và cộng với việc bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết vấn đề cho thân chủ nên còn lung túng trước nhiều tình huống, mặt khác thời gian thực tập có hạn nên em chưa thể giải quyết hết được những vấn đề của thân chủ, chưa phát huy hết khả năng của bản thân, chưa có nhiều sang kiến hay để giải quyết tốt công việc nhiều lúc còn làm việc theo cảm tính….

Kết thức đợt thực tập bản thân em đã rút ra những bài học kinh nghiệm thực tế, có thể hoàn thiện bản thân mình hơn, tích lũy những kiến thức, kỹ năng còn hạn chế để có thể vận dụng trong cuộc sống thường ngày để trở thành một công dân tốt, sống có ích cho xã hội.

- Bài học kinh nghiệm:

Thực tập tốt nghiệp tại Trung tâm Cung cấp dịch vụ Công tác xã hội Thanh Hoá là lần trải nghiệm đáng nhớ nhất của em, em cảm thấy rất hứng thú và may mắn khi được làm việc tại một cơ sở chuyên nghiệp về Công tác xã hội.Đây thực sự là một cơ hội vô cùng quý báu cho sinh viên ngành công tác xã hội sắp ra trường như em được học hỏi, thực hành và bắt đầu hình dung công việc, định

hướng nghề sau này. Tại đây em được học hỏi từ các anh chị đồng nghiệp rất nhiều có thể kể đến, như:

• Cách viết báo cáo

• Cách nghe/nhận điện thoại, tiếp nhận/điều tra/xác minh thông tin qua điện thoại.

• Làm việc với cá nhân/nhóm/cộng đồng.

• Cách tổ chức một lớp học tập huấn.

• Cách cư xử/làm việc với đồng nghiệp/lãnh đạo.

• Giải quyết một số trường hợp cụ thể được tiếp cận trong thời gian thực tập. 2. Những thay đổi bản thân

 Điểm mạnh:

- Được trang bị đầy đủ cho các kỹ năng trong công tác xã hội nên có sự tự tin trong quá trình thực tập.

- Thích nghi nhanh với môi trường làm việc.

- Tạo được mối quan hệ thân thiết với cán bộ, nhân viên tại trung tâm. Được mọi người tin tưởng, đặc biệt là chị Lê Thị Sâm – Kiểm huấn viên luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để tham gia các lớp học tập huấn do Trung tâm cung cấp dịch vụ Công tác xã hội Thanh Hóa, Cục bảo trợ xã hội Thanh Hóa tổ chức.

- Cơ sở thực tập em lựa chọn đúng chuyên ngành của em nên bản thân em có cơ hội hiểu rõ hơn về công việc tương lai của mình.

 Điểm yếu:

- Đôi lúc còn chưa xử lý kịp các tình huống bất chợt xảy ra. Như nhận điện thoại của người dân phản hồi tại phòng làm việc, không kịp ghi chép, chưa biết cách hỏi để lấy được nhiều thông tin. Những lần đi xuống cộng đồng còn bị lạc đường, xác định sai địa bàn mình cần làm việc.

- Việc vận dụng kỹ năng còn nóng vội, nhiều lúc còn quên chú ý đến cảm xúc, suy nghĩ của thân chủ.

Một phần của tài liệu báo cáo xã hội học (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w