THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu các nhân tố tác động đến chính sách cổ tưc của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (full) (Trang 77 - 81)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4.1. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả nghiên cứu trong Chƣơng 3 cho thấy rằng:

- Chính sách cổ tức năm trƣớc tác động thuận chiều đến Tỷ lệ chi trả cổ tức năm nay, giả thuyết H1 đƣợc chấp nhận. Điều này chứng tỏ, các doanh nghiệp có xu hƣớng duy trì chính sách cổ tức ổn định. Các công ty có xu hƣớng không tăng chi trả cổ tức, trừ khi họ tin rằng họ có thể duy trì đà tăng nhƣ vậy trong các năm tiếp theo. Nhà quản lý quyết định tăng chi trả cổ tức khi muốn báo hiệu cho thị trƣờng rằng họ tự tin vào sự phát triển của công ty trong thời gian tới. Mặt khác, cắt giảm cổ tức đƣợc các nhà đầu tƣ xem là sự suy thoái kinh doanh của doanh nghiệp, do đó ảnh hƣởng rất lớn đến hình ảnh và giá trị cổ phiếu của công ty. Mối quan hệ chặt chẽ giữa cổ tức năm trƣớc và cổ tức năm nay cũng đƣợc khẳng định trong các nghiên cứu của Lintner (1956), Brittain (1966), Musa (2009)…

- Lợi nhuận có tác động thuận chiều đến Tỷ lệ cổ tức của doanh nghiệp, nhƣ vậy giả thuyết H2 “Doanh nghiệp niêm yết có lợi nhuận sau thuế càng cao thì tỷ lệ chi trả cổ tức càng cao” đƣợc chấp nhận. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lợi nhuận tác động rất lớn tới chính sách cổ tức của một công ty. Khi lợi nhuận của công ty cao, các chủ sở hữu sẽ đƣợc chia cổ tức nhiều hơn. Với việc tăng chi trả cổ tức, các nhà quản lý ngoài việc thỏa mãn lợi ích của các cổ đông hiện tại còn muốn thể hiện ra bên ngoài rằng công ty đang hoạt động tốt điều này cũng có tác động tích cực tới giá cổ phiếu của công ty. Kết quả này phù hợp với lập luận của Lintner (1956), Jose và Stevens (1989), Liang Shao (2013)…

có tác động cùng chiều với tỷ lệ cổ tức nhƣng mức độ tác động không nhiều, giả thuyết H3 “Các doanh nghiệp có tốc độ tăng trƣởng càng cao thì tỷ lệ chi trả cổ tức càng lớn” đƣợc chấp nhận. Kết quả này phù hợp với giả thuyết của lý thuyết Tín hiệu (Signalling Hypothesis), khi các công ty có tốc độ tăng trƣởng doanh thu cao thay vì họ giữ lại phần lớn lợi nhuận để tiếp tục đầu tƣ thì họ sẽ tăng mức chi trả cổ tức. Khi doanh thu tăng, các công ty lạc quan hơn về kế hoạch kinh doanh của mình và kỳ vọng doanh thu sẽ tiếp tục tăng trong năm tiếp theo, do đó họ cũng muốn các nhà đầu tƣ cũng tin tƣởng vào triển vọng phát triển của công ty trong thời gian tới. Với suy nghĩ đó, các công ty sẽ tăng mức chi trả cổ tức cho các cổ đông. Dƣờng nhƣ các công ty ở Việt Nam quá quan tâm đến việc phát các tín hiệu lạc quan ra thị trƣờng mà chƣa thực sự chú trọng đến tiềm năng phát triển của công ty trong dài hạn. Việc chi trả lƣợng lớn cổ tức khi công ty đang trên đà phát triển có thể gây sự thiếu hụt vốn cho các dự án đang và sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn nữa trong thời gian tới. Từ đây ta cũng có thể thấy rằng, Tốc độ tăng trƣởng không phải là yếu tố quan trọng tác động đến chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp niêm yết. Kết quả tƣơng tự cũng đƣợc tìm thấy trong nghiên cứu của Ebenezer và cộng sự (2013).

- Mối quan hệ thuận chiều giữa Đòn bẩy nợ với Tỷ lệ cổ tức chi trả ở thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đƣợc tìm thấy ở nghiên cứu này, giả thuyết H6 “Các công ty có đòn bẩy nợ càng cao thì tỷ lệ cổ tức càng cao” đƣợc chấp nhận. Điều này có thể giải thích đƣợc bằng Lý thuyết Tín hiệu. Các công ty có đòn bẩy nợ cao sẽ rất khó khăn trong việc huy động vốn phục vụ cho các dự án đầu tƣ kinh doanh. Lúc này, ban quản trị công ty thay vì giữ lại phần lớn lợi nhuận để trả nợ và bù đắp đầu tƣ thì họ sẽ tăng chi trả cổ tức. Điều đó nhằm giữ vững lòng tin của các chủ nợ, theo lý thuyết Tín hiệu, dù công ty vay nợ nhiều nhƣng với mức trả cổ tức cao chứng tỏ là công ty vẫn hoạt động

rất tốt. Lúc đó các chủ nợ có thể yên tâm rằng công ty vẫn đủ khả năng trả nợ đúng hạn. Còn về phía các nhà đầu tƣ, việc tăng cổ tức làm họ càng thêm tin tƣởng về triển vọng phát triển trong tƣơng lai của công ty mà họ đang nắm giữ cổ phiếu. Chi trả cổ tức ở mức cao khi công ty đang gặp vấn đề về vốn thực sự tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã “từ chối” sử dụng nguồn vốn có sẵn, không tốn phí là lợi nhuận giữ lại để thanh toán các khoản nợ và lựa chọn phƣơng án trả nợ khác phải tốn nhiều chi phí là huy động vốn trên thị trƣờng chứng khoán, phát hành trái phiếu. Điều nay vô tình làm tăng áp lực thanh toán cổ tức trong thời gian tới, có thể đẩy công ty vào tình thế khó khăn hơn.

- Nghiên cứu này chứng minh đƣợc rằng, không có sự khác biệt về chính sách cổ tức của các doanh nghiệp có cổ đông Nhà nƣớc nắm trên 50% vốn cổ phần với các doanh nghiệp còn lại. Điều này ủng hộ cho lập luận rằng sự can thiệp của quản lý nhà nƣớc vào chính sách cổ tức là nhƣ nhau cho toàn bộ thị trƣờng, các công ty niêm yết không bị áp lực phải chi trả cổ tức cao hơn khi nhận đƣợc vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc. Giả thuyết H5 “Các công ty có sở hữu nhà nƣớc thì tỷ lệ cổ tức cao hơn các công ty khác” trong nghiên cứu này không đƣợc chấp nhận. Kết quả này tƣơng tự với nghiên cứu của He & Li (2009) thực hiện với thị trƣờng chứng khoán Trung Quốc - thị trƣờng có nhiều đặc điểm tƣơng đồng với Việt Nam.

Ngoài ra, ta cũng nhận thấy rằng không có bằng chứng về mối quan hệ giữa tỷ lệ cổ tức và các nhân tố về quy mô của doanh nghiệp, lƣu chuyển tiền thuần trong năm, hay các giả thuyết H4 và H7 không đƣợc chấp nhận. Cụ thể:

- Quy mô doanh nghiệp không tác động đến chính sách cổ tức, điều này trái với giả thuyết đặt ra. Nhƣ vậy, trên thực tế, cổ tức chi trả nhiều hay ít không thể hiện đƣợc rằng công ty đó lớn hay nhỏ. Có một số nghiên cứu đã đƣa ra kết luận tƣơng tự Ebenezer (2013), Sim & Appannan (2011).

- Nhân tố lƣu chuyển tiền thuần trong năm không tác động đến chính sách cổ tức có thể do nguyên nhân sau: ở Việt Nam, thời điểm chi trả cổ tức thƣờng kết thúc sau năm tài chính vài tháng, khi đó lƣợng tiền cuối năm trên thực tế không tác động lớn đến khả năng chi trả cổ tức của các doanh nghiệp. Một số nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng lƣu chuyển tiền thuần trong năm không ảnh hƣởng đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp, đó là Sim & Appannan (2011), Adelegan (2003).

Khi xem xét các nghiên cứu đƣợc thực hiện ở các nƣớc phát triển hay đang phát triển, thời điểm nghiên cứu gần đây hay cách đây nửa thế kỉ, ta có thể thấy rõ, chính sách cổ tức ở hiện tại chịu tác động rất lớn bởi chính sách cổ tức trong quá khứ và thu nhập của doanh nghiệp. Nhƣ vậy, khi các doanh nghiệp xây dựng chính sách cổ tức nên chú trọng đến hai nhân tố này. Sự lên xuống thật thƣờng của cổ tức ảnh hƣởng rất lớn đến tâm lý của nhà đầu tƣ, do đó có thể gây ra bất lợi cho doanh nghiệp trong quá trình huy động vốn trên thị trƣờng chứng khoán. Duy trì một chính sách cổ tức ổn định chính là điều mà các doanh nghiệp nên hƣớng tới.

Kết quả của nghiên cứu này có khá nhiều điểm tƣơng đồng với một số nghiên cứu đƣợc thực hiện ở các nƣớc đang phát triển, có nền kinh tế mới nổi. Trong đó phải kể đến việc lý thuyết tín hiệu chi phối rất lớn đến chính sách cổ tức. Ở các nƣớc có thị trƣờng chứng khoán còn non trẻ, sự bất đối xứng thông tin và mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết chƣa cao, cộng với năng lực phân tích thị trƣờng của một bộ phận nhà đầu tƣ còn yếu kém đã làm cho những thông tin hàm chứa trong chính sách cổ tức trở nên quan trọng hơn đối với quyết định mua bán chứng khoán của nhà đầu tƣ, điều này thể hiện rất rõ ở thị trƣờng Việt Nam. Nắm bắt đặc điểm này, các doanh nghiệp thay vì đƣa ra những “hứa hẹn” phát triển trong tƣơng lai đã ngay lập tức cho nhà đầu tƣ nhìn thấy những lợi ích ở hiện tại.

Qua việc xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố và chính sách cổ tức ở trên, ta có thể thấy, các doanh nghiệp Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề phát tín hiệu của chính sách cổ tức và lợi ích hiện tại của cổ đông đƣợc xem trọng hơn sự phát triển trong tƣơng lai của công ty. Điều này đƣợc thể hiện rõ ở hai nhân tố là đòn bẩy nợ và tốc độ tăng trƣởng doanh thu. Về lâu dài, việc xây dựng chính sách cổ tức nhƣ vậy rất mạo hiểm, có thể làm cho công ty phải đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn trong tƣơng lai. Phần tiếp theo của đề tài sẽ phân tích kĩ hơn vấn đề này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu các nhân tố tác động đến chính sách cổ tưc của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (full) (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)