Lưới tam giác nhà nước:

Một phần của tài liệu Chuyên đề 6: Giám sát thí nghiệm,quan trắc, đo đạc trong thi công xây dựng công trình (Trang 34 - 36)

Lưới tam giác Việt Nam được xây dựng theo nguyên lý tam giác đạc,gồm4 cấp(hạng): I, II, III, IV.

Nguyên lý tam giác đạc: Giả sử chọn một số điểm phân bố đều trên diện tích khu đo. Nối các điểm đó thành từng tam giác và các tam giác này lại liên kết thành một lưới gọi là lưới tam giác. Để xác định tọa độ các điểm của lưới, chỉ cần biết trước (chiều dài và phương vị) một cạnh, tọa độ một điểm của cạnh đó và tất cả các góc trong các tam giác của lưới. Nhờ định lý sin trong tam giác sẽ tính được tất cả các cạnh của lưới. Sau đó áp dụng bài toán thuận trong trắc địa để tính tọa độ các điểm của lưới.

a) Lưới tam giác hạng I:

Đó là hệ thống các điểm tạo thành các tam giác đều hoặc gần đều phủ kín toàn bộ lãnh thổ. Cạnh tam giác dài từ 20-30 km, trung bình là 25 km. Góc tam giác nhỏ nhất là 400. Các góc trong lưới tam giác hạng I được đo với sai số trung phương là ±0’’,7. Sai số tương đối cạnh tam giác ít nhất cũng phải đạt 1:300 000.

b) Lưới tam giác hạng II:

Để tăng dày thêm mật độ điểm khống chế, dựa vào các điểm tam giác hạng I đã có, người ta bố trí các điểm tam giác hạng II dưới dạng chêm một điểm hoặc đồng thời nhiều điểm vào một hoặc nhiều tam giác hạng I. Chiều dài cạnh tam giác hạng II từ 7 – 20 km, trung bình là 13 km. Góc tam giác không nhỏ dưới 300. Sai số trung phương đo góc là ±1’’,0. Cạnh yếu nhất có sai số tương đối nhỏ hơn 1:200 000.

c) Lưới tam giác hạng III và IV:

Dựa vào các điểm tam giác hạng I và II người ta lần lượt bố trí lưới tam giác hạng III và IV. Lưới tam giác hạng III có cạnh dài từ 5 - 10 km, trung bình là 8 km. Sai số trung phương đo góc nhỏ hơn ±1’’,5. Sai số tương đối cạnh yếu nhất không lớn hơn 1:120 000.

Lưới tam giác hạng IV có cạnh dài từ 2 - 6 km, sai số trung phương đo góc là ±2’’,0. Sai số tương đối chiều dài cạnh yếu phải nhỏ hơn 1:70 000.

Lưới khống chế mặt bằng khu vực:

Các điểm trong lưới tam giác Nhà nước không đủ mật độ cần thiết làm cơ sở đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1:10000, 1: 5000 và lớn hơn, vì thế người ta phải bố trí thêm điểm khống chế cấp thấp. Thường dùng phương án chêm dày thêm 2 cấp khống chế gọi là lưới giải tích cấp 1 và giải tích cấp 2. Người ta dùng thuật ngữ “lưới khống chế mặt bằng khu vực” hoặc “lưới địa phương” để chỉ loại lưới khống chế này.

Lưới giải tích cấp 1,2 được bố trí dưới dạng tam giác, đường chuyền hoặc lưới giao hội.

a) Bố trí lưới tam giác:

Các chỉ tiêu kỹ thuật Hạng giải tích

1 2

1. Chiều dài cạnh tam giác không lớn quá (km) 5,0 3,0 2. Giá trị góc nhỏ nhất cho phép ở trong (độ)

- Lưới tam giác dày đặc (chuổi tam giác)

- Khóa tam giác. 2030 2030 3. Số lượng tam giác cho phép giữa các cạnh mở đầu hoặc

giữa các điểm góc và hướng mở đầu. 10 10 4. Chiều dài ngắn nhất cho phép của cạnh mở đầu (km) 1 1 5. Sai số tương đối của cạnh mở đầu 1: 50.000 1: 20.000 6. Giới hạn sai số trung phương đo góc tính theo sai số khép

trong tam giác (giây) ±5 ±10 7. Sai số khép cho phép trong tam giác (giây) ±20 ±40 8. Sai số tương đối cạnh yếu nhất không quá 1 : 20.000 1 : 10.000

b) Bố trí đường chuyền cấp 1,2 có độ chính xác tương đương lưới tam giác giải tích cấp 1,2:

Các chỉ tiêu kỹ thuật Hạng đường chuyền

1 2

1. Chiều dài giới hạn của tuyến (km): - Đường đơn - Giữa gốc và điểm nút - Giữa các điểm nút 5 3 2 3 2 1,5 2. Chiều dài cạnh đường chuyền (km) 0,12 - 0,80 0,08 - 0,35 3. Số lượng cạnh trong tam giác không nhiều hơn 15 15 4. Sai số tương đối do cạnh không quá 1 : 10.000 1 : 5.000 5. Sai số trung phương đo góc (giây) ±5 ±10 6. Sai số khép về góc trong toàn đường chuyền không

quá (n là số góc trong đường chuyền) (giây) ±10.n ±20.n 7. Sai số khép tương đối của đường chuyền 1 : 10.000 1 : 5.000

Trong trường hợp ở khu đo chỉ cần bố trí một số ít điểm khống chế, có thể dùng phương pháp giao hội xác định điểm. Từ 3 điểm cấp cao đã biết có thể bố trí giao hội trước hoặc giao hội bên cạnh để xác định một điểm. Từ 4 điểm cấp cao đã biết có thể bố trí giao hội nghịch để xác định 1 điểm mới. (Xem hình 9-7.SGK cũ tr.157)

Trong khi bố trí giao hội cần đảm bảo độ lớn của các góc giao hội khoảng từ 600 - 1200, tốt nhất là bằng 900. Các góc trong lưới giao hội đo theo tiêu chuẩn độ chính xác tam giác giải tích cấp 1 và 2.

4.1.3. Lưới khống chế cao độ:1. Khái niệm: 1. Khái niệm:

(Lưới khống chế độ cao là một hệ thống các điểm đánh dấu bằng các dấu mốc vững chắc trên mặt đất, tiến hành đo đạc và tính ra độ cao của điểm đó so với mặt thủy chuẩn quả đất).

Lưới độ cao là lưới xác định vị trí độ cao của các điểm khống chế, lấy nó làm chỗ dựa để xác định vị trí độ cao của các điểm trong khu đo lập bản đồ và bố trí công trình.

Lưới độ cao nhà nước được phân thành 4 hạng: I, II, III và IV. Lưới độ cao hạng I, II là hệ thống cao nhất trong toàn quốc, là cơ sở cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển các lưới hạng III, IV.

Tùy theo cấp hạng đường độ cao mà việc chọn điểm độ cao có những yêu cầu khác nhau. Nhưng nói chung cần chú ý :

- Chọn đường đo cao cho nó ngắn nhất nhưng lại có tác dụng khống chế nhiều, thuận lợi cho việc phát triển lưới độ cao cấp dưới.

- Nơi đặt mốc hoặc trạm đo cần đảm bảo vững chắc, khô ráo. Đường đo ít dốc, ít gặp vật chướng ngại, tránh vượt sông, thung lũng. Tránh qua vùng đất xốp lầy, sụt lở....

- Khi đo cao phục vụ cho xây dựng các công trình, thì đường đo nên đi theo các công trình (kênh, mương, đập, cầu...).

- Khi chọn điểm có thể điều tra tình hình địa chất công trình ngay tại chỗ chọn để thiết kế độ sâu chôn mốc được hợp lý.

Cac điểm được chọn chính thức cần phải chôn mốc, vẽ sơ đồ và ghi chú cẩn thận.

Một phần của tài liệu Chuyên đề 6: Giám sát thí nghiệm,quan trắc, đo đạc trong thi công xây dựng công trình (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w