III. Quy trình xử lý nước thải chăn nuơi tại cơ sở:
3.1. Quy trình xử lý
Quy trình chăn nuôi heo của Trại không tách riêng nước rửa chuồng trại và phân heo mà cho chảy thẳng vào hầm biogas. Nước thải chăn nuôi gồm chất hữu cơ, cặn lơ lửng, N và sinh vật gây bệnh. Nếu không xử lý loại nước thải nhiễm bẩn cao này thì sẽ gây ô nhiễm cho nguồn tiếp nhận, ảnh hưởng đến công nhân và dân cư xung quanh.
Bảng 3.1 Kết quả phân tích mẫu nước thải Trại chăn nuơi
Chỉ tiêu Nước thải
đầu vào HTXL Nước thải sau bể biogas TCVN 5945-2010 (cột B) TCVN 6984- 2001 F1 pH 7.71 6.3 5.5-9 6-8.5 COD(mg/L) 3251 975 100 100 BOD5(mg/L) 2520 630 50 50 SS(mg/L) 480 310 100 100 N-tổng (mg/L) 829 450 30 - P-tổng(mg/L) 4.92 4.8 6 10 Coliform(MPN/100L) 10x1010 8x107 5x103 5x103
Bảng 3.2 Kết quả phân tích nước thải của trại chăn nuơi sau quá trình biogas
26
Hình 3.1 Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải ở trại Xuân Thọ III
Nước thải ở các trại được thu gom về các hầm biogas 4 ngăn với thời gian lưu nước là 20 ngày. Qua biogas, loại bỏ được khoảng 50-60% COD và 70%-80% lượng lớn cặn lơ lửng. Sau đó nước được lọc qua hồ kỵ khí sơ dừa (30mx30mx4m).Thời gian lưu nước trong ao này là 5 ngày.
Sau khi qua hồ kỵ khí lọc bằng sơ dừa, nước thải được dẫn tiếp qua 2 hồ kỵ khí có chiều sâu 30mx30mx4m. Thời gian lưu nước trong mỗi ao khoảng 10 ngày
Và nước tiếp tục qua hồ hiếu khí thả lục bình (70mx43mx1.5m). Thời gian lưu nước trong ao hiếu khí này là 10 ngày.
Hiện nay, hệ thống xử lý nước thải đạt hiệu quả xử lý không cao, nước đầu ra không đạt tiêu chuẩn loại B (QCVN 40 : 2011/BTNMT, cột B).
27
Bảng 3.3. Chất lượng nước đầu ra sau hệ thống xử lý nước thải của trại
Chỉ tiêu Kết quả phân tích QCVN 40 : 2011/BTNMT, cột B Đơn vị
pH 7.78-8.1 5.5-9
COD 312-336 100 Mg/l
N-NH3 303 10 Mg/l
SS 206-240 100 Mg/l
Các khó khăn, sự cố, sai sót khi vận hành hệ thống hồ sinh học xử lý nước thải tại trại :
Do điều kiện kinh tế nên chưa thể thả sơ dừa đầy kín hồ lọc kỵ khí. Sơ dừa chỉ mới được thả khoảng 1/3 thể tích hồ.
Hầm biogas hoạt động không hiệu quả, nước thải sau hầm biogas vẫn còn khá nhiều cặn, hồ kỵ khí không đủ khả năng xử lý hết lượng cặn.
Nước thải sau khi qua hồ kỵ khí lọc sơ dừa được dẫn lần lượt qua 2 hồ kỵ khí tiếp theo. Chất dinh dưỡng trong nước thải đã được phân hủy kỵ khí ở hầm biogas và hồ lọc kỵ khí sơ dừa nên ta phải dẫn nước thải qua một hồ có chiều sâu thấp hơn (hồ tùy nghi) để các vi sinh vật tùy nghi, hiếu khí, kỵ khí phân hủy tiếp lượng chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Nước thải đã được xử lý bằng phương pháp kỵ khí chỉ xử lý được một nồng độ nào đó. Muốn xử lý tiếp phải chuyển qua dùng vi sinh vật tùy nghi và hiếu khí.
Dòng chảy đưa vào, không được phân phối đều dẫn đến ven hồ hiếu khí tập trung nồng độ ô nhiễm cao, lục bình chết.
Có hiện tượng vỡ bờ bao các hồ, nước tràn qua các mảnh đất xung quanh, gây chết hoa màu và ảnh hưởng đến môi trường đất xung quanh.
Hiện nay, các hồ chỉ hoạt động như các hồ chứa nước thải, không đạt được hiệu quả mong muốn. Trại chăn nuôi đang khắc phục các sự cố trên và tìm một hướng thích hợp để làm tăng hiệu quả xử lý của các hồ sinh học.
28