Chính sách xúc tiến hỗn hợp

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược MARKETING của CÔNG TY cổ PHẦN sữa VIỆT NAM VINAMILK (Trang 28 - 33)

4.1 Quảng cáo

Hiểu được tầm quan trọng của Quảng cáo trong chiến lược xúc tiến của mình, Vinamilk luôn chú trọng, đề cao, sáng tạo không ngừng và đã đạt được những thành công không nhỏ trong việc nâng cao doanh thu bán hàng của mình.

 Về yêu cầu quảng cáo: Vinamilk đã đáp ứng đầy đủ những yêu cầu khắt khe mà một thông điệp quảng cáo cần đạt được.

Trước đây, dư luận lên án khá gay gắt về việc nhiều doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm sữa bột hoàn nguyên nhưng lại ghi nhãn là sữa tươi để đánh lừa người tiêu dùng. Trước những thông tin đó người tiêu dùng cảm thấy hoang mang và nghi ngờ chất lượng sữa của các công ty như Vinamilk, Dutch Lady… Vì vậy công ty Vinamilk đã tiên phong trong việc tác động đến nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm sữa của

công ty mình bằng đoạn quảng cáo Sữa Tươi 100% Nguyên Chất. Bằng những hình ảnh dễ thương của những chú bò sữa, giai điệu vui nhộn của bài hát đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức của người tiêu dùng về mặt thông tin là sữa tươi của Vinamilk được làm từ sữa bò tươi 100% nguyên chất.

• Chiến lược nhân cách hóa hình ảnh những chú bò sữa khỏe mạnh, vui nhộn, năng động. Hình ảnh những cánh đồng cỏ xanh rì, bát ngát, đầy nắng… gắn liền với hình ảnh những chú bò vui vẻ nhảy múa, hát ca, thể hiện sự gần gũi với thiên nhiên. Đây là một hình ảnh đầy cảm xúc có tác dụng gắn kết tình cảm của người tiêu dùng với thương hiệu Vinamilk.

=> Chiến dịch quảng cáo được nhân rộng trên khắp các phương tiện truyền thông đại chúng với hình ảnh đồng nhất: những chứ bò đáng yêu trên nền thiên nhiền tươi đẹp, đầy sức sống.

• Chiến lược quảng cáo, tiếp thị, tạo ấn tượng mạnh với người tiêu dùng trong nước. Người Việt Nam có một truyền thống rất đáng quý đó là thương người như thể thương thân. Tấm lòng yêu thương con người bao đời nay vẫn luôn được đề cao. Vinamilk có quảng cáo rất ý nghĩa như quảng cáo sử dụng bài hát của Trịnh Công Sơn với sự thể hiện của Lê Cát Trọng Lý khá lạ “sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em có biết không, để gió cuốn đi, để gió cuốn đi” và gió cuốn những quả bong bóng mang những hộp sữa Vinamilk đến cho trẻ em nghèo, kết thúc phim là những nụ cười thật dễ thương

 Phim không thiên về mục tiêu giới thiệu chức năng sản phẩm mà mang tính quảng bá cho nhãn vì khán giả đã “biết đến” “hiểu rõ” “tin chắc” về các sản phẩm Vinamilk, phim chỉ thực hiện mục tiêu cuối cùng là “hành động”. Phim đã khéo léo dung hòa giữa tình cảm và lý trí: tình cảm giữa những người có tấm lòng sẻ chia – người cho, người nhận – và hành động lý trí … dùng tiền mua sữa Vinamilk.

Hay Vinamilk đã tung ra chiến dịch quảng cáo, marketing toàn diện cho sữa chua như một loại thức ăn thiết yếu cho sức khoẻ mọi đối tượng trong gia đình. Từ chỗ lo ngại suy giảm, sản phẩm sữa chua Vinamilk đã tăng đột biến, trở thành nhu cầu không thể cắt

bỏ. Kết quả đã chứng minh bằng hiệu quả kinh doanh - lợi nhuận sau thuế năm 2009 của Vinamilk tăng 80% so với năm 2008!

 Chiến dịch tiếp thị truyền thông đa phương tiện nhằm giúp người tiêu dùng hiểu rõ lợi ích “tươi, thuần khiết đến trực tiếp từ thiên nhiên”

 Về phương tiện quảng cáo: với mục đích đưa sản phẩm của mình tới đại bộ phận người tiêu dùng, Vinamilk sử dụng mọi hình thức quảng cáo như: truyền hình, phát thanh, báo chí, quảng cáo ngoài trời…

 Quảng cáo đã có những tác động rất tích cực đến việc xây dựng một hình ảnh đẹp, uy tín của thương hiệu Vinamilk trên thị trường, góp phần không nhỏ giúp tăng trưởng doanh số bán hàng của công ty trong những năm gần đây.

4.2 Quan hệ công chúng

Bên cạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, VINAMILK còn có nhiều đóng góp tích cực, mang lại lợi ích cho xã hội.

• Qũy Học bổng “Vinamilk - ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam” là chương trình thường niên, được Bộ Giáo dục & Đào tạo đánh giá cao vai trò của Vinamilk trong sự nghiệp xã hội hoá giáo dục suốt 8 năm qua. Đối tượng mà Quỹ hướng đến đó là học sinh tiểu học trên toàn quốc có thành tích xuất sắc trong học tập, học sinh nghèo vượt khó. Tính đến năm học 2010 – 2011, tổng số tiền Vinamilk tài trợ cho Quỹ học bổng đã lên đến gần 16 tỷ đồng.

• Quỹ sữa Vươn Cao Việt Nam thành lập từ năm 2008 hướng đến trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên khắp đất nước bằng hành động tưởng chừng như đơn giản nhưng lại hết sức thiết thực - trao tận tay các em những ly sữa bổ dưỡng nhằm góp phần giúp các em có được cơ hội phát triển toàn diện hơn về thể chất và trí tuệ để có một tương lai tươi sáng hơn.

• Vinamilk hiện đang phụng dưỡng 11 Mẹ Việt Nam anh hùng suốt đời tại 2 tỉnh Bến Tre & Quảng Nam.

• Quảng cáo cho chương trình “6 triệu lít sữa cho trẻ em nghèo”- đó thực sự là một thành công. Nhìn theo phía tích cực, những hoạt động liên tiếp của Vinamilk mang tính phúc lợi sâu sắc được NTD đón nhận rất nhiết tình. Quảng cáo “6 triệu lít sữa cho

trẻ em nghèo” là một quảng cáo thực sự thành công cả về âm thanh lẫn hình ảnh và hiện tại đang là một trong những quảng cáo được yêu thích nhất trên truyền hình.

Những hoạt động này góp phần tạo nên hình ảnh một thương hiệu Việt giàu tính nhân văn đồng thời còn là công cụ giúp khuếch trương tên tuổi của DN.

Với chiến lược tiếp cận khách hàng thường xuyên và thân thiện hơn, VINAMILK đang và sẽ có thêm nhiều chương trình hướng tới cộng đồng trong tương lai.

4.3 Hạn chế:

 Việc chú trọng quảng cáo cũng dẫn đến tình trạng làm chi phí bán hàng (chi phí quảng cáo) bị đội lên rất nhiều.

Từ năm 2008 đến 2010, chi phí quảng cáo liên tục tăng về số tuyệt đối tuy tỷ lệ chi phí quảng cáo trên doanh thu thuần của Vinamilk vẫn có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, năm 2011, chi phí quảng cáo của Vinamilk bất ngờ giảm xuống còn 400 tỷ đồng so với mức 485 tỷ đồng của năm trước đó. Thay vì đẩy mạnh quảng cáo, trong năm 2011, công ty đã tăng mạnh chi phí khuyến mãi và hỗ trợ nhà phân phối.

 Có những thời điểm, Vinamilk đã không khôn khéo trong các mối quan hệ với cộng đồng, gây tác động tiêu cực đến hình ảnh của công ty.

Đầu năm 2009, tại khu vực phía Bắc đã xảy ra vụ lùm xùm về việc thu mua sữa nguyên liệu của người nông dân của các công ty sữa. Giá sữa quá rẻ khiến người nông dân phải đổ sữa đi. Nhưng rất may, vụ việc này đã có kết thúc có hậu khi người nông dân và các công ty sữa cũng đã đạt được thoả thuận với nhau. Nhưng thông qua câu chuyện này, có lẽ sẽ có không ít người đặt câu hỏi về “tính từ thiện thực sự” trong các hoạt động từ thiện rầm rộ của Vinamilk. Mặc dù, đến bây giờ, xã hội, qua nhiều cuộc tranh cãi, cũng chấp nhận việc làm từ thiện kết hợp với PR.

Vinamilk có thể nghĩ rằng, việc mua sữa ế của người nông dân có lẽ sẽ không được giới truyền thông quan tâm. Nhưng ngay cả trong chuyện này, Vinamilk cũng thiếu khôn ngoan trong hành xử. Lẽ ra, họ nên tiếp tục tìm kiếm sự chia sẻ từ cộng đồng để đỡ bớt gánh nặng cho người nuôi bò sữa trong lúc khó khăn, thông qua một chương trình nào đó, như họ đã thành công trong chương trình “Một triệu ly sữa cho trẻ em nghèo”.

Ngoài khách hàng, nhà cung cấp và đối tác chiến lược, người tiêu dùng đã tham gia rất tích cực.

Rất may là Vinamilk đã đã kịp sửa sai bằng việc công ty đã đứng ra mua hết số lượng sữa mà các hộ chăn nuôi hiện chưa bán được. Nhưng bài học ứng xử này chắc sẽ còn có ích cho họ, cũng như nhiều doanh nghiệp khác, trong quá trình khẳng định thương hiệu đích thực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Hoạt động xúc tiến bán hàng của Vinamilk chưa được chú trọng nhiều. Cụ thể là hầu như Vinamilk chỉ mới quan tâm đến các đại lý phân phối của mình, ít có các hoạt động trưng bày, triển lãm; chưa có các hoạt động xúc tiến tại nơi bán hàng của nhân viên

 Vinamilk ít quan tâm đến Marketing trực tiếp, chủ yếu thông qua các kênh trung gian như các đại lý, siêu thị để phân phối sản phẩm của mình tới tay người tiêu dùng .

4.4 Giải pháp:

 Vinamilk nên chú trọng đến Marketing trực tiếp nhiều hơn như: quảng cáo ngoài trời, phát sữa tại các trường học, tổ chức các buổi triển lãm, hội chợ… để quảng bá sản phẩm của mình một cách rộng rãi và quy mô hơn nhằm tăng doanh số và khách hàng mục tiêu.

 Tăng cường tổ chức các hoạt động từ thiện nhưng mang ý nghĩa “từ thiện” hơn là PR cho thương hiệu của doanh nghiệp

III/ KẾT LUẬN

Có thể thấy rằng chiến lược Marketing của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk trong thời gian qua tỏ ra khá là hiệu quả. Điều đó được thể hiện qua lợi nhuận của công ty tăng liên tục qua các năm, trở thành công ty sản xuất và cung cấp các sản phẩm từ sữa hàng đầu Việt Nam. Điều quan trọng nhất là Vinamilk đã xây dựng được hình ảnh của mình trong tâm trí của người tiêu dùng, giá trị thương hiệu không những được công nhận ở thị trường trong nước mà còn cả ở thị trường nước ngoài. Tuy còn một số những hạn chế không thể tránh khỏi nhưng với tầm nhìn chiến lược, khả năng quản lý cùng tinh thần dám đổi mới của ban lãnh đạo, hy vọng rằng trong tương lai Vinamilk sẽ còn tiến xa hơn nữa trên con đường mình đã chọn.

The end

Danh sách nhóm 3 tham gia thảo luận:

1. Lưu Khánh Vân – nhóm trưởng 2. Kiều Anh

3. Thân Thị Hồng Nhung 4. Nguyễn Thu Hương

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược MARKETING của CÔNG TY cổ PHẦN sữa VIỆT NAM VINAMILK (Trang 28 - 33)