Thời gian sinh trưởng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn giống của 10 dòng lúa tẻ gieo cấy tại xuân hòa phúc yên vĩnh phúc (Trang 54 - 59)

Thời gian sinh trưởng của cây lúa là thời gian từ khi gieo mạ đến khi 85% hạt chín. Thời gian sinh trưởng liên quan đến tuổi thọ của bộ lá, khả năng làm hạt. Vì vậy, sự khác khau cơ bản giữa các giống về thời gian sinh trưởng chủ yếu là thời gian sinh trưởng sinh dưỡng, các giống chín sớm đều có khả năng sinh trưởng sinh dưỡng ngắn. Thời gian sinh trưởng phụ thuộc vào từng giống và phản ứng của giống với biến đổi của từng thời kỳ chiếu sáng, nhiệt độ. Trong đó chu kì ánh sáng có vai trò chủ yếu.

Hiện nay, các nhà chọn tạo giống có xu hướng chọn tạo các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn nhưng có năng suất cao và chất lượng gạo tốt nhằm mục đích luân canh tăng vụ.

Kết quả về thời gian sinh trưởng của các dòng khảo sát thể hiện ở bảng 3.15, biểu đồ 3.14 như sau:

Bảng 3.15: Thời gian sinh trưởng của 10 dòng lúa tẻ vụ mùa 2014

STT Dòng Thời gian sinh trưởng

1 C1 134 2 C2 131 3 C3 129 4 C4 133 5 C5 128 6 C6 127 7 C7 130 8 C8 134 9 C9 136 10 C10 128 11 C11 (ĐC) 130

Biểu đồ 3.14: Thời gian sinh trưởng của 10 dòng lúa tẻ vụ mùa 2014

Dẫn liệu bảng 3.15 và biểu đồ 3.14 cho thấy, thời gian sinh trưởng của các dòng lúa khảo sát dao động từ 127 ngày (dòng C6) đến 136 ngày (dòng C9). Các dòng: C1, C2, C4, C7, C8, C9, C11 (ĐC) có thời gian sinh trưởng >130 ngày.

Thời gian sinh trưởng của từng dòng có thể được sắp xếp như sau: C6 < C5 = C10 < C3 < C7 = C11 (ĐC) < C2 < C4 < C8 = C1 < C9. 134 131 129 133 128 127 130 134 136 128 130 122 124 126 128 130 132 134 136 138 C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 C10 C11 (ĐC) Thời gian sinh trưởng (ngày)

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

 Về đặc điểm nông sinh học:

Khả năng đẻ nhánh: đạt từ 6,9 ± 1,3 nhánh/khóm (dòng C5) đến 8,7 ± 1,8 nhánh/khóm (C7), tính trạng này tương đối ổn định. Chiều cao cây: từ 89,2 ± 1,1 cm (dòng C2) – 129,0 ± 1,02 cm (dòng C5). Số lá trên cây: 14,2 ± 0,09 lá (dòng C2) – 15,2 ± 0,08 lá (dòng C5), tính trạng này tương đối ổn định.

Chiều dài lá đòng từ 21,8 ± 0,6 cm (dòng C2) đến 38,8 ± 1,1 cm (dòng C4), tương đối ổn định. Chiều rộng lá đòng từ 1,6 ± 0,03 cm (dòng C2) đến 1,9 ± 0,08 cm (dòng C4), ở mức trung bình.

Chiều dài lá công năng 30,5 ± 0,9 cm (dòng C2) đến 41,9 ± 1,3 cm (dòng C4), tương đối ổn định. Chiều rộng lá công năng 1,4 ± 0,02 cm (dòng C10) đến 1,9 ± 0,03 cm (dòng C3), tương đối ổn định.

Chiều dài bông lúa 23,9 ± 0,6 cm (dòng C2) – 30,1 ± 0,4 cm (dòng C6), tương đối ổn định.

 Yếu tố cấu thành năng suất:

Số bông trên khóm từ 3,9 ± 0,4 bông (dòng C2) đến 4,5 ± 0,5 bông (dòng C3), tính trạng này tương đối ổn định.

Số hạt trên bông: ở mức cao từ 171,4 ± 9,0 hạt (dòng ĐC) đến 201,8 ± 11,6 hạt (dòng C3). Số hạt chắc trên bông: đạt từ 146,7 ± 5,9 hạt (dòng C1) đến 182,9 ± 10,7 (dòng C3), tính trạng này còn biến động cao ở một số dòng.

Khối lượng 1000 hạt ở mức 24,5g (dòng C1) – 27,3g (dòng C7). Năng suất hạt cao đạt từ 618,24 g/m2 (dòng C1) – 765,18 g/m2 (dòng C3).Thời gian sinh trưởng từ 127 ngày (dòng C6) đến 136 ngày (dòng C9).

2. Đề nghị

Qua khảo sát chúng tôi đã chọn lọc được 2 dòng có các đặc điểm ưu tú là dòng C3 và C6. Đây là 2 dòng có các đặc điểm nông sinh học cũng như giá trị chọn giống tốt hơn, tuy không hội tụ đầy đủ các yếu tố vượt trội nhưng xét về mặt tổng thể thì đây là 2 dòng có triển vọng trong số 10 dòng lúa tẻ khảo sát ở vụ mùa 2014.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 – Bùi Huy Đáp (1985), Văn minh lúa nước và nghề trồng lúa Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

2 – Nguyễn Ngọc Đệ (1994), Giáo trình cây lúa, NXB Đại học Quốc gia TP HCM.

3 – Nguyễn Văn Hoan (2005), Kĩ thuật canh tác lúa, NXB Giáo dục – Hà Nội.

4 – Vũ Tuyên Hoàng, Luyện Hữu Chi, Trần Thị Nhàn (1988), Chọn giống cây lương thực, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

5 – Nguyễn Văn Hiển, Trần Thị Nhàn (1982), Giống lúa miền Bắc Việt Nam, NXB Nông nghiệp.

6 – Nguyễn Thị Mong (2005), Nghiên cứu đặc điểm và bản chất di truyền của một số đột biến phát sinh từ một số giống lúa tẻ đặc sản Nam Bộ. Luận án tiến sĩ Sinh học trường Đại học Sư phạm.

7 – Trần Duy Quý (2000), Cơ sở di truyền và kĩ thuật gây tạo sản xuất giống lúa lai, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

8 – Đào Xuân Tân (1994), Sự phát sinh di truyền 1 số đột biến trên lúa nếp do xử lý tia gamma Co60 trên hạt nảy mầm, Luận án phó Tiến sĩ khoa học sinh học.

9 – Đào Thế Tuấn (1970), Sinh lý ruộng lúa năng suất cao, NXB Khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp, Hà Nội.

10 – Yoshida (1979), Những kiến thức cơ bản của khoa học trồng lúa (bản dịch), NXB Nông nghiệp Hà Nội.

11 – Bộ NN & PTNT (2005), Quy phạm khảo nghiệm giống lúa.

12 – Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI), 1996. Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây lúa. Manila, Philippines.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn giống của 10 dòng lúa tẻ gieo cấy tại xuân hòa phúc yên vĩnh phúc (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)