Chiều cao cây là một chỉ tiêu cơ bản trong nghiên cứu cây lúa nhằm đánh giá khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh.
Theo IRRI (1996) [12], chiều cao cây lúa được chia làm 3 loại chính: + Bán lùn: Vùng trũng < 110 cm, vùng cao < 90 cm.
+ Trung bình: Vùng trũng 110 – 130 cm, vùng cao 90 – 125 cm. + Cao: Vùng trũng > 130 cm, vùng cao > 125 cm.
Theo Yoshida (1979), hướng chọn tạo mới của các nhà chọn giống trên thế giới là giống lúa thấp cây, ngắn ngày. Các giống lúa thấp cây sẽ có chiều hướng đẻ nhánh nhiều hơn, thân cây cứng, khả năng chống đổ tốt [10].
Thực tế cho thấy, các cây cao hơn 150 cm rất dễ bị lốp đổ, ảnh hưởng đến năng suất trong khi đó cây thấp hơn 90 cm lại bị hạn chế về chiều dài bông lúa gây khó khăn cho việc nâng cao năng suất. Do đó, dạng bán lùn 90 – 110 cm và dạng trung bình có khả năng chống đổ tốt, thường có khả năng chịu thâm canh cao hơn vì thế cho năng suất cao hơn.
chiều cao cây của 10 dòng lúa tẻ vụ mùa 2014 thể hiện ở bảng 3.2, biểu đồ 3.2 như sau:
Bảng 3.2: Chiều cao cây của 10 dòng lúa tẻ vụ mùa 2014
STT Dòng Chiều cao cây
X ± m CV% 1 C1 125,6 ± 0,8 13,4 2 C2 89,2 ± 1,1 16,5 3 C3 114,8 ± 0,8 13,6 4 C4 126,0 ± 0,7 12,9 5 C5 129,0 ± 1,02 14,3 6 C6 114,9 ± 0,7 13,0 7 C7 124,3 ± 0,9 14,1 8 C8 114,8 ± 1,0 14,6 9 C9 127,0 ± 1,0 14,1 10 C10 115,5 ± 0,8 13,9 11 C11 (ĐC) 119,5 ± 0,8 13,5
Biểu đồ 3.2: Chiều cao cây của 10 dòng lúa tẻ vụ mùa 2014
125.6 89.2 114.8 126 129 114.9 124.3 114.8 127 115.5 119.5 0 20 40 60 80 100 120 140 C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 C10 C11 (ĐC)
Kết quả ở bảng 3.2, biểu đồ 3.2 cho thấy các dòng lúa khảo sát có chiều cao từ 89,2 ± 1,1 cm đến 129,0 ± 1,02 cm. Theo IRRI (1996) [12], thì các dòng này được phân thành 2 nhóm:
+ Nhóm bán lùn: có chiều cao cây (< 110 cm) có dòng C2
+ Nhóm có chiều cao trung bình (110 – 130 cm) gồm các dòng còn lại. Hầu hết các dòng thuộc nhóm lúa bán lùn và trung bình. Nhóm lúa này sẽ là nguồn vật liệu tốt cho việc chọn tạo giống lúa chất lượng. Tuy nhiên, dòng C2 chiều cao cây thấp (89,2 ± 1,1 cm), dòng này thuộc nhóm lúa bán lùn, nhưng chiều cao cây < 90 cm, sẽ làm hạn chế chiều dài bông ảnh hưởng tới năng suất lúa.
Thứ tự chiều cao ở các dòng được sắp xếp như sau:
C2 < C3 = C8 < C6 < C10 < C11 (ĐC) < C7 < C1 < C4 < C9 < C5. Hệ số biến động CV% về tính trạng chiều cao cây của các dòng dao động từ 12,9% đến 16,5%. Trong đó dòng có hệ số biến động cao nhất là dòng C2 (CV% = 16,5%), dòng có hệ số biến động thấp nhất là dòng C4 (CV% = 12,9%).
Các dòng trên có hệ số biến động CV% ở mức trung bình. Chứng tỏ, kiểu gen quy định tính trạng chiều cao cây khá ổn định.