Ảnh hưởng của mức bón đạm đến sinh trưởng và phát triển của cây rau đay

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG của LƯỢNG bón đạm đến SINH TRƯỞNG, PHÁT SINH sâu BỆNH hại và NĂNG SUẤT của cây RAU ĐAY (CORCHORUS OLITORIUS l ), (Trang 36)

4: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.3. Ảnh hưởng của mức bón đạm đến sinh trưởng và phát triển của cây rau đay

Ngày 29/03 sau khi trồng: Chiều cao cây ở các mức bón đạm chưa có sự sai khác chúng dao đông từ 35.61 đến 36.72cm.

Ngày 06/04: Chiều cao cây ở các mức bón đạm đều cao hơn công thức đối chứng không bón. Trong các công thức bón đạm, công thức 1có chiều cao cây thấp nhất. Công thức 2,3 có chiều cao cây tương đương nhau ở mức tin cậy 95%.

4.2.3. Ảnh hưởng của mức bón đạm đến sinh trưởng và phát triển của câyrau đay. rau đay.

Bảng 4.4. Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây rau đay

Công thức

Thời gian từ cấy đến… (ngày) Tổng thời gian

sinh trưởng (ngày) Phân nhánh Ra hoa I 5 25 30 II 7 21 28 III 10 20 30

4.2.4. Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến tốc độ tăng trưởng chiều cao củacây rau đay. cây rau đay.

NTD Số ngọn trung bình trên cây (ngọn) Trọng lượng trung bình ngọn (gam) I II III I II III 29/03 5.03 7.10 8.43 0.2 7 0.31 0.33 06/04 8.97 12.8 14.93 13/05 20.20 29.77 34.67

Ghi chú: NTD là ngày theo dõi

Nhận xét:

4.3. Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến khả năng chống chịu sâu bệnh hại của cây rau đay.

Sâu bệnh hại đã trở thành một yếu tố quan trọng hạn chế lớn đến năng suất, hình thức sản phẩm, đồng thời cũng làm ảnh hưởng đến đất đai trồng trọt, cơ cấu giống cây trồng, chế độ luân canh, tính chất của thành phần vi sinh vật đất. Khi sử dụng các biện pháp phòng trừ đặc biệt là sử dụng thuốc hóa học đã sinh ra độc tố gây hại tới sức khỏe con người. Sâu bệnh hại làm giảm năng suất rau từ 10 – 40% thậm chí còn có thể lên tới 100% trong những năm dịch bệnh nặng. So với loại cây trồng chuyên canh khác thì rau là loại cây trồng không những nhiều về số lượng mà còn nhiều về chủng loại. Chính vì vậy cây rau có nhiều loại sâu, bệnh hại hầu như quanh năm, có loại chuyên tính cao nhưng phần lớn là loại đa thực và phát triển khắp mọi nơi. Để phòng trừ sâu bệnh hiệu quả ngoài việc lựa chọn một bộ giống kháng sâu bệnh tốt còn phải áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp(IPM), trong đó bón phân cân đối, hợp lý là một khâu quan trọng giúp nâng cao khả năng chống chịu của cây rau đối với sâu hại.

Quá trình quan sát và theo dõi tình hình sâu hại rau đay trong thí nghiệm thấy xuất hiện các loại sâu: Sâu khoang và sâu xanh.

Bảng 4.6: Kết quả nghiên cứu tình hình sâu hại rau đay qua các kì điều tra

điều tra Mật độ

con/m2 TLH % Mật độ

con/m2 TLH % Mật độ

con/m2 TLH %

29/03 Sâu khoangSâu xanh 1.562.60 0.20.3 2.343.38 0.440.3 3.123.38 0.430.4

06/04 Sâu khoang 3.38 0.43 3.64 0.46 2.34 0.3

Sâu xanh 3.90 0.5 3.12 0.4 2.86 0.36

13/05 Sâu khoang 1.04 0.13 1.82 0.23 2,89 0.37

Sâu xanh 3.64 0.4 2.86 0.36 2.60 0.33

Ghi chú: + NTD là ngày theo dõi + TLH: là tỷ lệ hại

Sơ đồ:…..

Nhận xét: Qua bảng 4.6 cho ta thấy về diễn biến sâu hại trên cây rau đay có thể

rút ra một số nhận xét sau:

Kỳ theo dõi 29/03: Ở thời kỳ theo dõi này xuất hiện sâu hại trên tất cả các công thức.

Kỳ theo dõi 06/04: Ở kỳ này mật độ và tỉ lệ hại của các loại sâu là tương đối ngang nhau, chênh lệch giữa các công thức cũng không lớn.

Bắt đầu sang tuần theo dõi tiếp theo do điều kiện thời tiết mưa nắng thất thường, thuận lợi cho các loại sâu hại phát triển, chênh lệch giữa công thức I và III không đáng kể.

+ Sâu xám ở công thức I (mật độ 2.60 con/m2 , tỷ lệ hại: 0.3 %), công thức III (mật độ: 3.38 con/m2 , tỷ lệ hại: 0.43 %).

+ Sâu khoang ở công thức I (mật độ 1.56 con/m2 , tỷ lệ hại: 0.2 %), công thức III (mật độ: 3.12 con/m2 , tỷ lệ hại: 0.4 %).

Ở kỳ theo dõi cuối cùng ngày 13/05 mật độ sâu hại đều giảm dần nhưng không đáng kể mức thấp nhất so với các kỳ theo dõi khác.

4.5. Ảnh hưởng của lượng bón đạm đến năng suất của giống rau đay.

Mục đích cuối cùng của thí nghiệm là tìm ra một mức bón đạm sao cho năng suất của rau đay đạt năng suất cao nhất. Năng suất là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố trong suốt quá trình sống như: sinh trưởng, phát triển, điều kiện ngoại cảnh, biện pháp kỹ thuật. Trong đó đạm là yếu tố quyết định đến năng suất. Khi trồng rau đay người ta không chỉ quan tâm tới năng suất mà chất lượng sản phẩm cũng được đặc biệt quan tâm, trong đó hàm lượng đạm cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng rau.

Bảng 4.7. Ảnh hưởng của lượng bón đạm đến năng suất của cây rau đay.

Công thức

Năng suất tươi (kg) Năng

suất khô (kg) TH lần 1 TH lần 2 TH lần 3 TH lần 4 Tổng NS tươi I 0.3 0.9 1.1 1.4 3.7 1.29 II 0.5 1.0 1.4 1.6 4.5 1.60 III 0.7 1.1 1.5 1.7 5.0 1.90

Sơ đồ……….

Nhận xét: Qua bảng 4.6 cho ta thấy, ở tất cả các công thức thì lần thu hoạch 1

có năng suất thấp nhất , tăng dần ở các lần thu hoạch tiếp theo và đạt cao nhất ở lần thu thứ 4 do cây rau đay phân nhánh mạnh cho nhiều ngọn kể từ khi ta tiến hành ngắt ngọn cho rau đay. Cụ thể ở công thức 1 có năng suất ở các lần thu lần lượt là 0.3, 0.9, 1.1, và 1.4 là lần thu hoạch thấp nhất.

Công thức 2 là 0.5, 1.0, 1.4 và cao nhất thu hoạch lần 4 là 1.6.

Tương tự ở công thức 3 là 0.7, 1.1, 1.5 và cũng cao nhất là thu hoạch lần 4 là 1.7.

So sánh cả 3 công thức, ta thấy rằng, công thức đối chứng (CT1 không bón đạm) có tổng số năng suất thấp hơn hẳn 2 công thức còn lại (với năng suất tươi là 3.7) Công thức 3 cho năng suất cao nhất ở tất cả các lần thu hoạch và năng suất khô, tươi cũng cao nhất.

4.6. Đánh giá hiệu quả năng suất thu được.

Bảng 4.8: Sơ bộ hoạch toán hiệu quả kinh tế

(ĐVT: Đồng/ha) CT Năng suất (tạ/ha) Đơngiá(đồng/kg) Tổng thu (đồng/ha) Tổng chi (đồng/ha) Hiệu quả kinh tế (đồng/ha) CT1 3.7 6.000 2.220.000 910.0000 1.310.000 CT2 4.5 8.000 3.600.000 1.120.000 2.480.000 CT3 5.0 8.000 4.000.000 1.300.000 2.700.000

Qua bảng trên ta thấy: Công thức 3 với mức bón đạm 100kg/ha cho mức lãi cao nhất (2.700.000 đồng/ha). Công thức 2 với mức bón đạm 80kg/ha đạt (2.480.000đồng/ha).Công thức 1 không bón đạm hiệu quả kinh tế chỉ là (1.310.000đồng/ha). Giữa các mức bón đạm khác nhau thì thu được hiệu quả kinh tế khác nhau. Công thức 3 với mức bón đạm 100kg/ha cho hiệu quả kinh tế cao hơn các mức bón đạm từ 0 - 100kg/ha.

5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua quá trình theo dõi và tiến hành thí nghiệm “Ảnh hưởng của lượng bón đạm đến sinh trưởng, phát sinh, phát triển sâu bệnh hại và năng suất của giống rau đay vụ xuân 2017, tại khu thưc hành, thực tập khoa nông lâm Ngư nghiệp trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hóa”. Tôi rút ra kết luận sau: Với mức bón đạm ở công thức 3 cây rau đay sinh trưởng, phát triển mạnh và cho năng suất cao.

5.2. Đề nghị

Do thời gian có hạn nên chỉ cho kết quả theo dõi thí nghiệm trong một vụ do vậy kết quả còn hạn chế cần tiếp tục nghiên cứu và theo dõi ở các vụ tiếp theo để kết quả được chính xác hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tạ Thu Cúc (2012), Giáo trình kĩ thuật trồng rau, NXB Nông Nghiệp Hà Nội.

2. Đường Hồng Dật (2010), Sổ tay hướng dẫn sử dụng phân bón, NXB Nông Nghiệp.

3. Nguyễn Văn Hiền và cs (2012), Báo cáo kết quả phân tích dư lượng độc

tố trong đất, nước và sản phẩm rau xanh, Viện nghiên cứu rau quả.

4. Bùi Bảo Hoàn, Đào Thanh Vân (2000), Giáo trình cây rau, NXB Nông Nghiệp.

5. Nguyễn Văn Nam (2011), Thị trường xuất – nhập khẩu rau quả, NXB thống kê.

6. Nguyễn Ngọc Nông (1999), Giáo trình nông hóa học, NXB Nông Nghiệp.

7. Nguyễn Đức Thạnh (2011), Bài giảng côn trùng chuyên khoa, khoa Nông Học.

8. Nguyễn Văn Thắng, Trần Khắc Thi (1996), Sổ tay người trồng rau, NXB Nông Nghiệp.

9. Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng (2012), Kĩ thuật tròng rau sạch, NXB

Nông Nghiệp.

10. Lê Văn Tri (2000), Hỏi đáp về phân bón, NXB Nông Nghiệp.

11. Trần Thế Tục, Nguyễn Ngọc Tính (2009), Kĩ thuật trồng một số cây

rau quả giầu vitamin, NXB Nông Nghiệp.

12. Phạm Thị Thùy (2012), Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn thưc hành nông nghiệp tốt (GAP).

13. Bùi Quang Xuân (1997), “Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và hàm lượng NO-3 trong rau trên đất phù sa sông Hồng”, luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp.

14. Tuyển tập nông nghiệp Việt Nam, tập 1- phần 2,…NXB Nông Nghiệp. 15. Viện nghiên cứu rau quả (1997), Kết quả nghiên cứu về rau quả.

16.Wwww.Google.com

17.Http://www.Cutrongtrot.gov.vn 18. Faostat, 2011

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG của LƯỢNG bón đạm đến SINH TRƯỞNG, PHÁT SINH sâu BỆNH hại và NĂNG SUẤT của cây RAU ĐAY (CORCHORUS OLITORIUS l ), (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w