Công tác kế toán kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại Công ty cũng vẫn còn nhiều nhược điểm cần hoàn thiện thêm.
- Về chứng từ sử dụng:
Trong tổng chi phí SXC, chi phí về công cụ dụng cụ tiêu hao trong kỳ chiếm tỷ trọng khá lớn. Chính vì vậy, việc không sử dụng bảng Nhập – Xuất – Tồn CC-DC sẽ làm cho việc theo dõi tình hình sử dụng các loại CC-DC kém chặt chẽ, tạo kẽ hở cho sự lãng phí, gian lận biển thủ.
- Về sổ sách kế toán:
Do áp dụng quyết định 15/2006/QĐ-BTC trong hạch toán kế toán nên kế toán sử dụng TK621, TK 622, TK 623, TK 154 để hạch toán các khoản
còn các tài khoản khác được tập hợp chung cho cả kỳ tính giá thành, tuy nhiên kế toán lại không sử dụng sổ tổng hợp chi tiết TK 621. Điều này gây khó khăn cho việc tổng hợp, theo dõi tổng chi phí NVL đã tiêu hao trong kỳ.
- Về đối tượng tính giá thành:
Công ty hiện đang xác định đối tượng tính giá thành là các Hợp đồng kinh tế, điều này gây khó khăn cho nhà quản lý trong việc có thực hiện một đơn đặt hàng hay không. Hiện tại, Ban giám đốc mới chỉ dựa vào kinh nghiệm cá nhân để ước chừng giá vốn của một Hợp đồng, từ đó ra quyết định có chấp nhận hay không.
- Về kế toán các loại chi phí cụ thể:
+ Kế toán chi phí NVL trực tiếp: dù sản xuất theo Đơn đặt hàng, chủng loại hàng hóa đa dạng song vẫn luôn có những sản phẩm truyền thống mà Công ty sản xuất khá nhiều. Yếu điểm của công ty là chưa xây dựng được định mức chi phí NVL trực tiếp cho các loại sản phẩm này. Điều này có thể gây lãng phí trong việc sử dụng vật tư, gây khó khăn cho việc ước lượng khối lượng NVL cần thiết trước khi thực hiện một Hợp đồng kinh tế.
+ Kế toán chi phí NCTT: trong hạch toán tiền lương, kế toán không trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân, trong khi công nhân nghỉ phép ở công ty lại không đều đặn, đây là điều không hợp lý đối với Doanh nghiệp sản xuất có số lượng công nhân tương đối nhiều. Bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách khen thưởng đối với người lao động cũng chưa được chú trọng nhiều, do đó chưa tạo môi trường thi đua trong công việc.
+ Kế toán chi phí SXC: hiện tại Công ty sử dụng TK 623 để hạch toán chi phí SXC cho phân xưởng sản xuất trong cả tháng. Việc tập hợp chi phí SXC chưa được cụ thể, rõ ràng với từng loại chi phí khác nhau. Điều này gây khó khăn cho việc kiểm soát chi phí, không khuyến khích tiết kiệm.
Do qui định thanh toán với đối tác sau khi hoàn thành toàn bộ công trình nên giá trị sản phẩm dở dang là toàn bộ chi phí phát sinh từ khi công trình khởi công đến cuối tháng. Điều này gây khó khăn cho nhà quản lý trong việc kiểm soát khối lượng công việc đã hoàn thành, chưa hoàn thành để có kế hoạch triển khai thi công trong kỳ tiếp theo.
- Về hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất:
Trong quá trình sản xuất sản phẩm tại Công ty có khá nhiều sản phẩm hỏng. Các khoản chi phí về các sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được, sản phẩm hỏng không thể sửa chữa và các thiệt hại về ngừng sản xuất hiện đều được kế toán tập hợp vào tài khoản chi phí khác, các khoản thu hồi được tập hợp vào tài khoản thu nhập khác. Việc hạch toán như vậy không phù hợp với qui định của chế độ kế toán hiện hành.
3.1.3.Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty
Trong xu thế chung của nền kinh tế hội nhập như hiện nay, để có thể đứng vững và ngày càng phát triển, các Doanh nghiệp cần tìm được hướng đi riêng cho mình. Mỗi doanh nghiệp cần tổ chức quản lý sản xuất và hạch toán kinh doanh hiệu quả, trong đó công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có tầm quan trọng không nhỏ trong việc cung cấp các thông tin về tình hình sử dụng chi phí, phân tích và dự báo chiến lược cho mỗi Doanh nghiệp.
Hiện tại, Công ty đã có được chỗ đứng riêng trong lĩnh vực của mình. Tuy nhiên, không vì thế mà Công ty tránh được mọi sự cạnh tranh từ các đối thủ. Để tồn tại và phát triển lâu dài, Công ty phải phát huy được thế mạnh vốn có cũng như tận dụng được hiệu quả nguồn lực. Trong hoàn cảnh đó, hoàn thiện quản lý và hạch toán kế toán, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp Công ty tồn tại và phát triển vị thế của mình trên thị trường.
Trong điều kiện sản xuất kinh doanh như hiện nay, Công ty cần quan tâm đầu tư cho việc hoàn thiện công tác kế toán, hướng tới tăng cường quản trị doanh nghiệp. Việc hoàn thiện công tác kế toán cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Hoàn thiện trên cơ sở tôn trọng các chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành. Kế toán không chỉ là công cụ quản lý nền kinh tế của các đơn vị mà còn là công cụ quản lý nền kinh tế của đất nước. Do đó, việc tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị được áp dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với tình hình thực tế tại các Doanh nghiệp song vẫn phải đảm bảo không trái với qui định của chế độ.
- Hoàn thiện tổ chức kế toán phải tiến hành đồng bộ từ hạch toán ban đầu đến vận dụng các tài khoản kế toán, tổ chức hệ thống sổ và báo cáo kế toán.
- Hoàn thiện tổ chức kế toán phải đảm bảo tính khả thi và tính hiệu quả trên cơ sở tiết kiệm chi phí, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Các giải pháp hoàn thiện phải phù hợp với đặc điểm kinh doanh, trình độ đội ngũ cán bộ của Công ty và các chính sách, pháp luật của Nhà nước.
3.2.Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty
Trên cơ sở những nguyên tắc chung của việc hoàn thiện công tác kế toán, qua kiến thức lý luận đã được giảng dạy và tự nghiên cứu, trong phạm vi đề tài này, em xin phép đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nói chung, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
Công ty nên tiến hành đánh giá giá trị hàng tồn kho vào cuối kỳ kế toán và trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho để đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong kế toán.
VD: Trị giá tồn kho tính đến 31/12/2012 của 100 tấm thạch cao là 12.700.000đ nhưng giá trị thuần có thể thực hiện được chỉ là 12.500.000đ thì Công ty cần phải trích lập một khoản dự phòng cho 100 tấm thạch cao này là:
12.700.000 – 12.500.000 =200.000 đ
Xuất phát từ yêu cầu quản trị, Công ty cần xây dựng một hệ thống Báo cáo quản trị. Cụ thể, với đặc điểm sản xuất hiện tại của Công ty, Kế toán nên lập thêm Báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí nhằm cung cấp cho nhà quản lý cái nhìn chính xác nhất về Doanh thu, Chi phí; từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn trong ngắn hạn và dài hạn.
VD: Báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí có thể được lập theo biểu sau:
Biểu 3.1: Báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí Tháng:… Chỉ tiêu Số tiền 1. Tổng doanh thu 100.000.000 2. Biến phí 60.000.000 3. Số dư đảm phí (1-2) 40.000.000 4. Định phí 10.000.000
5. Lợi nhuận thuần (3-4) 20.000.000