Người hoán tính và lưỡng tính

Một phần của tài liệu Hôn nhân đồng giới (1) (Trang 27)

eo pháp luật, giới tính có thể được xác định dựa trên một trong những đặc điểm: hệ thống xác định giới tính XY, kiểu tuyến sinh dục, kiểu cơ quan sinh dục ngoài hoặc nhận thực xã hội của đối tượng. Vấn đề xác định giới tính dựa vào tuyến sinh dục hoặc đặc điểm sinh dục nào đó thì phức tạp bởi vì có những phương pháp giải phẫu có thể làm thay đổi những đặc điểm này.

5.9 Ly dị

ỞBỉ, năm 2009, có 158 nam và 213 nữ đồng tính đăng ký ly dị trong khi 1133 nam và 999 nữ đồng tính đăng ký kết hôn.[326]

ỞĐan Mạch, năm 1997, tỉ lệ ly dị ở người đăng ký cặp đôi đồng giới (17%) thấp hơn đáng kể so với tỉ lệ ly dị ở cặp đôi khác giới (43%). Phần đông hôn nhân đồng giới ở Đan Mạch là cặp nam-nam và chỉ 14% trong số này ly dị so với 23% ở cặp đôi nữ-nữ. Tỉ lệ ly dị cao ở người đồng tính nữ phù hợp với dữ liệu cho thấy phụ nữ là bên chủ động ly dị trong hầu hết vụ ly dị của cặp đôi khác giới ở Đan Mạch.[327]

Ở Hà Lan, nữ đồng tính đăng ký kết hôn nhiều hơn nam đồng tính một ít: từ 2006 tới 2011, có trung bình 690 nữ và 610 nam đồng tính đăng ký mỗi năm. Số ly dị đồng giới ở nữ cao hơn ở nam nhiều: trung bình có 100 nữ và 45 nam ly dị đồng giới mỗi năm.[328] ỞNa Uyvàụy Điển, một nghiên cứu về đăng ký cặp đôi đồng giới ngắn hạn cho thấy tỉ lệ ly dị đồng giới cao hơn ly dị khác giới là 50-167% và những cặp đôi đồng giới nữ được coi là ít bền vững, hoặc dễ thay đổi, hơn những cặp đôi đồng giới nam.[329]

ỞVương quốc Anh, tỉ lệ ly dị đồng giới trong 30 tháng đầu tiên của luật đăng ký cặp đôi dân sự thấp hơn 1% một ít.[330]

ỞHoa Kỳ, năm 2011, đối với nhữngtiểu bangcó số liệu, tỉ lệ chia tay ở cặp đôi đồng giới là bằng một nửa tỉ lệ chia tay ở cặp đôi khác giới. Tỉ lệ chia tay ở những cặp đôi đồng giới có đăng ký theo pháp luật là 1,1% trong khi 2% cặp đôi khác giới có kết hôn ly dị mỗi năm.[331] Nghiên cứu tháng 12 năm 2014 của e Williams Institute cho thấy các cặp đồng tính kết hôn có tỷ lệ ly dị thấp hơn (1%) so với các cặp khác giới (2%).[332]

5.10 Quan điểm tôn giáo

Việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới bị một số nhóm tôn giáo phản đối gọi là “tái định nghĩa hôn nhân”.[333][334][335]

Các tôn giáo chính trên thế giới có quan điểm khác nhau về hôn nhân đồng giới. Chẳng hạn, trong số các hệ phái lớn của Kitô giáo, lập trường chính thức của Giáo hội Công giáo Rômalà chống mọi hình thức kỳ thị người đồng tính nhưng phản đối hôn nhân đồng giới,[336][337][338]Giáo hội Chính thống giáo,[339]một số giáo hộiTin Lành, đa số ngườiHồi giáo,[340]cũng như Do ái giáo Chính thốngcó cùng quan điểm như thế. Phật giáođược cho là có quan điểm không nhất quán về vấn đề này theo cách tổng thể.[341]

Giáo hoàng Biển Đức XVIcho rằng hôn nhân đồng tính cấu thành hành vi chống lại sự thật bản chất của con người. Đó là một nỗ lực không mệt mỏi của cả Tòa ánh Vatican mà người đứng đầu là Giáo hoàng, nhằm cố gắng thức tỉnh Hoa Kỳ và một loạt các nước châu Âu đang đòi hỏi công nhận hôn nhân đồng tính trong thời gian qua. Giáo hoàng Biển Đức XVI đã lên tiếng bày tỏ quan điểm rằng: hôn nhân đồng giới là phi tự nhiên và có thể gây nhiều phẫn nộ ảnh hưởng tới hòa bình và công lý trên thế giới. Giáo hoàng Biển Đức XVI khi còn tại vị từng kêu gọi:[342][343]

Chúng ta cần phải phổ cập và lan truyền kiến thức về hôn nhân tự nhiên trong sự giao hòa giữa phái nam và phái nữ nhằm gia tăng nỗ lực chống lại mọi sự dị biến hôn nhân. Những dị biến như thế làm mất ổn định tính tự nhiên của hôn nhân, che lấp bản chất vốn có của hôn nhân và làm phai nhạt vai trò quan trọng của nó đối với xã hội. Nguyên tắc hôn nhân này không phải là chân lý đức tin mà đơn giản là hệ quả tất yếu của quyền tự do tôn giáo, thể hiện bản chất của con người và là một thành quả phát triển của nhân loại. […] Hãy biết thêm về giá trị của gia đình và hôn nhân. Là tín đồ Kitô, chúng ta có bổn phận bảo vệ nguyên tính và nhất thống của hôn nhân giữa một người nam và một người nữ trước bất kỳ hình thức diễn dịch lệch lạc nào.

Mặt khác, nhiều cộng đồng tôn giáo trên thế giới ủng hộ hoặc cử hành nghi lễ cho các cặp kết hôn đồng giới. Trong số đó có thể kể đến:Phật giáo tại Australia,Giáo hội Giám nhiệm (Hoa Kỳ),Giáo hội Trưởng lão (USA), Giáo hội Đan Mạch, Giáo hội ụy Điển, Giáo hội Iceland(Lutheran),Metropolitan Community Church, United Church of Christ,Evangelical Lutheran Church in America, một số nhánhDo ái giáotại Mỹ, v.v. TrongHồi giáo,Luật Sharia coi đồng tính là tội đáng bị trừng phạt. Không có hình phạt cụ thể nào được ghi trong luật này, nhưng một số nước Hồi giáo đã thông qua án tử hình đối với tội danh này[344].

Một phần của tài liệu Hôn nhân đồng giới (1) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)