4.1. Khái niệm luới khống chế
4.1.1. Khái niệm:
Lưới khống chế trắc địa là một hệ thống các điểm được đánh dấu ở thực địa bằng các dấu mốc đặc biệt, dùng các máy móc đo đạc rồi tính ra tọa độ và độ cao của chúng theo một hệ tọa độ thống nhất. Những điểm này rải đều trên toàn lãnh thổ cả nước, nó là cơ sở để đo vẽ thành lập bản đồ địa hình và cung cấp số liệu cho các ngành liên quan.
Mạng lưới khống chế trắc địa được xây dựng theo nguyên tắc từ toàn diện đến cục bộ, từ độ chính xác cao đến độ chính xác thấp. Trước hết người ta xây dựng mạng lưới điểm khống chế có mật độ thưa và độ chính xác cao phủ trùm toàn bộ lãnh thổ cần nghiên cứu. Sau đó chêm dày bằng các lưới khống chế có mật độ điểm cao hơn và độ chính xác thấp hơn.
Trong ngành trắc địa, người ta xây dựng hai hệ thống điểm khống chế trắc địa là lưới khống chế mặt bằng và lưới khống chế độ cao.
4.1.2. Lưới khống chế mặt bằng:1. Khái niệm: 1. Khái niệm:
Lưới khống chế mặt bằng được xây dựng dưới hình thức lưới tam giác hoặc lưới đường chuyền. Hệ tọa đô thường dùng nhất trong đo đạc địa hình là hệ tọa độ thẳng góc Gauss.
Lưới khống chế mặt bằng được chia ra làm: lưới khống chế nhà nước, lưới khống chế khu vực và lưới khống chế đo vẽ.
Lưới khống chế mặt bằng nhà nước là lưới tam giác; được chia ra làm 4 cấp (hạng) I, II, III, IV rải đều trên toàn bộ lãnh thổ.
Lưới khống chế mặt bằng khu vực gồm 2 loại là lưới tam giác và lưới đa giác được phát triển từ các điểm của lưới khống chế mặt bằng nhà nước:
+ Lưới tam giác trong lưới khống chế mặt bằng khu vực gọi là lưới giải tích có 2 cấp gọi là giải tích 1 và giải tích 2.
+ Lưới đa giác trong lưới khống chế mặt bằng khu vực gọi là lưới đường chuyền cũng có 2 cấp hạng là đường chuyền hạng I và đường chuyền hạng II.