HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NƯỚC CỦA MÔ HÌNH AWD

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của mô hình canh tác lúa tiết kiệm nước tại thị xã ngã năm, tỉnh sóc trăng (Trang 48)

4.5.1 Hiệu quả sử dụng nước

Về cơ bản, khi áp dụng các kỹ thuật tưới tiết kiệm vào canh tác lúa thì sẽ không có tác dụng rõ rệt lên năng suất cũng như là lợi nhuận, phù hợp với các thí nghiệm trong báo cáo của Cabangon et al. (2001) và Moya et al. (2004). Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, khi áp dụng mô hình AWD vào trong canh tác lúa, đã góp phần lớn vào vấn đề giảm thất thoát do đổ ngã tại thức mô hình, duy trì được năng suất lúa khô 6,24 tấn/ha cao hơn so với đối chứng 5,37 tấn/ha.

Khai thảo luận với các hộ nông dân cho biết được, các ruộng khi áp dụng AWD vào canh tác thì tỷ lệ lúa đổ ngã chỉ vào khoảng 30 – 50% trong điều kiện mưa lớn kéo dài trước khi thu hoạch. Trong khi đó, hầu hết các ruộng lúa trong xã tỷ lệ đổ ngã lên đến khoảng 80% diện tích lúa và hiện tượng đổ ngã cũng xảy ra sớm hơn ruộng mô hình. Chính vì vậy, khi trình diễn mô hình, nhiều nông dân đã đánh giá cao về hiệu quả của mô hình, một số ông dân cho biết sẽ áp dụng mô hình AWD cho các vụ lúa tiếp theo.

Bảng4.1: Phân tích hiệu quả sử dụng nước trong hai vụ thử nghiệm

Mô hình Lan tỏa Đối chứng Mức ý nghĩa Vụ Hè Thu

Lượng nước sử dụng (m3/ha) 10710 ±112c 11543 ±87b 13660 ±173a * Năng suất lúa độ ẩm 14% (tấn/ha) 6,24 ±0,29a 5.82 ±0,06a 5,37 ±0,09a ns Sức sản xuất của nước (kg/m3) 1,35 ±0,09a 1,14 ±0,02b 0,93 ±0,03c * Hiệu quả sử dụng nước(kg/m3 ) 0,58 ±0,04a 0,51 ±0,02a 0,40 ±0,01b *

Vụ Đông Xuân

Lượng nước sử dụng (m3/ha) 4603 ±90b 4543 ±85b 6983 ±59a * Năng suất lúa độ ẩm 14% (tấn/ha) 7,97 ±0,01a 7,89 ±0,02a 7,67 ±0,02a ns Sức sản xuất của nước (kg/m3) 2,23 ±0,04a 2,18 ±0,07a 1,52 ±0,03b * Hiệu quả sử dụng nước(kg/m3 ) 1,73 ±0,03a 1,74 ±0,06a 1,10 ±0,03b *

Ghi chú: ns = không khác biệt, * = khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.

Trong cùng một hàng, giá trị trung bình theo sau bởi cùng một chữ cái không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

Lượng nước đã được sử dụng để sản xuất một kg lúa khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức. Trong đó, sử dụng 1 m3 nước tại vụ Hè Thu, mô hình thí điểm tạo ra được 0,58 kg lúa, trong khi nghiệm thức lan tỏa và đối chứng lần lượt chỉ tạo ra 0,51 v 0,40 kg lúa. Trong mùa khô, nông dân ở tất cả các nghiệm thức đều tưới cho ruộng nhiều hơn để sản xuất, điều này làm cho hiệu quả sử dụng nước đều tăng ở tất cả các nghiệm thức. Tuy nhiên, nghiệm thức đối chứng vẫn có giá trị thấp hơn 2 nghiệm thức còn lại (đạt 1,1 kg lúa/m3 nước ở vụ Đông Xuân). Điều đó đã khẳng định, hiệu quả sử dụng nước khi áp dụng mô hình AWD đạt giá trị cao so với các ruộng đối

chứng ở cả 2 mùa vụ. Khi canh tác lúa áp dụng mô hình AWD đã giảm được khoảng 3000 m3/ha lượng nước cung cấp cho ruộng lúa ở vụ Hè Thu so với phương pháp truyền thống và 2429 m3/ha đối với vụ Đông Xuân. Vấn đề này rất quan trọng và hữu ích đối với các vùng canh tác lúa thiếu nước cũng như xâm nhập mặn kéo dài như tại địa bàn nghiên cứu.

Bên cạnh đó, phương pháp quản lý nước truyền thống làm cho lượng nước bốc thoát tăng và sức sản xuất của nước trong nghiệm thức này có giá trị thấp hơn hai nghiệm thức còn lại trong cả hai vụ. Tuy nhiên, trong mùa mưa, sự khác biệt giữa sức sản xuất và hiệu quả sử dụng nước cho thấy có lượng nước được sử dụng mà không cần thiết, bên cạnh nước tưới, nó tập trung vào lượng nước mưa lớn trong giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của vụ Hè Thu và nông dân không thể sử dụng có hiệu quả lượng nước này, đặc biệt là ở nghiệm thức đối chứng.

4.5.2 Hiệu quả tài chính

Do các ruộng thí nghiệm đều cùng nằm trong một hợp tác xã nên các kỹ thuật canh tác về giống, phân bón và thuốc BVTV được điều tiết tương tự nhau ở các ruộng, tuy nhiên chi phí phân bón ở nghiệm thức mô hình và lan tỏa thấp hơn đối chứng do nông dân ở nghiệm thức mô hình chủ động giảm lượng phân bón hóa học cho cây lúa vì cây lúa sinh trưởng tốt trong điều kiện áp dụng kỹ thuật AWD, điều này dẫn đến lượng phân bón ở nghiệm thức mô hình có khuynh hướng thấp hơn 2 nghiệm thức còn lại. Trong vụ Hè Thu 2013, so với nghiệm thức đối chứng, nghiệm thức mô hình tiết kiệm được 0,40 triệu đồng/ha phân bón. Với cùng một vụ, việc áp dụng mô hình AWD vào quản lý nước trong canh tác lúa đã cho thấy rõ lợi ích khi giảm thiểu được chi phí bơm khoảng 50% so với ruộng đối chứng. Doanh thu đạt được khi bán lúa khô ở nghiệm thức mô hình đạt 37,46 triệu đồng/ha, cao hơn 2,52 triệu đồng/ha so với nghiệm thức lan tỏa và cao hơn 5,22 triệu đồng/ha so với nghiệm thức đối chứng, do khi canh tác lúa áp dụng theo kỹ thuật AWD thì năng suất đạt cao hơn và cây lúa ít đổ ngã Song song đó, việc nông dân áp dụng mô hình AWD vào ruộng lúa của mình đã giảm thiểu được nhiều khoảng chi phí. Chính vì thế, lợi nhuận đạt được của nhóm nông dân ở nghiệm thức mô hình cao hơn nhiều so với nghiệm thức đối chứng cũng như nghiệm thức lan tỏa, lợi nhuận trung bình đạt được ở nghiệm thức mô hình trong vụ Hè Thu đạt 18,87 triệu đồng/ha.

Ở vụ Đông Xuân, so sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức qua các khoản chi phí đầu tư cho ruộng, ta thấy rằng sự khác biệt chủ yếu là tập trung tại chi phí bơm nước và phân bón. Nông dân phải bơm nước nhiều lần làm cho công lao động tăng cao. Mặt khác, lượng nước tưới tại các nghiệm thức có sự khác biệt làm cho công lao động tại 3 nghiệm thức cũng khác nhau có ý nghĩa thống kê. Công lao động tại nghiệm thức đối chứng vẫn là cao nhất với 8,96 triệu đồng/ha, 2 nghiệm thức còn lại tương

đương nhau ở mức 8,36 triệu đồng/ha. Cũng như hầu hết những nơi canh tác lúa khác, vụ Đông Xuân được xem là vụ lúa “trúng” nhất của người nông dân, do điều kiện thuận lợi của thời tiết trong vụ này. Tuy nhiên chi phí thuốc BVTV trong vụ Đông Xuân lại cao hơn vụ Hè Thu, do vào cuối vụ Đông Xuân, các ruộng xuất hiện rầy nâu gây hại lúa nên nông dân phải xử lý bằng thuốc BVTV nhiều hơn so với các thời điểm khác. Cụ thể, thuốc BVTV trong nghiệm thức mô hình ở vụ Đông Xuân là 5,20 triệu đồng/ha, lan tỏa là 5,38 triệu đồng/ha và đối chứng là 5,81 triệu đồng/ha. Trong vụ Đông Xuân, nghiệm thức mô hình đã đạt được lợi nhuận 25,78 triệu đồng/ha cao hơn nghiệm thức đối chứng 21,98 triệu đồng/ha và lợi nhuận ở nghiệm thức lan tỏa trong vụ này đã vượt qua nghiệm thức mô hình với lợi nhuận 64,61 triệu đồng/ha. Nghiệm thức lan tỏa đã học hỏi cơ bản được kỹ thuật tưới tiết kiệm từ ruộng mô hình, vì thế đã giảm được chi phí bơm tưới tương tự nghiệm thức mô hình và tổng chi phí của nghiệm thức này là 21,17 triệu đồng/ha.

Bảng 4.2: Chi phí và hiệu quả tài chính của các nhóm nông hộ trong 2 vụ thử nghiệm. Mô hình Lan tỏa Đối chứng Mức ý nghĩa Vụ Hè Thu

Chi phí giống (triệu đồng/ha) 0,15 ±0,00a 0,15 ±0,00a 0,15 ±0,00a ns Chi phí phân (triệu đồng/ha) 5,13 ±0,11a 5,10 ±0,10a 5,53 ±0,06a ns Chi phí thuốc BVTV (triệu đồng/ha) 3,18 ±0,17a 3,31 ±0,20a 3,61 ±0,14a ns Chi phí bơm nước (triệu đồng/ha) 0,27 ±0,02c 0,36 ±0,01b 0,57 ±0,02a ** Chi phí lao động (triệu đồng/ha) 8,50 ±0,07a 8,50 ±0,07a 8,17 ±0,34a ns Tổng chi phí (triệu đồng/ha) 18,58 ±0,07b 18,77 ±0,13ab 19,38 ±0,28a * Doanh thu (triệu đồng/ha) 37,46 ±1,76a 34,94 ±0,39a 32,24 ±0,56a ns Lợi nhuận (triệu đồng/ha) 18,87 ±1,83a 16,17 ±0,27ab 12,59 ±0,80b * Tỷ suất lợi nhuận 1,02 ±0,01a 0,86 ±0,01ab 0,66 ±0,05b *

Vụ Đông Xuân

Chi phí giống (triệu đồng/ha) 0,15 ±0,00a 0,15 ±0,00a 0,15 ±0,00a ns Chi phí phân (triệu đồng/ha) 5,02 ±0,13b 5,43 ±0,17a 5,49 ±0,14a * Chi phí thuốc BVTV (triệu đồng/ha) 5,20 ±0,21b 5,38 ±0,12ab 5,81 ±0,14a * Chi phí bơm nước (triệu đồng/ha) 0,51 ±0,01b 0,51 ±0,01b 0,75 ±0,01a ** Chi phí lao động (triệu đồng/ha) 8,36 ±0,17b 8,36 ±0,08b 8,96 ±0,07a * Tổng chi phí (triệu đồng/ha) 20,60 ±0,48b 21,17 ±0,08b 22,51 ±0,07a ** Doanh thu (triệu đồng/ha) 46,21 ±0,73a 45,78 ±0,93a 44,49 ±0,86a ns Lợi nhuận (triệu đồng/ha) 25,78 ±0,30a 24,61 ±0,89ab 21,98 ±0,79b * Tỷ suất lợi nhuận 1,25 ±0,03a 1,16 ±0,04a 1,98 ±0,03b **

Ghi chú: ns = không khác biệt, * = khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, ** = khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

Trong cùng một hàng, giá trị trung bình theo sau bởi cùng một chữ cái không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 KẾT LUẬN

Áp dụng kỹ thuật AWD, người nông dân giảm được trung bình 5 lần bơm/vụ, với lượng nước 1.250 m3/ha ở vụ Hè Thu năm 2013, tiết kiệm được 2.950 m3/ha (70,3%) so với kỹ thuật tưới truyền thống và lượng nước tưới ở ruộng lan tỏa trong vụ này là 2.083 m3/ha. Trong vụ Đông Xuân 2013 – 2014, lượng nước tưới ở ruộng mô hình vào mức 4.603 m3/ha, giảm 2.380 m3/ha (34,1%) so với nghiệm thức đối chứng, nghiệm thức lan tỏa có lượng nước tưới là 2.543 m3/ha.

Đối với lượng nước mất đi do bốc thoát, ở vụ Hè Thu, nghiệm thức mô hình là 4.624 m3/ha, nghiệm thức lan tỏa là 5.094 m3/ha, ngiệm thức đối chứng là 5.784 m3/ha. Trong vụ Đông Xuân, lượng bốc thoát ở nghiệm thức mô hình thấp nhất với 3.571 m3/ha, nghiệm thức lan tỏa là 3.622 m3/ha và cao nhất là nghiệm thức đối chứng với lượng bốc thoát 5.025 m3/ha.

Lượng nước mất đi do trực di ở vụ Hè Thu thấp nhất ở nghiệm thức mô hình là 2.667 m3/ha, nghiệm thức lan tỏa là 2.822 m3/ha, ngiệm thức đối chứng là 3.267 m3/ha. Trong vụ Đông Xuân, lượng trực di ở nghiệm thức mô hình và lan tỏa vào khoảng 1.131 - 1.287 m3/ha thấp hơn nghiệm thức mô hình với lượng bốc thoát 2.178 m3/ha.

Lượng nước mất đi do chảy tràn và không xác định, diễn ra cao nhất ở vụ Hè Thu, nghiệm thức mô hình là 3.420 m3/ha thấp hơn 26% nghiệm thức đối chứng, lượng nước mất đi này ở nghiệm thức lan tỏa là 3.627 m3/ha. Trong vụ Đông Xuân, lượng mất đi tương đương nhau ở cả 3 nghiệm thức khoảng 210 - 256 m3/ha.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy được, lượng nước đầu vào càng cao thì lượng nước mất đi do các yếu tố bốc thoát hơi, trực di diễn ra càng nhiều hơn

Trong vụ Hè Thu, ở nghiệm thức mô hình, năng suất lúa khô đạt 6,24 tấn/ha, nghiệm thức lan tỏa là 5,82 tấn/ha và 5,37 tấn/ha ở nghiệm thức đối chứng. Năng suất đạt được ở vụ Đông Xuân của nghiệm thức mô hình là 7,97 tấn/ha, nghiệm thức lan tỏa là 7.89 tấn/ha, nghiệm thức đối chứng là 7,67 tấn/ha.

Khi áp dụng tưới tiết kiệm nước chi phí canh tác giảm so với canh tác theo truyền thống và năng suất bằng hoặc cao hơn, tư đó lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của các ruộng mô hình cũng như các ruộng lan tỏa cao hơn nhiều so với các ruộng trong nghiệm thức đối chứng.

5.2 KIẾN NGHỊ

Ở những địa phương có điều kiện khó khăn về nước tưới, người nông dân nên áp dụng phương pháp tưới ngập khô xen kẽ vào trong canh tác lúa của mình để khắc phục được tình trạng khó khăn trên. Ngoài ra, đối với những địa phương khác, tuy không có khó khăn về nước tưới nhưng cũng nên áp dụng mô hình tưới nước tiết kiệm theo kỹ thuật AWD để có thể giảm chi phí, tăng lợi nhuận và giảm thiểu tác hại đến môi trường.

Ngoài ra, các cơ quan nhà nước tại địa phương, các tổ chức khuyến nông cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến khuyến cáo và tập huấn về các kỹ thuật canh tác lúa cho người dân để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của họ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Cabangon R.J., Castillo E.G., Lui G., Cui Y.L., Tuong T.P., Bouman B.A.M., Li Y., Chen, Wang C.J., Liu X. 2001. Impact of alternate wetting and drying irrigation on rice growth and resource-use efficiency. In: Tuanlin, Hubei, China. Proceedings of the Workshop on Water Saving Irrigation for Paddy rice, Wuhan, China, 21 pp

Claude E. Boyd. 2012. Sự bốc hơi do ảnh hưởng bởi ánh sang mặt trời, gió và nhiệt độ. NXB trường Đại học Auburn.

Dương Văn Chính. 2008. Tưới nước tiết kiệm cho lúa Đông Xuân ở Đồng bằng sồng Cửu Long. Báo Nông Nghiệp Việt Nam ngày 23/01/2008.

Dương Văn Chín. 2010. Quản lý nước lúa Đông Xuân giai đoạn thu hoạch. NXB Nông nghiệp.

Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ. 2010. Số liệu khí tượng thủy văn tỉnh Sóc Trăng.

Lê Anh Tuấn. 2009. Giáo trình hệ thống tưới – tiêu. NXB trường Đại học Cần Thơ. Lê Hữu Toàn. 2009. Ảnh hưởng của mật độ sạ, liều lượng phân đạm và quản lý chất

lượng nước trên đất trồng lúa ba vụ và hai vụ lúa luân canh màu đến sự phát sinh và phát triển của sâu bênh. Luận văn tốt nghiệp cao học – trường Đại học Cần Thơ.

Lê Sâm. 1996. Thủy nông ở Đồng bằng song Cửu Long. NXB Nông nghiệp. Lê Sâm. 2002. Kỹ thuật tưới tiết kiệm nước. NXB Nông nghiệp.

Moya P., Hong L., Dawe D., Chongde C. 2004. The impact of on-farm water saving irrigation techniques on rice productivity and profitability in Zhanghe Irrigation System, Hubei, China. Paddy Water Environ (2004) 2:207–215

Nguyễn Đình Giao, Nguyễn Thiện Huyên, Nguyễn Hữu Tề, Hà Công Vượng. 1997.

Giáo trình cây lương thực, tập 1 – cây lúa. NXB Nông nghiệp.

Nguyễn Ngọc Đệ. 2008. Giáo trình cây lúa. NXB trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Quốc Khương, Ngô Ngọc Hưng. 2013. Ảnh hưởng của biện pháp tưới tiết kiệm và vui rơm đến sự phát thải khí CH4, N2O và năng suất lúa Đông Xuân trên đất lúa phù sa tỉnh Vĩnh Long. NXB Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Xuân Hiền. 2008. Nguồn Tài Nguyên của Đồng bằng sông Cửu Long. Viện quy hoạch thủy lợi miền Nam.

Nguyễn Thành Hối. 2003. Giáo trình cây lúa. NXB trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Thị Bích Hằng. 2013. Nước và tưới nước tiết kiệm cho lúa. NXB trường CĐSP Sóc Trăng.

Nguyễn Thị Mỹ Phụng. 2006. Báo cáo tình hình ứng dụng tưới nước tiết kiệm kết hợp với biện pháp 3 giảm 3 tăng. Chi cục BVTV tỉnh An Giang.

Phạm Sỹ Tân. 2008. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phân bón cho lúa ở ĐBSCL.

Báo cáo tại hội nghị phân bón Bộ NN & PTNT tổ chức tại Tp.HCM ngày 18/7/2008.

Phạm Sỹ Tân, Chu Văn Hách. 2013. Bón phân cho lúa vùng ĐBSCL. NXB Nông nghiệp.

Phạm Văn Chương. 2002. Nghiên cứu sinh lý thực vật phục vụ thâm canh tăng năng suất lúa. Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, số 2/2002, trang 114 – 122.

Phan Quốc Bảo. 2009. Báo cáo kết quả quy trình “một phải năm giảm” ở vụ Hè Thu 2009. Trạm BVTV huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang.

Phòng Nông nghiệp và PTNT Ngã Năm. 2012.Báo cáo tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn huyện Ngã Năm.

Tổng cục thống kê Việt Nam, 2008. Niên giám thống kê Việt Nam 2007. NXB Thống

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của mô hình canh tác lúa tiết kiệm nước tại thị xã ngã năm, tỉnh sóc trăng (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)