Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây dựngtại Công ty ĐT và PTXD Việt Dũng (Trang 94 - 102)

- Về chứng từ kế toán

Để theo dõi tình hình sử dụng CC-DC trong phân xưởng sản xuất, kế toán nên sử dụng bảng Nhập – Xuất – Tồn. Việc theo dõi CC-DC bằng bảng Nhập-Xuất-Tồn giúp kế toán thống kê được việc sử dụng CC-DC và nắm được tình hình tồn kho để kíp thời phục vụ cho việc sản xuất, giúp việc sản xuất không bị gián đoạn. Do các công cụ dụng cụ thường ít thay đổi đợn giá nên kế toán chỉ cần theo dõi theo số lượng mà không cần phải theo dõi giá trị tồn.

Biểu 3.2: Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn công cụ, dụng cụ

Đơn vị: Công ty ĐT và PTXD Việt Dũng

Địa chỉ: Cổ Đông –Sơn Tây – Hà Nôi

Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn CC-DC STT Loại CC- DC Đơn vị Tồn đầu Nhập trong Xuất trong tồn cuối 1 Máy hàn Cái 4 2 3 3

2 Máy laze Cái 3 3 4 2

3 Máy cắt nhôm Cái 3 0 1 2 4 Giáo Bộ 5 2 7 0 5 Máy khoan Cái 3 2 4 1 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) - Về sổ sách kế toán

Để theo dõi chi phí NVL trực tiếp tiêu hao trong kỳ, kế toán nên sử dụng Sổ tổng hợp chi tiết TK 621 theo mẫu sau:

Biểu 3.3. Sổ tổng hợp chi tiết TK 621

Đơn vị: Công ty ĐT và PTXD Việt Dũng

Địa chỉ: Cổ Đông –Sơn Tây –Hà Nội

Sổ tổng hợp chi tiết TK 621 STT Hợp đồng Ghi Nợ TK 621, ghi Có các TK Ghi Có TK 621, ghi Nợ các TK 1621 1522 153 Tổng nợ TK 621 1621 1522 153 Tổng có TK 621 1 KT- 1020 2 3 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên)

Trong đó cột ghi Nợ TK 621 dùng để tập hợp chi phí NVL trực tiếp dùng cho từng hợp đồng, cột ghi Có TK 621 dùng để ghi giảm chi phí NVL trực tiếp.

- Về khoản mục chi phí

Tùy theo đặc điểm sản xuất của Công ty, Kế toán nên chi tiết hơn các khoản mục chi phí để việc theo dõi được cụ thểm chính xác hơn, hỗ trợ việc ra quản lý và ra quyết định của nhà quản lý.

- Về đối tượng tính giá thành.

Bên cạnh việc xác định đối tượng tính giá thành là cả công trình theo Hợp đồng kinh tế, Công ty nên chi tiết hơn đối tượng tính giá tới từng sản phẩm có trong Hợp đồng kinh tế. Từ đó, việc xác định giá vốn của từng đơn

đặt hàng sẽ chính xác hơn, giúp cho nhà quản lý dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định của mình.

VD: Trong hợp đồng của một công trình với các phần việc như lắp đặt cửa nhựa, lắp đặt trần giả, lắp đặt đường ống dẫn nước… thì kế toán cần phải xác định từng phần việc đã hoàn thành và tính giá thành cho phần việc đó

- Về kế toán các loại chi phí sản xuất. + Kế toán chi phí NVL trực tiếp.

Như trên đã phân tích, một yêu cầu đặt ra với Kế toán của Công ty là xây dựng định mức chi phí cho các loại sản phẩm truyền thống, cụ thể là định mức sử dụng vật tư. Việc xây dựng định mức sẽ giúp Công ty chủ động hơn trong việc cung ứng đầu vào các loại vật tư phục vụ sản xuất.

VD: Có thể xây dựng định mức vật tư cho sản phẩm cửa nhựa như sau :

Biểu 3.4. Định mức sử dụng vật tư

Đơn vị: Công ty ĐT và PTXD Việt Dũng

Địa chỉ: Cổ Đông –Sơn Tây-Hà Nôi

ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG VẬT TƯ Vật tư

Sản phẩm

1 Cửa đi đa

điểm Bộ 26 2 5 2,3 0,3 2 Cửa sổ lùa Cánh 12 1 2 1 0,1 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên)

+ Kế toán chi phí NCTT.

Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành, Kế toán nên trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân.

VD: Tổng tiền lương thực tế phải trả cho công nhân trong tháng 12/2012 là 120.000.000đ, tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép là 2%. Lương nghỉ phép thực tế là 1.500.000đ

Vậy mức trích trước tiền lương nghỉ phép là: 120.000.000 x 2% = 2.400.000

Nợ 622: 2.400.000 Có 335: 2.400.000

Nhưng thực tế lương nghỉ phép phải trả là 1.500.000đ. Kế toán ghi: Nợ 335: 1.500.000

Có 334: 1.500.000

Việc hạch toán khoản trích trước tiền lương sẽ giúp Công ty chủ động hơn trong trường hợp nhiều công nhân nghỉ phép.

Bên cạnh đó Kế toán cũng nên trích lập các khoản chi phí về Kinh phí Công đoàn, khoản trích này được tính vào chi phí trong kỳ của Công ty:

Nợ TK 622, 623 Có TK 3382 + Kế toán chi phí SXC.

Để theo dõi tốt hơn các loại chi phí SXC, kế toán nên chi tiết TK 623 thành các tài khoản cấp 2 cho từng loại chi phí. Cụ thể:

TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng.

TK 6272: Chi phí NVL, CC-DC phục vụ phân xưởng TK 6273: Chi phí khấu hao phân xưởng sản xuất.

TK 6274: Chi phí mua ngoài phục vụ phân xưởng sản xuất. - Về hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất.

Do đặc điểm là doanh nghiệp sản xuất nên khối lượng các sản phẩm hỏng trong Công ty khá nhiều. Công ty cần hạch toán theo đúng chế độ để việc tính giá thành và xác định kết quả được chính xác.

Khi xác định được giá trị khối lượng sản phẩm hỏng, kế toán tiến hành định khoản:

Nợ TK 1381 Có TK 154

Khi xác định được nguyên nhân gây ra thiệt hại, kế toán tiến hành định khoản tương ứng:

Nợ TK 334, 1388,… Có TK 1381

- Về phương pháp hạ thấp giá thành nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Mục tiêu mang tính chiến lược cho doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, trên cơ sở đó giảm giá bán để tăng sức cạnh tranh với các đối thủ. Trong những năm qua, Công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc hạ giá thành sản phẩm, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.

Công ty nên chú trọng hơn trong vấn đề kiểm soát các loại chi phí, đồng thời thiết lập cơ cấu lao động hợp lý, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, tổ chức các khóa đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, áp dụng chính sách khen thưởng để khuyến khích tinh thần tự giác của người lao động.

Bên cạnh đó, nhà quản lý cần tiến hành đánh giá, phân tích thường xuyên trên nhiều góc độ và bằng nhiều phương pháp khác nhau. Từ đó thấy được các khả

năng tiềm ẩn cũng như những khó khăn, bất cập còn tồn tại để đưa ra định hướng giải quyết nhanh chóng, kịp thời.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện kinh tế thị trường và xu thế hội nhập như hiện nay, hạch toán kế toán nói chung, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng càng chứng tỏ vai trò quan trọng của nó, đặc biệt là đối với việc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp, giúp họ đưa ra quyết định đúng đắn kịp thời đối với các hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy công tác hạch toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm nói riêng cần phải chính xác, đầy đủ, đảm bảo cung cấp thông tin trung thực và kịp thời.

Trong chuyên đề này, trên cơ sở phản ánh thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty ĐT và PTXD Việt Dũng với những ưu điểm và một số tồn tại cần khắc phục, em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty, cũng như một số kiến nghị nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trên đây chỉ là ý kiến chủ quan của bản thân em, em hy vọng rằng những ý kiến này có thể góp phần vào hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tại Công ty.

Do hạn chế về thời gian, trình độ cũng như phương pháp nghiên cứu, chuyên đề của em không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô và của Công ty để chuyên đề của em hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 9 năm 2013

Sinh viên

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

• Giáo trình Kế toán Tài chính trong các doanh nghiệp • Giáo trình Kế toán tài chính

• Bài giảng môn Hệ thống thông tin kế toán , Khoa Kế toán – Kiểm toán, Đại học Công nghiệp Hà Nội.

• Quyết định 15/2006/QĐ-BTC – Chế độ kế toán Doanh nghiệp

• Thông tư 244/2009/TT-BTC hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC.

• Các tài liệu liên quan tại phòng Kế toán Công ty • Tài liệu từ Internet

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây dựngtại Công ty ĐT và PTXD Việt Dũng (Trang 94 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w