Trong trạm bơm giếng không yêu cầu phải bố trí đường ống chữa cháy

Một phần của tài liệu CẤP nước MẠNG lưới ĐƯỜNG ỐNG và CÔNG TRÌNH TIÊU CHUẨN THIẾT kế p4 (Trang 27 - 31)

7.30. Trong trạm bơm có đặt động cơ đốt trong cho phép đặt bể chứa nhiên liệu với số lượng như sau: Xăng 250 lít, madút 500 lít.

Bể chứa nhiên liệu đặt cách ly với gian máy bằng tường không cháy với giới hạn chống lửa không nhỏ hơn 2 giờ.

Thiết bị thuỷ khí nén

7.31. Thiết bị thuỷ khí nén được áp dụng trong trường hợp khi áp lực không ổn định cần điều hoà áp lực thay cho két nước lớn.

Khi áp lực ổn định mà đặt thiết bị thuỷ khí nén thì phải có đầy đủ các cơ sở tính toán.

7.32. Trị só áp lực tối thiểu trong bình chứa của thiết bị thuỷ khí nén có áp lực thay đổi phải đảm bảo áp lực tính toán trong mạng lưới khi mực nước trong bình chứa thấp nhất.

7.33. Trong thiết bị thuỷ khí nén với áp lực thay đổi cho phép đặt 1 máy nén khí với một nguồn cung cấp điện hoặc dùng chung với hệ thống khí nén của nhà máy với điều kiện không được ngưng cấp khí nén.

7.34. áp lực tối thiểu và tối đa P (at) cũng như tổng dung tích bình chứa V (m3) trường hợp áp lực thay đổi xác định theo công thức:

Vn = (t x qb)/4 (7-1) Trong đó:

t - thời gian của một chu kỳ đóng mở bơm

qb - lưu lượng của máy bơm (bơm vào bình và vào mạng) Nếu qb tính bằng m3/h thì:

Vn = qb/(4z) (7-2) Trong đó z: số lần mở máy cho phép trong 1 giờ (6-30 lần) Thể tích bình điều áp:

Vk = Vn/f (7-3) Trong đó f là hệ số điều áp:

a) P1: áp lực tuyệt đối lớn nhất trong mạng, bằng áp lực max yêu cầu + áp lực khí quyển (bar).

b) P2: áp lực tuyệt đối nhỏ nhất trong mạng, bằng áp lực min + áp lực khí quyển (bar).

7.35. Để đảm bảo áp suất không đổi trong bình chứa nước phải đặt van điều chỉnh trên đường ống dẫn khí nối bình chứa nước và bình chứa khí nén.

7.36. Số lượng máy nén khí trong thiết bị thuỷ khí nén, trường hợp áp lực ổn định không nhỏ hơn 2, trong đó 1 máy dự phòng. Số lượng nguồn cung cấp điện xác định theo bậc tin cậy của công trình.

7.37. Bình chứa của thiết bị thuỷ khí nén phải trang bị ống xả, van an toàn, áp lực kế. Bình chứa nước và bình chứa không khí phải có thiết bị đo lường bằng thuỷ tĩnh, van phao để phòng ngừa khí nén lọt vào mạng lưới và nước chảy vào máy nén khí.

7.38. Cần phải tự động hoá quá trình làm việc của thiết bị thuỷ khí nén. 7.39. Thiết bị thuỷ khí nén đặt trong nhà phải cách li với các phòng khác

bằng tường ngăn chịu lửa và có cửa thông trực tiếp ra ngoài.

7.40. Khoảng cách từ mặt trên của bình chứa đến trần không được nhỏ hơn 1m. Khoảng cách giữa các bình chứa và từ bình chứa đến tường nhà không được nhỏ hơn 0,5m.

7.41. Bình chứa của thiết bị thuỷ khí nén được tính toán theo tiêu chuẩn kỹ thuật của các bình làm việc có áp lực.

8. ống dẫn, mạng lưới và các công trình trên mạng

8.1. Số lượng các đường ống chuyển tải nước phải lấy có tính đến bậc tin cậy của hệ thống cấp nước và trình tự xây dựng thường không được nhỏ hơn 2. Đường kính ống dẫn và các ống nối phải thiết kế sao cho khi có sự cố trên một đoạn ống nào đó của đường ống dẫn thì lưu lượng nước chảy qua vẫn đảm bảo tối thiểu 70% lượng nước sinh hoạt và một phần nước công nghiệp cần thiết, khi đó cần xét đến khả năng tận dụng các bể chứa và các máy bơm dự phòng. Trong trường hợp chỉ có 1 đường ống dẫn cần thiết phải dự trữ nước với dung tích đầy đủ để bảo đảm 70% lượng nước sinh hoạt tính toán, một phần nước công nghiệp cần thiết khi có sự cố; ngoài ra cần có dự trữ nước chữa cháy và dự kiến về biện pháp chữa cháy thích hợp.

8.2. Thời gian cần thiết để khắc phục sự cố đường ống của hệ thống cấp nước bậc I lấy theo chỉ dẫn ở bảng 8.1. Đối với hệ thống cấp nước bậc II và III, các giá trị trong bảng được tăng lên lần lượt là 1,25 và 1,5 lần. Bảng 8.1

Đường kính ống (mm) Thời gian cần thiết để khắc phục sự cố trên đường ống (h) theo độ sâu đặt ống (m)

Đến 2,0 m Trên 2,0 m < 400 Từ 400-1000 > 1000 8 12 18 12 18 24

Ghi chú:

Một phần của tài liệu CẤP nước MẠNG lưới ĐƯỜNG ỐNG và CÔNG TRÌNH TIÊU CHUẨN THIẾT kế p4 (Trang 27 - 31)