Với quy mô sản xuất như hiện nay của trại chăn nuôi Xuân Thọ III, nước thải sau chăn nuôi nếu không được xử lý sẽ gây nên nhiều vấn nạn môi trường. Việc nghiên cứu tìm ra một quy trình xử lý hiệu quả và phù hợp cho trại là nhu cầu tất yếu và cấp thiết. Qua mô hình nghiên cứu xử lý nước thải chăn nuôi heo sau khi qua bể biogas → bể lọc kỵ khí bằng sơ dừa → hồ tùy nghi → hồ sinh học với thực vật nước là lục bình, hiệu quả xử lý các chất bẩn như sau :
COD được khử đến 80 - 85% sau khi qua hồ tùy nghi & 2 hồ hiếu khí liên tiếp. COD vào=500mg/L chỉ còn 90-100 mg/L ở nước ra, đạt tiêu chuẩn loại B. Khả năng khử N-NH3 80 – 84%.
Nước ra của mô hình hoàn toàn mất mùi, trong suốt.
Qua các tải vận hành, lục bình tham gia xử lý nước thải tốt nhất khi tải hoạt động của hồ tùy nghi 163 kg COD/ha.ngđêm (COD = 400 mg/L). Trong giai đoạn này, lục bình cả hai hai hồ đều phát triển tốt. Ở tải 203.7 kg
COD/ha.ngđêm, hồ hiếu khí thứ nhất hoạt động kém hiệu quả. Mật độ lục bình phát triển là 10 – 15 kg/m2.
Qua kết quả nghiên cứu, ta có thể áp dụng công nghệ xử lý đã được nghiên cứu vào thực tế ở trại chăn nuôi Xuân Thọ III.
Có thể tăng thời gian lưu nước trong hồ hiếu khí có sử dụng lục bình lên 10 ngày để tăng hiệu quả xử lý, và lục bình có thời gian để thích nghi.
Hướng nghiên cứu tiếp theo có thể sử dụng riêng lẻ hay kết hợp nhiều loại thực vật nước cùng lúc để đánh giá hiệu quả của các thực vật nước khác như rau muống, rau ngỗ, lau sậy, bèo, tảo,…
Khi áp dụng vào mô hình thực tế, phải có biện pháp kiểm soát ruồi muỗi và các loài gây bệnh ở hồ tùy nghi, tránh các ô nhiễm phát sinh trong hệ thống. Ngoài
38
ra cần có hoạt động gạt bớt lớp màng trên mặt nước hàng ngày để tránh hiện tượng hồ tùy nghi chuyển sang hoạt động như hồ kỵ khí.
Lục bình trong hồ hiếu khí thường xuyên bị châu chấu và nhện đỏ ăn lá. Tùy theo mục đích sử dụng lục bình và điều kiện có thể đề xuất biện pháp ngăn ngừa sự phát triển ồ ạt của 2 loại này.
Lục bình sau xử lý nước thải có sinh khối tăng nhanh, rất có giá trị kinh tế. Tuy nhiên, lục bình phát triển quá nhanh có thể làm kín mặt hồ gây thiếu oxy hòa tan trong nước và tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển. Một phần lục bình chết đi trong nước làm COD trong nước tăng lên. Vì vậy, lục bình phải được thu hoạch thường xuyên để có thể loại được N ra khỏi hệ thống, vừa đảm bảo hiệu quả xử lý của hồ.
Phải có hướng sử dụng lục bình sau thu hoạch, có thể bán cho các cơ sở sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng vì môi trường có thực vật nước sinh sống có thể là nơi cư trú của các côn trùng gây bệnh (muỗi,…).
Tích tụ bùn dưới đáy các ao hồ làm các ao hồ cạn dần và biến thành đầm lầy. Lục bình cần bề mặt ao hồ rộng để sinh trưởng. Do đó, khi nghiên cứu ở mô hình nhỏ thì chưa thể đánh giá hết khả năng xử lý chất hữu cơ, N của lục bình.
39
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Ths. Đào Lệ Hằng, GIẢI PHÁP XỬ LÝ MỚI CHẤT THẢI CHĂN NUƠI, vnvn.org.vn, 2013
- Lê Thị Hải, Xử lý nước thải chăn nuơi heo, khoahocmoi.com.vn, 2014
- Giải pháp cơng nghệ xử lý nước thải chăn nuơi lợn bằng phương pháp sinh học phù hợp với điều kiện Việt Nam, 2013
- Hệ thống xử lý nước thải chăn nuơi, cơng ty TNHH Xây dựng và mơi trường QH
- XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUƠI HEO -
200M3/NGÀY, Cơng ty TNHH Khoa Học Kĩ Thuật & Mơi Trường Minh Việt, 2015.