Bố trí thí nghiệm:

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG của LƯỢNG bón đạm đến SINH TRƯỞNG, PHÁT SINH sâu BỆNH hại và NĂNG SUẤT của cây RAU ĐAY (CORCHORUS OLITORIUS l ), (Trang 25 - 29)

3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1. Bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm gồm 3 công thức ở các mức liều lượng bón khác nhau: CT1: Nền

CT2: Nền + 80 kg đạm/ha CT3: Nền + 100kg đạm/ha

- Thí nghiệm bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ (Randomized complete block design - RCB) với 3 công thức và 3 lần nhắc lại.

- Diện tích thí nghiệm:

Tổng diện tích đất thí nghiệm 22m2, diện tích mỗi ô thí nghiệm 7,3m2, khoảng cách giữa các ô 0,3m, dải bảo vệ 0,3m. Luống rộng 1m, cao 25-30cm,

rãnh luống rộng 30-35cm.

Trồng 156 cây trên/ô, tổng số có 3 ô, trồng khoảng cách cây cách cây là 30cm, hàng cách hàng là 30cm.

Sơ đồ thí nghiệm

Dải bảo vệ

Dải bảo vệ

Ghi chú: I,II, III là công thức thí nghiệm. 1, 2, 3 là số lần nhắc lại.

3.3.2.Quy trình kĩ thuật

- Thời vụ gieo trồng: Vụ Xuân Hè 2017. - Làm đất, chia ô thí nghiệm: 20/3/2017. - Trồng: 21/3/2017.

- Kỹ thuật làm đất và phủ màng: Đất thí nghiệm cày bừa kỹ, sạch cỏ dại Chuẩn bị trước khi trồng:

- Làm đất: Đất tơi xốp, lên luống cao 10-15cm, rộng 1,2m sau đó rải vôi bột, phân chuồng rải đều mặt luống rồi xới trộn đều.

- Sử dụng màng phủ khổ 1,4m, phủ lên mặt liếp, trùm kín chân luống, giữ màng chắc chắn.

- Đục lỗ màng phủ: Trồng xen kẽ 3 hàng với khoảng cách 30 - 40cm: dùng ống sắt đục sâu để đặt cây con.

- Trồng cây: Rải ít phân chuồng vào lỗ, sau đó phủ lớp đất mịn vào hốc, đặt cây con xuống và vun đất quanh gốc.

- Mật độ trồng cây con

II3 III2 I1

I 3 II2 II1

+ Sau khi gieo nên phủ 1 lớp giá thể (trấu) mỏng lên trên, tưới nhẹ để giữ ẩm và làm chắc gốc khi cây lớn, chăm sóc cho cây cho đến khi cây đủ tiêu chuẩn rồi đem trồng.

+ Tiêu chuẩn cây con: Khi cây đạt 3- 4 lá thật khoảng 10 -15 ngày tuổi thì đem cấy.

+ Mật độ cấy: Với khoảng cách cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 25 -30cm.

- Phân bón:

+ Lượng bón (ha): Phân chuồng hoai mục 10 tấn, 50kg Đạm Ure, 50kg P2O5, 25kg K2O.

Lượng phân thương phẩm bón cho một ô thí nghiệm theo công thức: x(kg/ô) = a x c (kg)

100 b Trong đó:

x: Lượng phân thương phẩm bón cho 1 ô thí nghiệm (kg/ô) a: Lượng phân thương phẩm bón cho 1 ha(kg/ha)

b: Hàm lượng phân nguyên chất (%) c: Diện tích ô thí nghiệm(m2 )

+ Kỹ thuật bón: Bón lót:

Vườn ươm: Bón 2 - 3 kg phân chuồng hoai mục + 15g phân lân/m2

Ruộng trồng: Bón lót toàn bộ phân chuồng + lân super + 1/2 kali, rải đều lên đất và xới trộn kỹ.

Bón thúc:

Vườn ươm: Không cần thiết cung cấp phân, nếu cây con phát triển hơi kém có thể tưới thúc nhẹ 1 lần khoảng 10-15 ngày sau gieo bằng nước phân hỗn hợp NPK 16-16-8 pha loãng (20 - 30g/10 lít nước). Cây con 18 - 20 ngày tuổi có thể cấy, chọn cây tốt để cấy và chăm sóc.

Thời kỳ thứ nhất: 10 ngày sau trồng, 1/3 lượng đạm + bón 1/2 lượng kali còn lại, hòa vào nước và tưới đều.

Thời kỳ thứ 2: 20 ngày sau trồng, bón 1/3 lượng đạm, hoà với nước tưới gốc. Thời kỳ thứ 3: Sau trồng 30 ngày sau khi thu hái vỡ, bón 1/3 lượng đạm còn lại.

- Chăm sóc:

- Thời kì trồng cây hồi xanh: xới gốc, dặm cây con.

- Nước tưới: Rau đay là cây cần khá nhiều nước nên sau khi gieo phải tưới ngay, ngày tưới 1- 2 lần vào sáng sớm và chiều mát (tùy vào điều kiện thời tiết) cho đến khi cây hồi xanh. Sau khi trồng phải thường xuyên giữ ẩm khoảng 80 – 85%, đặc biệt là thời kì sinh trưởng mạnh. Các đợt bón thúc, kết hợp làm cỏ xới xáo.

+ Thường xuyên kiểm tra để phát hiện các loại sâu bệnh hại. + Các đợt bón thúc đều phải kết hợp làm cỏ, xới gốc.

+ Thu hoạch: Khi rau đay lớn sau trồng 25-30 ngày, thu hoạch bằng cách hái tỉa ngọn lần 1.

Sau đó 10-15 ngày thu hoạch các nhánh.

Bảng 3.1. Khối lượng phân bón

Lượng phân Tổng lượng phân bón

Bón lót (%)

Bón thúc

Kg / ha Kg / sào Lần 1 Lần 2 Lần 3

Phân chuồng hoai mục 10000 - 150000 360 - 540 100 - - -

Đạm ure 150 - 200 12 - 15 20 10 110 10

Kali sulfat 200 - 235 7.2 – 8.5 50 20 20 10

Lân supe 250 9 100 - - -

- Phương pháp bón:

+ Bón lót vào hốc toàn bộ phân chuồng + toàn bộ phân lân + 50% phân kali + 20% phân đạm.

+ Bón thúc toàn bộ phân đạm và phân kali còn lại vào các thời kì sau: Đợt 1: Khi cây hồi xanh, bắt đầu ra lá dùng 10% lượng phân đạm + 20% lượng phân kali.

Đợt 2: Khi cây sinh trưởng mạnh, bón 110% lượng phân đạm + 20% lượng phân kali.

Đợt 3: Bón trước thu hoạch 10 ngày 10% lượng phân đạm + 10% lượng phân kali.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG của LƯỢNG bón đạm đến SINH TRƯỞNG, PHÁT SINH sâu BỆNH hại và NĂNG SUẤT của cây RAU ĐAY (CORCHORUS OLITORIUS l ), (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w