tổng lưu lượng hỗn hợp.
8.14. Nước rửa có thể xả vào cống nước mưa, mương, máng dẫn. Nếu không xả bằng tự chảy thì cho xả vào giếng thu rồi dùng bơm hút đi.
8.15. Họng chữa cháy bố trí dọc theo đường ôtô, cách mép ngoài của lòng đường không quá 2,5m và cách tường nhà không dưới 3,0m. Cho phép bố trí họng chữa cháy trên vỉa hè.
Khoảng cách giữa các họng chữa cháy xác định theo tính toán lưu lượng chữa cháy và đặc tính của họng chữa cháy. Khoảng cách này phải phù hợp với yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn chữa cháy nhưng không quá 300m.
Tổn thất áp lực trên 1m dài ống mềm chữa cháy xác định theo công thức:
H = 0,00385q2 (8-1) Trong đó: q là lưu lượng chữa cháy, l/s.
8.16. Khi thiết kế đường ống dẫn tự chảy không áp phải xây các giếng thăm, nếu địa hình quá dốc phải xây các giếng chuyển bậc để giảm tốc độ dòng nước và khống chế mức nước trong ống. Khoảng cách giữa các giếng thăm lấy như sau:
- Đường kính ống < 700mm thì khoảng cách không nhỏ hơn 200m.
- Đường kính ống từ 700-1400mm thì khoảng cách không nhỏ hơn 400m.
8.17. Cần đặt mối co dãn trong các trường hợp:
- Các mối nối trên đường ống không co giãn được theo trục ống khi thay đổi nhiệt độ nước, không khí và đất.
- Trên đường ống bằng thép đặt trong hầm hay trên cầu cạn khoảng cách giữa các mối co giãn và các trục bất động xác định theo tính toán, có xét tới cấu tạo của mối nối.
- Trên đường ống đặt trên nền đất lún đối với ống bằng thép hàn; đặt dưới đất ở những chỗ có phụ tùng bằng gang.
Nói chung, nếu cần phụ tùng bằng gang được bảo vệ chống lực kéo trung tâm bằng cách nối cứng ống với thành giếng, xây trụ đỡ hay phủ trên ống bằng lớp đất nén chặt thì không cần đặt mối co dãn.
Phải đặt mối nối động (miệng bát kéo dài, măng sông ...) trước phụ tùng bằng gang khi đường ống đặt dưới đất đầm chặt.
Mối nối động và mối co dãn của đường ống đặt dưới đất phải để trong giếng kiểm tra.
8.18. Vòi nước công cộng phải bố trí với bán kính phục vụ khoảng 100m; khi có lí do thích đáng bán kính phục vụ có thể tăng lên. Xung quanh chỗ đặt vòi nước công cộng cần xây gờ chắn và phải bảo đảm thoát nước được dễ dàng. Nên thiết kế kết hợp vòi nước công cộng và họng chữa cháy ở cùng một chỗ.
8.19. Chọn vật liệu và độ bền của ống dựa trên cơ sở tính toán kết hợp với điều kiện vệ sinh, độ ăn mòn của đất, nước, điều kện làm việc của ống và yêu cầu về chất lượng nước.
Đối với ống làm việc có áp, có thể dùng các loại ống: gang xám, thép, bê tông cốt thép, chất dẻo, gang dẻo, ống nhựa có cốt sợi thuỷ tinh tăng cường.
ống gang xám chỉ nên dùng khi không có ống phi kim loại.
ống thép chỉ nên dùng khi áp lực công tác cao (trên 8 kg/cm2) hoặc ở những chỗ:
- Khi ống qua đường ôtô, xe lửa, qua chướng ngại, đầm hồ hoặc vượt sông.
- ống đặt trên cầu cạn, trong đường hầm
- Khi đặt ống ở địa điểm khó xây dựng, đât lún, đất khai thác mỏ, vùng có hiện tượng Kastơ.
Đối với ống bê tông cốt thép có thể dùng phụ tùng bằng kim loại. Vật liệu làm ống trong hệ thống cấp nước sinh hoạt phải đảm bảo các yêu cầu nêu trong điều 1.10.
8.20. Cần có biện pháp đề phòng hiện tượng nước va thuỷ lực trong các trường hợp:
- Tất cả hay một nhóm máy bơm ngừng đột ngột do mất hay sự cố về điện;
- Đóng một trong số các máy bơm hoạt động đồng thời trước khi đóng van trên đường ống đẩy;
- Khởi động bơm khi van trên đường ống đẩy mở sẵn;
- Mở van trên đường ống bằng cơ giới hoá;
- Đột ngột đóng hoặc mở các thiết bị thu nước.
Để cho đường ống làm việc an toàn cần tính toán độ tăng áp lực do hiện tượng nước va thuỷ lực và chọn biện pháp bảo vệ.
8.21. Các biện pháp đề phòng hiện tượng nước va thuỷ lực khi đóng máy bơm đột ngột:
- Đặt van thu khí trên đường ống;
- Đặt van một chiều với việc đóng mở được điều khiển trên ống đẩy;
- Đặt van hoặc bình khử nước va trên đường ống đẩy;
- Xả nước qua bơm theo chiều ngược lại khi bơm quay tự do hay dừng lại hẳn;
Ghi chú: Để đề phòng hiện tượng nước va cho phép dùng: van an toàn, van giảm áp, ống xả từ ống đẩy vào ống hút, bổ sung nước vào những nơi xảy ra hiện tượng tách dòng, sử dụng tổ hợp bơm có quán tính quay lớn.
8.22. Bảo vệ đường ống không bị hư hỏng do tăng áp khi đóng van bằng cách tăng thời gian đóng van. Nếu biện pháp này không đảm bảo thì phải thêm thiết bị (van an toàn, van xả khí, bình điều áp ...)
8.23. Thông thường đường ống dẫn nước phải đặt dưới đất. Nếu có lí do được phép đặt ống nổi trên không, trong đường hầm hoặc đặt chung với các công trình kĩ thuật khác trong một tuyến hầm (ngoại trừ các đường ống dẫn các chất lỏng và khí dễ cháy).
8.24. Đường ống đặt trên nền đất, phải căn cứ theo địa chất cụ thể và loại ống để gia cố nền.
- Khi đặt trực tiếp trên nền đất tự nhiên thì phải giữ nguyên cấu tạo của đất (trụ đá, cát chảy, bùn).
- Nếu là đá sỏi thì phải san phẳng và có lớp đệm bằng cát pha dày trên 10cm. Có thể dùng đất nhưng phải đầm kỹ để đạt tỉ trọng 1,5T/m3. - Khi nền đất yếu phải đặt ống trên nền nhân tạo
8.25. Trong trường hợp dùng ống thép phải có biện pháp bảo vệ ống không bị ăn mòn cả bên trong và bên ngoài. Cần phải có cơ sở số liệu về tính chất ăn mòn của đất, của nước trong ống, cũng như khả năng chịu ăn mòn của ống dẫn do dòng điện lan trong đất.
Để chống ăn mòn và lắng đọng của đường ống dẫn và phân phối bằng thép có đường kính từ 300mm trở lên, cần áp dụng biện pháp bảo vệ bên trong lòng ống bằng: tráng hoặc phủ lớp bảo vệ cách ly không cho nước tiếp xúc trực tiếp với thành ống.
8.26. Xác định độ sâu chôn ống dưới đất phải dựa vào tải trọng bên ngoài, độ bền của ống, ảnh hưởng của nhiệt độ bên ngoài và các điều kiện khác; trong trường hợp thông thường có thể lấy như sau:
- Với đường kính ống đến 300mm, độ sâu chôn ống không nhỏ hơn 0,5m tính từ mặt đất (mặt đường) đến đỉnh ống.
- Với đường kính ống lớn hơn 300mm, độ sâu chôn ống không nhỏ hơn 0,7m tính từ mặt đất (mặt đường) đến đỉnh ống.
Ghi chú: