4.1 Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ HTX DVNN huyện 4.1.1Thực trạng về sử dụng và đào tạo cán bộ HTX huyện Thực trạng về sử dụng và đào tạo cán bộ HTX huyện
4.1.1.1 Số lượng, chất lượng cán bộ HTX được sử dụng
Theo quy định của Luật HTX năm 1996 (sửa đổi năm 2003) thì cán bộ HTX có 2 loại: cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ. Cán bộ quản lý bao gồm các thành viên của Ban quản trị, ban chủ nhiệm; cán bộ nghiệp vụ bao gồm các thành viên của ban kế toán, ban kiểm soát các cán bộ kỹ thuật và một số cán bộ thuộc các tổ, đội sản xuất. Nhưng trên thực tế thường thì để tinh giảm bộ máy hoạt động của HTX nhằm tiết kiệm kinh phí và thuận tiện cho công việc thì ban quản trị cũng
viên. Do đặc thù và khả năng kinh tế mà một số HTX chỉ có chủ nhiệm mà không có phó chủ nhiệm hoặc trưởng kiểm soát hoặc cũng có thể có tới 2 phó chủ nhiệm trong một HTX.
Số cán bộ kỹ thuật khá ít do trên thực tế cán bộ quản lý HTX cũng phải có trình độ về kỹ thuật do vậy mà để tiết kiệm được chi phí, nhiều cán bộ quản lý kiêm nhiệm luôn một số công việc kỹ thuật.
4.1.1.2 Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX DVNN của huyện
a. Đào tạo dài hạn
Từ năm 1959 khi mới có phong trào hợp tác hóa thì cả nước đã hình thành hệ thống trường HTX từ trung ương đến các tỉnh. Từ sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị các HTX cũ hoạt động kém hiệu quả, các trường trên đã chuyển sang đào tạo các lĩnh vực khác. Công tác đào tạo cán bộ HTX do các trường Đại học, trung cấp, các tổ chức nước ngoài đảm nhiệm nhưng chỉ tồn tại dưới hình thức HTX gửi cán bộ đi đào tạo hoặc cán bộ được đào tạo từ trước công tác ở các lĩnh vực khác sau đó mới tham gia công tác ở HTX. Công tác đào tạo dài hạn cho cán bộ HTX của cả nước nói chung và huyện Hoa Lư nói riêng chưa thành hệ thống do vậy mà trình độ của đội ngũ cán bộ HTX DVNN còn chưa đồng đều và còn nhiều bất cập.
Hiện nay cả nước chỉ tồn tại một số trường Đại học, cao đẳng, trung cấp có các chuyên ngành nông nghiệp, kinh tế nông ngiệp đào tạo có hệ thống cho các cán bộ HTX. Đa số các cán bộ khi tham gia vào công tác trong HTX mới được gửi đi học tại các trường trung cấp kinh tế, trung cấp nông nghiệp của tỉnh để có chuyên môn phục vụ tốt trong công việc.
Tuy vậy trong những năm qua huyện Hoa Lư đã có nhiều cố gắng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX DVNN bằng việc thực hiện các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, của UBND tỉnh Ninh Bình về khuyến khích phát triển hình thức kinh tế tập thể ở nông thôn. Từ năm 2007 đến nay toàn huyện đã có 126 lượt cán bộ HTX được gửi đi đào tạo sơ cấp, trung cấp chính trị tại trường trung cấp chính trị của tỉnh. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX NN thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao mặt bằng chung về trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ HTX DVNN, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động của các HTX trong sự phát triển kinh tế hộ và kinh tế nông nghiệp nông thôn thời kinh tế thị trường.
b. Bồi dưỡng tập, huấn ngắn hạn
Do đội ngũ cán bộ HTX DVNN không được đào tạo chính quy nên hàng năm Liên minh HTX, trường QLCBNN&PTNT, Sở nông nghiệp, Chi cục PTNT tỉnh đã tiến hành tổ chức nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ HTX toàn tỉnh nói chung và huyện Hoa Lư nói riêng nhằm nâng cao năng lực làm việc và kiến thức, kỹ năng lãnh đạo cho cán bộ phù hợp với nhu cầu của thực tế. Hàng năm Phòng Nông nghiệp huyện Hoa Lư cùng với Chi cục PTNT tỉnh Ninh Bình đã tham mưu với Sở Nông nghiệp tỉnh dành ra một khoản kinh phí nhất định từ 27-30 triệu đồng cho huyện tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho các đối tượng trong Ban quản trị HTX và Ban kiểm soát, kế toán HTX .
Năm 2008 có 1 lớp bồi dưỡng quản lý chung cho cán bộ HTX. Năm 2009 có một lớp bồi dưỡng cho cán bộ chủ nhiệm HTX. Như vậy số lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ HTX DVNN trong 2 năm 2008-2009 còn rất ít. Tuy vậy thì số lượng người tham gia các lớp học này khá đầy đủ ở các HTX. Nguồn kinh phí đã được thay đổi ở từng năm và còn chưa cao, trong đó bao gồm cả tiền tổ chức lớp học, viết và giảng bài, tiền tài liệu, tiền ăn cho học viên, tiền tổ chức tham quan...
Việc tổ chức các lớp thường diễn ra trong thời gian ngắn, khoảng 7-15 ngày với nhiều chuyên đề, mỗi chuyên đề được bố trí trong một vài ngày. Các tổ chức mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng thường do Liên minh HTX tỉnh tổ chức. Cán bộ đào tạo là các giảng viên của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, trường QLCBNN&PTNT hoặc cũng có thể do chính các cán bộ của Liên minh HTX tỉnh, Chi cục PTNT tỉnh hoặc do Phòng Nông nghiệp huyện Hoa Lư.
Trong những năm qua, số cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng bao gồm: được cử đi học ở TW: trường CBQLNN$PTNT, trường Đại học Nông nghiệp, Liên minh HTX; học ở địa phương: tại trường trung cấp nông nghiệp tỉnh Ninh Bình, Liên minh HTX tỉnh. Trong tổng số 106 cán bộ quản lý thì chỉ có 3 cán bộ được đào tạo tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội theo hệ tại chức ở chức danh chủ nhiệm các HTX có kinh tế khá. Đa số các cán bộ được đào tạo tại trường Nông nghiệp
tỉnh với chuyên ngành kinh tế nông nghiệp, kế toán và kỹ thuật nông nghiệp tập trung nhiều ở chức danh chủ nhiệm và kế toán trưởng.