Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu khoa học Phát triển kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 29 - 31)

- Đối với Nhà trường

- Cần đưa môn học “Nghệ thuật giao tiếp, ứng xử” vào chương trình ngoại khoá môn tâm lý hoặc đưa vào chương trình học như một chuyên đề cho các khoa tuyên truyền và chính trị.

- Cần biên soạn lại giáo trình tâm lý học theo hướng có chương trình giành cho bài tập thực hành mang màu sắc của công tác tuyên truyền giáo dục chính trị của sinh viên khoa giáo dục chính trị.

- Cần có những tháng thi đua tập giảng hoặc xêmina trước lớp mà không cần giấy đọc. Sinh viên phải chủ động thay nhau điều khiển giờ thảo luận, xêmina thay vì giáo viên điều khiển tất cả. Giáo viên chỉ là người đến dự và chấm điểm.

- Ngoài phần thưởng là học bổng cho sinh viên tiên tiến ra cần tặng thêm cho sinh viên thẻ học kĩ năng giao tiếp của trung tâm Tâm Việt.

- Thành lập các câu lạc bộ giao tiếp của trường, của khoa và tổ tâm lý. Tăng cường các hoạt động ngoại khoá như: tham quan, du lịch da ngoại…. và mời các chuyên gia đến nói chuyện, tư vấn. Ví dụ như trung tâm Tâm Việt chuyên đào tạo về các kỹ năng giao tiếp.

- Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, thương yêu giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh đặc biệt, những bạn trầm tính. Tổ chức các hoạt động tập thể hấp dẫn như: hội thảo về phương pháp học tập, tìnhbạn, tình yêu, khiêu vũ, ca nhạc… để nâng cao nhu cầu giao tiếp cho sinh viên.

Cần phải tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao với nhiều môn thi đấu nhằm thu hút sự tham gia tích cực của sinh viên để họ có điều kiện mở rộng phạm vi giao tiếp. Đó là cơ hội tốt để cho sinh viên nâng cao nhu cầu giao tiếp và rèn luyện kĩ năng giao tiếp của mình.

Khi tổ chức hoạt động giao tiếp và rèn luyện khả năng giao tiếp cho sinh viên, cần phải chú ý đến sắc thái riêng về đặc điểm giao tiếp của từng sinh viên. Như vậy nhằm mang lại hiệu quả cao trong giao tiếp và góp phần rèn luyện năng lực nghề nghiệp cho sinh viên.

- Đối với bản thân mỗi bạn sinh viên

Mỗi sinh viên cần phải ý thức được rằng rèn luyện kĩ năng giao tiếp là điều cần thiết và không thể thiếu được để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của nghề. Với tinh thần đó, bản thân sinh viên phải chủ động tích cực, tự giác tham gia vào các hoạt động tập thể như hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, đặc biệt là hoạt động rèn luyện nghề nghiệp. Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khoá để xoá bỏ hiện tượng lẻ loi trong tập thể của một số cá nhân có lối sống cô độc. Từ đó tạo nên một tập thể lớp đoàn thể, giúp mỗi cá nhân điều kiện thuận lợi để phấn đấu phát triển nhân cách của mình một cách toàn diện.

KẾT LUẬN

Giao tiếp là một hoạt động cơ bản, một nhu cầu không thể thiếu của con người. Để tồn tại và phát triển, hàng ngày, hàng giờ, con người luôn thực hiện việc giao tiếp; mỗi con người đều phải giao tiếp với cộng đồng, với thế giới xung quanh để hoàn thành chức trách của mình.

Khi bước vào môi trường đại học, có nghĩa là sinh viên đã bước vào một môi trường mới, khác nhiều với các môi trường giao tiếp khác. Ở môi trường đại học sinh viên đã là những người trưởng thành chứ không còn như khi ở phổ thông. Đặc biệt ở môi trường đại học, sinh viên được nhìn nhận là những con người có học vấn, có nhận thức, và có trình độ văn hóa cao; đối tượng quan hệ giao tiếp thường xuyên, chủ yếu của sinh viên là những người có tri thức: thầy cô, bạn bè sinh viên,v.v.Vì thế đòi hỏi sinh viên phải có những kĩ năng giao tiếp cơ bản, thiết yếu nhằm biết cách xây dựng được các mối quan hệ nơi trường lớp và trong cuộc sống, tạo nên một bầu không khí thật sự tốt đẹp văn minh, lịch sự.

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu khoa học Phát triển kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w