Các phong trào ủng hộ hoặc phản đố

Một phần của tài liệu Hôn nhân đồng giới (1) (Trang 27 - 31)

áng 6/2011, Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp ốc đã thông qua tuyên bố về quyền của người đồng tính, song

tính và chuyển giới trên toàn cầu. Tuyên bố khẳng định “mọi người đều sinh ra tự do và bình đẳng về nhân cách và quyền lợi, và mọi người đều xứng đáng có được tự do và quyền lợi mà không bị phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào”. 96 nước thành viên của Liên Hợp ốc đã ký tên ủng hộ nghị quyết công nhân quyền của người đồng tính, 44 nước không ủng hộ cũng không phản đối quyền của người đồng tính, 57 nước ký tên phản đối quyền của người đồng tính (hiện còn 54 nước vì có 3 nước đã chuyển sang ủng hộ quyền của người đồng tính.[345][346][347][348][349][350][351]

Trong ngày 27/1/2013, hàng trăm ngàn người Pháp đã xuống đường ủng hộ hôn nhân đồng giới được Chính phủ thông qua. Chỉ riêng thủ đôParis, theo số liệu của cảnh sát là 125.000 người còn theo số liệu của các nhà tổ chức là 400.000 người đã xuống đường để hô khẩu hiệu và giương biểu ngữ ủng hộ. Tại các địa phương khác, tổng số người tham gia hoạt động này là khoảng 100.000 người.[352]

Ngày 26/06/2015, Tòa án tối cao Mỹ đã thông qua điều luật hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới trên toàn nước Mỹ. Ngay lập tức, trên các phương tiện truyền thông: báo đài, truyền hình, mạng xã hội… nhiều người dân Mỹ bày tỏ sự ủng hộ với người đồng tính. Nhiều chính khách, nghệ sĩ, doanh nhân cũng thể hiện sự vui mừng trước bước tiến triển mới về những nỗ lực cho cộng đồng LGBT. Mạng xã hội facebook lập ra ứng dụng đổi hình đại diện sang màu cầu vồng sáu sắc mang tên “Celebrate Pride” để thể hiện sự ủng hộ đối với người đồng tính. Sau 4 ngày, gần 30 triệu tài khoản đã thay đổi hình đại diện sang biểu tượng cầu vồng để ủng hộ hôn nhân đồng giới. ống kê của Facebookcho biết các hình ảnh ủng hộ hôn nhân đồng giới đã nhận được hơn 500 triệu lượt like sau 4 ngày. Nhiều người nổi tiếng trên thế giới và cả ở Việt Nam đã tham gia phong trào này.[353][353][354]

Ngày 30/6/2013, sau khi Tòa án Tối cao Mỹ bãi bỏ lệnh cấm hôn nhân đồng giới, nhiều người Mỹ đã ra đường để ủng hộ người đồng tính. Riêng tại thành phố New York, Hãng thông tấn AP ước tính có khoảng hai triệu người tham gia diễu hành vì quyền của người đồng tính. Nhiều cuộc diễu hành cũng được tổ chức tạiSan Francisco,Chicago, Seale, Minneapolis,Venezuela,Costa Rica,Colombiavà nhiều nơi khác trên khắpChâu Mỹ.[355] eo tờ Daily Mail ước tính có khoảng 950.000 người đã tham gia vào các sự kiện ủng hộ người đồng tính trong vài tuần trên khắp thế giới[356]. Tại Anh, 30.000 ngàn người đã xuống đường phố London diễu hành ủng hộ hôn nhân đồng giới, lá cờ cầu vồng được treo 1 tuần trên nóc Văn phòng Nội các Westminster (trung tâm London) để chào mừng sự kiện.[357]. TạiNhật Bản, đã có khoảng 3.000 người tham gia cuộc tuần hành tại thủ đôTokyo để kêu gọi Chính phủ hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.[358].

Sau khi Hoa Kỳ hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới,Tim

cock-CEO(giám đốc điều hành) củaTập đoàn Apple đã công khai mình là một người đồng tính. Ông đã dẫn đầu đoàn diễu hành gồm 8.000 nhân viên Apple xuống đường tuần hành với cờ lục sắc để ăn mừng sự kiện.[359]. Tại thành phố Toronto, Canada, Pride week là một trong những lễ hội đồng tính lớn nhất trên thế giới diễn ra thường niên và nhận được sự ủng hộ của chính quyền thành phố. Sự kiện thu hút 500000 đến 1 triệu người tham gia mỗi năm và được coi là một trong những lễ hộ văn hóa lớn nhất Bắc Mỹ. Lễ hội năm 2009 đã thu hút 1 triệu người tham dự và đem về cho thành phố 136 triệu đôla Canada. Lễ hội năm 2012 thu hút 1,2 triệu người tham dự. Lễ hội năm 2014 đem về 791 triệu đôla Canada cho thành phố. Pride week đã nhận giải “sự kiện hàng đầu” của giải thưởng Top Choice Award năm 2008.[360][361][362][363][364]

Lẽ diễu hành đồng tính đầu tiên tạiĐài Bắcnăm 2003 có 500 người tham dự, nhưng đến năm 2013 đã có 78000 người tham dự, trở thành lễ diễu hành đồng tính lớn nhất Đài Loan từ trước tới nay. Nhiều sự kiện và hội thảo quốc tế về LGBT cũng được tổ chức trong dịp này.[365]Lễ diễu hành đồng tính năm 2007 tại Madrid, Tây Ban Nha có 2,3 triệu người tham dự. Sự kiện nhận được sự ủng hộ của chính quyền thành phố, vùng và nhà nước.[366]Lễ diễu hành đồng tính tại Cologne,Đức năm 2002 có 1,2 triệu người tham dự.[367]

áng 11/2015, 10.000 người đã có buổi diễu hành quy mô lớn nhất ởHồng Kôngđể ủng hộ hôn nhân đồng tính[368]. Cùng thời điểm, tạiĐài Loan cũng có cuộc tuần hành kỷ lục với 78.000 người để ủng hộ hôn nhân đồng giới và cộng đồng LGBT[369].

Ngược lại cũng diễn ra nhiều cuộc diễu hành phản đối hôn nhân đồng tính:

Năm 2012, trên 100.000 người ởPháp tham gia biểu tình phản đối việc chính phủ nước này hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Ít nhất 70.000 người biểu tình đã tràn ra các đường phố ở thủ đô Paris, số còn lại tập trung tại các thành phố Lyon, Toulouse và Marseille.[370] Năm 2013, khoảng 300.000 người đã tập trung trên các đường phố ở thủ đô Paris để tuần hành phản đối hôn nhân đồng tính[371]

Sau khi tổ chức từ năm 1990, tới năm 2015, diễu hành đồng tính đã bị cấm bởi cảnh sátHàn ốc. Sau những phản đối từ các nhóm iên Chúa giáo, ngày 30 tháng 5, cảnh sát Hàn ốc đã đưa ra một thông báo cấm diễu hành đồng tính dựa trên Điều 8 của Luật về hội hopk và biểu tình, theo đó cấm cuộc diễu hành vì bất tiện cho người đi bộ và phương tiện giao thông[372]

Năm 2015, cảnh sát ổ Nhĩ Kỳ đã dùnghơi cay vàvòi rồngđể giải tán một đoàn diễu hành đồng tính ởIstabulsau khi có lệnh cấm của thị trưởng được ban bố nhân tháng lễ Ramadancủa người Hồi giáo[373]

TạiÚc, những người biểu tình phản đối hôn nhân đồng giới đã tụ tập tạiSydneycho một cuộc biểu tình phản đối.[374]

Tại Mexico, khoảng 5.000 đến 10.000 người đã xuống đường phốGuadalajara, thủ phủ của tiểu bang Mexico tây Jalisco để phản đối hôn nhân đồng tính và việc nhận con nuôi của những người đồng tính.[375]

TạiItaly, khoảng 300.000 tới 1 triệu người đã tuần hành phản đối hôn nhân đồng tính tại ảng trường San Giovanniở Rome.[376]

TạiSerbia, năm 2011, chính phủ nước này đã quyết định sử dụng cảnh sát để ngăn chặn một cuộc diễu hành đồng tính được dự kiến tổ chức. Cảnh sát đã bắt giữ sáu người ởBelgrade. Trong khi một số người nói rằng chính quyền Serbia đã cấm diễu hành đồng tính một cách thô bạo, nhiều người Serbia tỏ ra hạnh phúc khi những giá trị truyền thống đã giành chiến thắng[377].

TạiSingapore, sau khi nhận nhiều khiếu nại từ các phụ huynh theo đạo iên Chúa, Cơ quan quản lý văn hóa nước này đã loại bỏ 3 cuốn sách cho trẻ em vì chứa nội dung đồng tính. Cơ quan này cũng cấm nhập nhiều truyện tranh Mỹ vì có chứa nội dung về hôn nhân đồng tính, điều bị coi là đi ngược lại với đạo đức xã hội. an hệ đồng tính nam ở Singapore có thể bị phạt 2 năm tù[378]

Nước Nga dưới thời Tổng thống NgaVladimir Putinđã ra luật cấm mọi hình thức tuyên truyền về hôn nhân đồng giới[379]. Bộ luật cấm những sự kiện cổ vũ cho người đồng tính, quy định việc cung cấp những thông tin“tuyên truyền việc về đồng tính nữ, lưỡng tính và chuyển giới”cho trẻ vị thành niên là phạm pháp, đồng thời các sự kiện cổ vũ cho quyền lợi của người đồng tính cũng bị cấm. Đây là một nỗ lực mới nhằm cổ vũ những giá trị truyền thống của nước Nga và chống lại chủ nghĩa tự do phương Tây, mà Chính phủ và Giáo hội Nga cho rằng đang làm băng hoại giới trẻ cũng như kích động các vụ biểu tình chống lại Tổng thống Putin.[380] Trên thực tế, khi được đưa ra bỏ phiếu, Bộ luật cấm tuyên truyền đồng tính đã được Duma ốc gia Nga (Hạ viện Nga) thông qua với số phiếu tuyệt đối 436 thuận - 0 phiếu chống, và 88% người dân Nga được phỏng vấn đã bày tỏ ủng hộ đối với lệnh cấm[381]Bên cạnh đó, từ năm 2015, Chính quyền thành phốMoskva và quốc hội Nga đã đề raNgày tình yêu gia đình và cho rằng muốn sử dụng ngày này trong chiến dịch bảo vệ các giá trị gia đình truyền thống chống lại sự tuyên truyền của phong trào LGBT[382].

Đạo luật này đã bị các tổ chứcnhân quyền trên thế giới lên án mạnh mẽ khi đã gián tiếp gây ra hàng loạt những vụ tấn công đẫm máu nhắm vào cộng đồng LGBT, như nhiều vụ tra tấn và giết hại người LGBT công khai có sự cấu kết của cảnh sátMat-xcơ-va, hoặc

hành động của nhóm Occupy Pedophilia gồm 9 tên tội phạm chuyên dụ dỗ các thiếu niên đồng tính, lừa cho họ tin rằng đang đến một “buổi hẹn hò" sau đó bắt cóc đưa đến một căn hộ hoặc một khu đất rồi tra tấn và hạ nhục, đồng thời quay chụp lại toàn bộ quá trình cùng hình ảnh các nạn nhân dính đầy máu đăng tải lên mạng Youtube.[383][384][385][386]. Hơn 200 nhà văn, nhà thơ nổi tiếng trên khắp thế giới như danh caMadonna, Debbie Harry, diễn viênSusan Sarandon, nhà văn Gunter Grass, Orhan Pamuk, đại văn hào Đức Gunter Grass, nhà thơẤn ĐộSalman Rushdie, thi sĩ nữ Canada Margaret Atwood, tiểu thuyết gia người Mỹ Jonathan Franzen, nhà văn ổ Nhĩ Kỳ Orhan Pamuk, cùng nhiều nhà văn tên tuổi khác như Neil Gaiman, Wole Soyinka, Elfriede Jelinek, Ian McEwan, Carol Ann Duffy, Julian Barnes… đã cùng ký tên vào một bức thư ngỏ đăng tải trên tờGuardian(Anh) để phản đối đạo luật này của Nga. Bức thư đã viết: “Chính sách này sẽ bóp chết sự sáng tạo, đẩy giới văn sĩ vào tình trạng rủi ro”.[387]. Các đại diện ngoại giao cấp cao của Đức và Liên minh châu Âucũng lên tiếng phản đối rằng đạo luật này của Nga đi ngược lại quyền con người và củng cố phân biệt đối xử, kêu gọi Nga tôn trọng các cam kết quốc tế như Công ước châu Âu về nhân quyền mà Nga đã ký.[388]. Uỷ ban nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua một án lệ rằng bộ luật chống “tuyên truyền đồng tính” của Nga là bộ luật kỳ thị, vi phạm các quyền cơ bản vềtự do ngôn luậnvà vi phạmhiến pháp, đồng thời cũng vi phạmCông ước ốc tế về các yền Dân sự và Chính trịmà chính Nga đã ký kết với hai tội: vi phạm “quyền tự do phát biểu” và “phân biệt đối xử".[389].Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp ốcđã lên án đạo luật này của Nga là đạo luật phân biệt đối xử và vi phạm nhân quyền, bao gồm cả quyền của trẻ em đồng tính được tiếp cận những thông tin thích hợp, rằng "đạo luật này đã hình thành cơ sở cho hành vi sách nhiễu thường xuyên, thậm chí giam giữ tùy tiện, và giúp tạo ra một không khí sợ hãi cho bất cứ ai hoạt động thúc đẩy quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới”.[390]. Một nhóm các chuyên gia củaLiên hiệp quốc đã gửi thông báo cho Chính phủ Nga yêu cầu xem xét loại bỏ đạo luật chống “tuyên truyền đồng tính” hình thành trên cơ sở vi phạm nhân quyền. Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc cho biết: "Đạo luật “Cấm tuyên truyền đồng tính luyến ái” của Nga không chỉ trừng phạt những người tăng cường sức khỏe tình dục và sinh sản ở những người LGBT mà còn hủy hoại các quyền của trẻ em trong việc truy cập thông tin sức khỏe liên quan để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần."[391].

Trước những chỉ trích, tổng thống NgaVladimir Putin trả lời:“Vấn đề của người đồng tính ở Nga đã được cố tình phóng đại từ bên ngoài vì những lý do chính trị, và tôi tin rằng, đó không phải là những mục đích tốt… Tôi không thấy bất cứ điều gì phản dân chủ trong hành vi pháp lý này. Tôi tin rằng chúng ta nên để trẻ em sống trong yên bình. Chúng ta cần phải cung cấp cho trẻ em một cơ hội để phát triển, giúp trẻ em nhận ra mình là ai và có quyền đưa ra quyết định cho mình. Trẻ em muốn

sống trong một cuộc hôn nhân tự nhiên bình thường hay là một cuộc hôn nhân phi truyền thống? Đó là điều duy nhất tôi muốn nói”[392] Ông Putin cho biết việc phân biệt đối xử đối với những người đồng tính là vấn đề quan trọng cho việc duy trì dân số đất nước: “người châu Âu đang chết dần (do già hóa dân số)… và hôn nhân đồng tính không thể tạo ra trẻ em”,“chúng tôi có sự lựa chọn cho riêng chúng tôi (nước Nga), và chúng tôi đã làm thế vì đất nước của chúng tôi”[393].

5.12 Văn hóa-Nghệ thuật

Nhiều tác phẩm khắc họa tình yêu đồng tính và ủng hộ hôn nhân đồng giới đã được công chúng đón nhận nồng nhiệt và được các nhà chuyên môn đánh giá cao. eo công ty thống kê Nielsen, bộ phim đồng tính “Behind the Candelabra” nói về tình yêu của nhạc sĩ dương cầm đồng tính nổi tiếng Liberace và chàng trai Sco orson đã được một lượng khán giả lớn 2,4 triệu người xem trên kênh HBO, lập kỷ lục về lượng người xem đối với một bộ phim truyền hình. Ngoài ra, còn có 1,1 triệu người khác xem buổi chiếu lại của bộ phim. Bộ phim được các nhà chuyên môn đánh giá cao. Phim dẫn đầu đề cử giải ả Cầu Vàng 2014 ở thể loại phim truyền hình với 4 đề cử và giành 2 giải dành cho Phim truyền hình ngắn tập xuất sắc và Nam diễn viên phim truyền hình ngắn tập xuất sắc. Phim cũng giành được 11 giải Primetime Emmy Awards bao gồm giải phim hay nhất và diễn viên chính xuất sắc nhất, giải Critics’ Choice Television Award cho phim hay nhất, giải Satellite cho diễn viên chính xuất sắc nhất, 5 đề cử giải BAFTA và nhiều giải thưởng khác.[394][395][396][397][398][399]

Bộ phim đồng tính Blue Is e Warmest Colour của đạo diễn người Pháp Abdellatif Kechiche đã giành giải Cành Cọ Vàng cho Phim xuất sắc nhất của LHP Cannes 2013. Đạo diễn Abdellatif Kechiche cho biết bộ phim là “hi vọng về tự do, sống tương thân, được tự do thể hiện bản thân và tự do bày tỏ tình yêu.” Đạo diễn Steven Spielberg, Chủ tịch Ban giám khảo nhận định: “Phim là một chuyện tình lớn khiến tất cả chúng ta cảm thấy vinh hạnh được sống. Đạo diễn đã không đặt nặng vào cốt truyện và cách kể truyện. Ông đã để cho các cảnh phim tự chạy trong đời thực. Bộ phim chứa đựng thông điệp mạnh mẽ và rất tích cực về đồng tính nữ. Tác phẩm này chạm tới tâm hồn của những người đồng tính. Họ cũng có quyền yêu thương và hạnh phúc như bao người bình thường khác nếu không có rào cản của xã hội”. Phim được các nhà phê bình đánh giá cao và giành giải Phim xuất sắc nhất của Hiệp hội Phê bình gia FIPRESCI. Các bài bình luận trên các báo khen ngợi bộ phim, nhiều nhà phê bình đánh giá đây là bộ phim hay nhất năm 2013. Phim giành giải phim nước ngoài hay nhất của Austin Film Critics Association, British Independent Film Awards, Critics’ Choice Awards, Dallas–Fort Worth Film Critics Association, Independent Spirit Awards… và rất nhiều giải thưởng

quốc tế khác.[400][401][402][403][404][405][406][407][408] Bộ phim đồng tính “Bá Vương Biệt Cơ" của đạo diễn của đạo diễn Trần Khải Ca đã được công chúng Hong Kong bình chọn là phim Trung ốc được yêu thích nhất mọi thời đại nhân dịp kỷ niệm 100 năm điện ảnh Trung ốc. Phim đạt giải ả Cầu Vàng cho phim nước ngoài hay nhất và là phim Trung ốc duy nhất giành giải Cành Cọ Vàng tại Liên hoan phim Cannes cho tới lúc đó. Phim lọt vào danh sách 100

Một phần của tài liệu Hôn nhân đồng giới (1) (Trang 27 - 31)